-->

Cống hiến để tuổi trẻ ngành y không trôi qua vô ích

(LĐTĐ) “Với tôi, tuổi trẻ, nhất là tuổi trẻ ngành y là sống cống hiến. Cống hiến vì chính bản thân mình và cống hiến vì cộng đồng, bởi lẽ mọi cống hiến đều là trải nghiệm của bản thân mình sau này. Khi tham gia Nam tiến chống dịch, tôi lên đường trong tâm thế rất tự hào, bởi mình làm được việc thực sự có ích cho xã hội, dù biết trước “chiến trường” miền Nam sẽ khốc liệt và rất vất vả. Nhưng trên tất cả tôi biết nơi ấy, người dân, người bệnh đang rất cần mình…”, bác sĩ Đỗ Doãn Bách chia sẻ.
Tuổi trẻ huyện Thanh Trì với khát vọng lên đường bảo vệ Tổ quốc Xây dựng hình ảnh thanh niên Hà Nội mang phẩm chất có tầm thời đại Quận Hoàn Kiếm tặng quà hộ cận nghèo, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Đồng hành, hỗ trợ bệnh nhân trên mọi "mặt trận"

Gương mặt cùng nụ cười thân thiện và chất giọng ấm áp của chàng trai Hà Nội là những ấn tượng đầu tiên mà bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được khi gặp bác sĩ Đỗ Doãn Bách, Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai. 5 năm làm việc tại Viện Tim Mạch, bác sĩ Bách luôn được đồng nghiệp yêu quý, lãnh đạo tin tưởng bởi anh luôn cố gắng và nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao phó.

Cống hiến để tuổi trẻ ngành Y không trôi qua vô ích
Bác sĩ Đỗ Doãn Bách thăm, khám cho bệnh nhân.

Tháng 7/2021, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, bác sĩ Bách đã tham gia vào các hoạt động tình nguyện nhằm hỗ trợ các bệnh nhân mắc Covid-19 trên mọi “mặt trận”. Ngay khi Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nhiệm vụ thành lập Trung tâm hồi sức tại thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ Bách đã xung phong vào Nam chống dịch trực tiếp với vai trò là bác sĩ điều trị cho các bệnh nhân nặng thuộc tầng 5 (trong tháp điều trị 5 tầng của Thành phố). Bên cạnh công việc chống dịch trực tiếp, anh cũng là một trong những thành viên sáng lập và vận hành Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành do Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam khởi xướng, nhằm hỗ trợ, đồng hành giúp đỡ F0 từ xa với sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ.

Chia sẻ về tính cấp thiết của Mạng lưới khi đó, bác sĩ Bách cho biết: Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và khó lường nhất là tại “tâm dịch” thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh phía Nam. Trước tình hình đó, Bộ Y tế, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam cùng Tổ Thông tin Đáp ứng nhanh của Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 Quốc gia đã quyết liệt tìm ra phương án nhằm giảm tải gánh nặng cho y tế địa phương.

“Người dân, khi nhiễm Covid-19 dễ rơi vào trạng thái hoảng loạn, lo sợ… vì quá nhiều ca tử vong. Họ cố gắng để có thể liên lạc được với y tế cũng như làm sao để vào bệnh viện điều trị càng nhanh càng tốt. Bởi vậy gây nên tình trạng quá tải trong bệnh viện, khiến cho những bệnh nhân nặng không còn giường để điều trị kịp thời”, bác sĩ Bách lý giải.

Bởi vậy, mục tiêu của Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành là tiếp cận sớm với người bệnh Covid-19, sàng lọc, tư vấn y tế và chăm sóc sức khỏe bệnh nhân cả thể chất và tinh thần. Đồng thời, phối hợp với y tế địa phương để hỗ trợ nhập viện cấp cứu với các bệnh nhân nặng. Từ đó, Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành ra đời, trở thành “cánh tay nối dài” cho y tế địa phương. Ngay từ khi đi vào hoạt động, Mạng lưới đã mang lại những hiệu quả thiết thực, hỗ trợ chia sẻ giúp đỡ được nhiều bệnh nhân từ xa, trong bối cảnh dịch bệnh căng thẳng, hạn chế đi lại.

