-->

Cổng làng Trung Nha: Tích xưa một thủa hào hùng

(LĐTĐ) Từng được coi là một trong những cổng làng hiếm hoi nhất ở Hà Nội còn giữ nguyên vẹn dấu ấn của cổng làng xưa, với bề dày số tuổi hơn cả 1.000 năm và chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử. Thế nhưng, cổng làng Trung Nha (phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội) nay chỉ còn lại trong ký ức…
cong lang trung nha tich xua mot thua hao hung Độc đáo cổng làng Bưởi
cong lang trung nha tich xua mot thua hao hung Cổng làng Yên Thái, in đậm dấu xưa

Khi biết chúng tôi đang tìm hiểu về lịch sử, thăng trầm của những chiếc cổng làng ở giữa thủ đô Hà Nội trong đó có cổng làng Trung Nha, nhiều người dân ở phường Nghĩa Đô đều lắc đầu tiếc nuối. Họ tiếc bởi chiếc cổng làng Trung Nha, một cổng làng hiếm hoi ở Hà Nội còn giữ nguyên vẹn dấu ấn của cổng làng xưa.

cong lang trung nha tich xua mot thua hao hung
Cổng làng Trung Nha hiện đã được xây ở vị trí mới nhường cho tuyến đường huyết mạch nối với cầu Nhật Tân (ảnh Đ.Đ)

Với một cái cổng bề thế tựa như tam quan của chùa, có nóc mái và một cây đa cổ thục mọc ngay cạnh cổng, tán lá bao phủ cả một vùng…Xưa kia, mỗi khi nhìn cổng làng Trung Nha, người ta lại thấy gợi lên hình ảnh một làng quê êm đềm, gần gũi đến lạ kỳ…giờ đây, chiếc cổng ấy đành “khoác” lên mình “chiếc áo mới” và nhường cho con đường nối đến cây cầu Nhật Tân, cây cầu huyết mạch giao thông nối Hà Nội với thế giới.

“Khi mở đường giao thông nối với cầu Nhật Tân, chiếc cổng làng đã được lên kế hoạch di rời, hoặc đập đi xây lại theo nguyên mẫu. Khi đó, mặc dù người dân ở đây phản đối quyết liệt, nhưng cuối cùng chiếc cổng làng cũng không thể giữ nổi. Giờ đây, một chiếc cổng mới được mọc lên nằm chắn giữa gốc đa và được xây dựng theo nguyên mẫu cũ, thế nhưng, phần hồn của chiếc cổng thì đã mất. Trước khi người ta đập bỏ chiếc cổng làng, tôi đã phải thuê người đến chụp lại từng góc cổng làng, để có thể lưu giữ hình ảnh chiếc cổng làng cho con cháu đời sau”, anh Trung, một người dân làng Nghĩa Đỗ chia sẻ.

Nói đến lịch sử của chiếc cổng làng Trung Nha, hầu hết các cụ cao niên trong làng Trung Nha đều không ai có con số chính xác năm ra đời của cổng. Thế nhưng các cụ đều bảo rằng, khi còn “Nằm ngửa trong vòng tay của mẹ thì đã thấy cây đa cổ thụ lắm rồi, cổng làng cũng đã rêu phong. Cách đây hàng nghìn năm khu này trên bến dưới thuyền, đông đúc và nhộn nhịp lắm”…

Cụ Tư, một người dân ở làng Trung Nha cũng cho biết, mẹ nhà văn Tô Hoài trước đây cũng là người làng Trung Nha. Trước khi mất nhà văn có trăng trối lại rằng, đến khi ông mất đi phải cho ông đi qua cổng làng, cây đa và khu bãi đất là nơi thai nghén lên tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký và bãi đất rộng cách cổng làng vài trăm mét năm nào, chính là nơi ngày xưa những thiếu niên, con trẻ của làng đều đổ dế mèn ở bãi đất rộng ấy và tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký cũng được lấy bối cảnh chính ở cổng làng Trung Nha.

Nói về lịch sử cổng làng Trung Nha, các cụ cao niên trong làng cho biết, đã có những tài liệu cho rằng, cổng làng này chính là nơi tu luyện của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Đây cũng chính là nơi đầu tiên của thành Thăng Long xưa đã đón Lý Công Uẩn dời đô từ Thăng Long về Hà Nội. Khi đó, Lý Thái Tổ đi lên thành Thăng Long bằng đường sông, từ sông Hoàng Long di chuyển lên sông Hồng rồi qua sông Thiên Phù (là đường Lạc Long Quân ngày nay) mới vào kinh thành. Do đó, chính dân chúng Trung Nha ngày xưa là những người Thăng Long đầu tiên tổ chức đón Lý Công Uẩn…

Không chỉ vậy, theo người dân làng Trung Nha, cổng làng cũng là nơi chứng kiến tướng quân Trần Công Tích thi tuyển người tài bằng hội thi Thổi cơm. Khi giặc Tống sang, nhà Trần cử tướng quân nghênh chiến, ngang qua khu đất rộng ở làng Trung Nha liền dừng lại để tổ chức thổi cơm thi, tuyển người tài. Trong tiếng trống đánh trận thình thịch, những người tham gia vừa rước mía, vừa thổi cơm, ai hoàn thành sớm nhất thì được tuyển.

Hội thi năm ấy, hai chị em bà Lê Hồng Lương, Lê Quế Lương thắng, được chọn là vợ Trần Công Tích, cùng theo ông ra trận đánh thắng giặc Tống. Trên đường quay trở về, đến đúng cây đa và cổng làng Trung Nha thì Trần Công Tích hóa về trời, từ đó địa điểm này được chọn để thờ phụng Trần Công Tích, được phong là thành hoàng làng.

Hiện nay, ngay trước cổng làng vẫn có một tấm bia, được gọi là bia Hạ Mã. Chuyện kể lại rằng, trước đây, ông Lý Tố đỗ quan, về qua cổng làng nhưng vẫn ngồi trên lưng ngựa vì cho rằng mình là quan, không cần xuống ngựa. 3 ngày sau Lý Tố hộc máu tươi mà chết. Nhà Vua thấy cổng làng thiêng quá nên làm bia hạ mã đặt trước cổng làng để bất cứ ai đi ngang qua cổng làng, cây đa đều phải xuống ngựa, người nào đội mũ thì phải ngả mũ xuống để tỏ sự tôn trọng…

Câu chuyện về lịch sử gắn liền với dấu tích của cổng làng Trung Nha có lẽ sẽ còn mãi, thế nhưng, chiếc cổng làng xưa cũ năm nào, giờ đã được thay thế bằng một chiếc cổng mới. Mặc dù người dân làng Trung Nha đã làm hết sức với mong muốn giữ gìn di tích, thế nhưng chiếc cổng vẫn bị phá đi để rồi phục dựng lại ngay bên cạnh để nhường đường cho con đường huyết mạch của Thủ đô.

Vẫn biết, để có được con đường huyết mạch chúng ta phải chấp nhận hi sinh nhiều thứ, trong đó có cả câu chuyện liên quan đến cổng làng Trung Nha. Thế nhưng thiết nghĩ, làm lại một cái cổng không hề khó, nhưng để thổi vào chiếc cổng ấy hồn cốt của làng, những phong ba bão táp mà chiếc cổng làng đã chứng kiến cũng như những dấu ấn lịch sử hào hùng đã ghi đậm nơi cổng làng, thì chắc hẳn có bỏ ra cả trăm bạc tỷ cũng không thể phục dựng lại được.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng tiền từ thị trường.

Tin khác

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

(LĐTĐ) Sau khi rà soát, đánh giá, xem xét các yếu tố và tình hình thực tế, Ban Tổ chức quyết định dừng phần trình diễn ánh sáng bằng thiết bị bay không người lái (drone) để đảm bảo sự thành công của chương trình.
Chuyện của những dòng sông

Chuyện của những dòng sông

(LĐTĐ) Thiên nhiên đã ban tặng cho dải đất thân thương nước Việt biết bao dòng sông đẹp. Từ nước bạn chảy vào đất Mẹ, sông luồn qua khe núi, vạt rừng để lại đổ về đồng bằng, nuôi dưỡng các cánh đồng trước khi ra biển lớn. Nơi Hà thành phồn hoa cũng vậy. Những dòng sông chảy mãi, bồi lắng nên làng quê trù phú. Lạ hơn cả, năm nào bên sông mùa xuân cũng về sớm.
Từ cao nguyên nhớ về Hà Nội

Từ cao nguyên nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Khi những tờ lịch trên tường đã gỡ mỏng dần, thời gian ngày càng tiến về những ngày cuối năm lại khiến những người Hà Nội tình nguyện đến vùng đất cao nguyên Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) xây dựng vùng kinh tế mới cảm thấy nao lòng, nhớ về những cái Tết kỷ niệm xa xưa ở quê hương.
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 16/1, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu đại diện cán bộ Công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
Xem thêm
Phiên bản di động