Tại Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành, các bác sĩ và tình nguyện viên y tế được cung cấp công cụ và nhận thông tin bệnh nhân từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật các địa phương thông qua hệ thống công nghệ. Từ đó, họ gọi điện trực tiếp, phân loại, hướng dẫn và trấn an bệnh nhân, hạn chế các trường hợp tử vong do không được tiếp cận y tế kịp thời. “Trong quá trình hướng dẫn cho bệnh nhân, các bác sĩ và tình nguyện viên y tế sẽ phân loại nặng, nhẹ cho bệnh nhân… Với những trường hợp bệnh nhân trở nặng, các bác sĩ cũng sẽ điều phối, liên hệ y tế địa phương giúp bệnh nhân sớm được chuyển tới bệnh viện điều trị”- bác sĩ Bách cho biết.

Cống hiến để tuổi trẻ ngành Y không trôi qua vô ích
Bác sĩ Bách là một trong những bác sĩ tình nguyện tham gia hỗ trợ chống dịch tại Bệnh viện dã chiến 16 trong năm 2021.

Trước sứ mệnh cấp thiết đó, Mạng lưới chỉ mất 10 ngày xây dựng và đưa hệ thống đi vào hoạt động. Trong giai đoạn một (1/8/2021 – 10/10/2021), Thầy thuốc Đồng hành đã thực hiện hơn 1 triệu cuộc gọi thành công, 3 triệu phút gọi và hỗ trợ 373,096 bệnh nhân Covid-19, chiếm 42% số bệnh nhân cả nước... Riêng Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành tại Bình Dương do bác sĩ Bách trực tiếp vận hành đã hỗ trợ khoảng 90.000 bệnh nhân và gọi 200.000 cuộc thành công với 450.000 phút đàm thoại.

“Phát hiện ra mình đói lúc nào thì ăn lúc đó”

Thời điểm đó, khi trực tiếp điều trị các bệnh nhân nặng tại Bệnh viện dã chiến 16 và vận hành Thầy thuốc Đồng hành hỗ trợ các F0 từ xa, khối lượng và áp lực công việc hàng ngày của bác sĩ Bách tương đối lớn. Theo lời vị bác sĩ trẻ, khi anh tham gia vận hành Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành tại Bình Dương hay Hồ Chí Minh, nhiệm vụ chính là hỗ trợ các bác sĩ quản lý với chuyên môn về tim mạch hoặc chuyên môn hồi sức Covid-19; hướng dẫn cho mọi người làm sao để tư vấn cho người bệnh từ xa. Đồng thời, bác sĩ Bách kiêm cả đồng hành hỗ trợ bệnh khi họ gọi tới.

Trong quá trình tham gia Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành có nhiều ca bệnh, dù đã cố gắng hết sức nhưng kết quả không được như ý muốn. Có ca bệnh khiến bác sĩ Bách vẫn trăn trở mãi. Đó là trường hợp gia đình chỉ có hai mẹ con nhưng đều là F0. Khi cả hai mẹ con cùng sốt và người mẹ trở nặng không có người giúp đỡ, thì chính bác sĩ phải huy động thêm người đến hỗ trợ. Và khi người mẹ chuyển bệnh nguy kịch, y tế địa phương không giải quyết được, bác sĩ Bách đã cố gắng hỗ trợ đưa người bệnh vào Bệnh viện dã chiến 16 để điều trị.

“Thời điểm đó, tôi cũng cảm thấy quyết định đó liều, bởi giường trong Bệnh viện dã chiến 16 đã kín hết. Bản thân tôi cũng không dám chắc hôm đó có ca nào ra viện, để nhường giường cho bệnh nhân này không. Nhưng may mắn, đến phút cuối vẫn sắp xếp được giường và đưa bệnh nhân vào viện. Tôi đã trực tiếp đặt ống nội khí quản, điều trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên, cuộc chiến khốc liệt, mặc dù đã rất cố gắng, nỗ lực cứu chữa nhưng bệnh nhân trở nặng nhanh và không qua khỏi. Điều đó khiến tôi và các đồng nghiệp rất tiếc nuối”, bác sĩ Bách nghẹn giọng nhớ lại.

Điều khiến bác sĩ Bách trăn trở không chỉ là không cứu được bệnh nhân dù đã cố gắng hết sức, mà sau đó sẽ thêm một đứa trẻ trở thành mồ côi. Bởi vậy, sau khi bệnh nhân mất, nhiều lần liên lạc lại với gia đình bệnh nhân, chỉ khi biết được thông tin em bé đã được họ hàng cưu mang bác sĩ Bách mới cảm thấy an tâm hơn.

Cống hiến để tuổi trẻ ngành Y không trôi qua vô ích
Bác sĩ trẻ Đỗ Doãn Bách (áo trắng) luôn nhiệt huyết với các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng.

Bệnh nhân đông, sức người có hạn, bởi vậy những ngày tham gia chống dịch tại thành phố Hồ Chí Minh là quãng thời gian bác sĩ Bách không bao giờ quên. "Có những lúc stress, mệt mỏi nhưng tôi phải tự tạo động lực cho bản thân và cố gắng sắp xếp công việc sao cho khoa học, hợp lý nhất để vừa đảm bảo công tác chuyên môn, vừa hỗ trợ được Mạng lưới mà vẫn đảm bảo sức khỏe để làm việc” - bác sĩ Bách bộc bạch.

Trong Bệnh viện dã chiến 16, bác sĩ Bách làm việc luân phiên theo ca, mỗi ca 8 tiếng. Thời gian còn lại bác sĩ sẽ tranh thủ tham gia Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành. “Nhiều cuộc chia sẻ, tư vấn cho bệnh nhân qua mạng xuyên thời gian, xuyên trưa, xuyên tối, nên khi tôi nhớ ra đi ăn thì đã quá bữa. Bởi vậy, thường với các bác sĩ và đơn cử như tôi khi làm việc phát hiện ra đói lúc nào thì ăn lúc đó”- bác sĩ Bách vui vẻ chia sẻ.

Mặc dù vất vả, áp lực nhưng những lúc trong guồng công việc như vậy bác sĩ Bách lại cảm thấy bản thân sống có ích hơn cho người bệnh, cho cộng đồng. Và chính suy nghĩ tích cực đó đã trở thành động lực giúp vị bác sĩ trẻ phấn đấu và cố gắng nhiều hơn nữa trong công việc...

Gác lại những vất vả của bản thân, bác sĩ Bách cùng các thành viên của Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành đều cảm thấy mọi khó khăn, hi sinh của mình như được bù đắp vì đã hỗ trợ, giúp đỡ được nhiều bệnh nhân Covid-19.

“Đặc biệt, Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành hiện đã được chuyển giao cho Bộ Y tế và bắt đầu bàn giao cho Sở Y tế của các địa phương tiếp quản. Hiện đang có thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương, Đà Nẵng, Hà Nội đang bàn giao lại Sở Y tế để sau này phát triển thành mạng lưới Thầy thuốc gia đình. Mong rằng đây sẽ là một trong những giải pháp hữu hiệu góp phần giải quyết hiệu quả tình trạng quá tải trong các bệnh viện công sau này”, bác sĩ Bách chia sẻ thêm.

Mong rằng với sự đồng hành của bác sĩ Bách nói riêng cũng như các thành viên của Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành nói chung, sự chia sẻ từ cộng đồng, sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, dịch Covid-19 sẽ sớm được đẩy lùi, để cuộc sống bình yên của người dân sớm quay trở lại.

Với những nỗ lực và đóng góp không mệt mỏi của bản thân vì người bệnh, vì cộng đồng trong suốt thời gian qua, bác sĩ Đỗ Doãn Bách đã vinh dự được Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đề cử là một trong 20 gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2021.

Bác sĩ cũng được nhận Giấy khen của Bộ trưởng Bộ Y tế về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh; Giấy khen của Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến số 16…

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm

8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm

(LĐTĐ) Các cơ sở y tế đã tổ chức thường trực đầy đủ 4 cấp, thực hiện khám, cấp cứu 548.151 lượt người trong 8 ngày nghỉ Tết.
10 lưu ý giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết trong dịp Tết

10 lưu ý giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết trong dịp Tết

(LĐTĐ) Tết là dịp để đoàn tụ gia đình, thưởng thức các món ăn ngon và tận hưởng không khí sum vầy. Tuy nhiên, đối với người tiểu đường, việc lựa chọn thực phẩm là vô cùng quan trọng để duy trì mức đường huyết ổn định, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Khoảnh khắc chào đón những em bé đầu tiên chào đời trong năm Ất Tỵ 2025

Khoảnh khắc chào đón những em bé đầu tiên chào đời trong năm Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, tại các bệnh viện chuyên khoa sản trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đón những em bé đầu tiên chào đời trong năm mới Ất Tỵ 2025.
Xuân yêu thương của những “chiến sĩ” mặc áo blouse trắng

Xuân yêu thương của những “chiến sĩ” mặc áo blouse trắng

(LĐTĐ) Với yêu cầu nhiệm vụ, trong những ngày Tết, các “chiến sĩ” mặc áo blouse trắng luôn phải luân phiên trực, đảm bảo mọi hoạt động khám, chữa bệnh vẫn diễn ra thông suốt, vì vậy họ không có những ngày nghỉ Tết trọn vẹn bên gia đình. Tuy nhiên, dù không được đón Tết đầm ấm cùng người thân, gác lại những khó khăn, vất vả ấy, người bệnh và các bác sĩ tạo thành một gia đình để cùng nhau đón xuân mới.
247 ca cấp cứu do ngộ độc thức ăn, bia rượu trong 3 ngày nghỉ Tết

247 ca cấp cứu do ngộ độc thức ăn, bia rượu trong 3 ngày nghỉ Tết

(LĐTĐ) Trong 3 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 đã ghi nhận 247 ca khám, cấp cứu vì ngộ độc thức ăn tự chế biến, say bia rượu.
Cảnh báo những tai nạn thương tích ở trẻ em ngày Tết

Cảnh báo những tai nạn thương tích ở trẻ em ngày Tết

(LĐTĐ) Trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều bệnh viện trên địa bàn Thành phố liên tục tiếp nhận nhiều ca bệnh là trẻ nhỏ bị chấn thương do pháo nổ; ngộ độc do uống nhầm dầu thắp hương, hay thuốc diệt chuột, hóc dị vật...
Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết tại Bệnh viện Phổi Trung ương

Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết tại Bệnh viện Phổi Trung ương

(LĐTĐ) Trước thềm Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, chiều 27/1 - tức 28 Tết, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết, sẵn sàng khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Cùng đi với Thủ tướng có Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan.
Ngành Y tế Thủ đô: Sẵn sàng ứng trực cấp cứu, điều trị bệnh nhân dịp Tết

Ngành Y tế Thủ đô: Sẵn sàng ứng trực cấp cứu, điều trị bệnh nhân dịp Tết

(LĐTĐ) Để đảm bảo công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều bệnh viện của Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí thường trực 4 cấp, sẵn sàng trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế phục vụ cho người bệnh được cấp cứu kịp thời, an toàn và hiệu quả.
Xuân yêu thương đến với bệnh nhân đón Tết trong bệnh viện

Xuân yêu thương đến với bệnh nhân đón Tết trong bệnh viện

(LĐTĐ) Nhiều gian hàng 0 đồng cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân mua sắm ngay tại bệnh viện; tổ chức phát bánh chưng, quà Tết cho bệnh nhân; trang trí góc Tết cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân chụp ảnh; cung cấp những suất ăn miễn phí… là những hoạt động ý nghĩa và thấm đẫm tính nhân văn mà nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tổ chức cho bệnh nhân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Kiểm tra việc cung ứng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán tại Hà Nội

Kiểm tra việc cung ứng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán tại Hà Nội

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa cung cấp thông tin về kết quả kiểm tra việc cung ứng thuốc bảo đảm phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động