Cồn Sơn - điểm nhấn ấn tượng trong bản đồ du lịch Cần Thơ
Đảo Nam Du – thiên đường du lịch miền Tây Nam Bộ Du Xuân miền Tây, trải nghiệm thú vị những ngày đầu năm |
Xuồng máy đưa du khách từ Chợ nổi Cái Răng tới Cồn Sơn. |
Theo lời của một hướng dẫn viên tại địa phương: Cồn Sơn là 1 trong 5 cù lao trên sông Hậu thuộc địa phận Cần Thơ. Trước đây Cồn Sơn còn có tên là Cồn Linh. Sau một thời gian, trên cồn có nhiều cây Sơn được người dân trồng lấy nhựa làm sơn son thiếp vàng cho đồ gỗ nội thất và phát triển nghề mộc nên dân gian đổi tên Cồn Linh thành Cồn Sơn. Về sau, nghề sơn và gỗ bị mai một dần, người dân bắt đầu chuyển sang trồng cây ăn trái và nuôi cá bè.
Từ năm 2015, người dân Cồn Sơn được chính quyền hướng dẫn cách làm kinh tế theo hướng phát triển du lịch cộng đồng. Mỗi hộ gia đình tham gia chương trình du lịch cộng đồng sẽ đóng góp ít nhất 1 sản phẩm đặc trưng vùng miền mà nhà mình có ưu thế nhất. Nhà thì trồng cây, nhà nuôi cá, nhà làm hàng thủ công, nhà làm bánh, nhà nấu ăn. Du khách đến Cồn Sơn được trải nghiệm cuộc sống thường nhật của các gia đình truyền thống miền sông nước, thăm bè cá, hái trái cây tại vườn, thưởng thức đặc sản nơi đây…
Bè cá Bảy Bon, được coi như "cửa ngõ" vào khu du lịch cộng đồng Cồn Sơn. |
Sau 6 năm phát triển du lịch cộng đồng, Cồn Sơn trở thành điểm du lịch không thể thiếu của du khách đi đến Cần Thơ. Bè cá Bảy Bon được ví như "cửa ngõ" vào khu du lịch cộng đồng Cồn Sơn.
Theo tài liệu lưu lại, lịch sử hình thành bè cá Bảy Bon rất thú vị. Trong khi chờ thủ tục nhập khẩu, Tiến sĩ thủy sản người Pháp Phillip Serene đã kể cho chàng hải quan Lý Văn Bon (trú tại Cồn Sơn) về hành trình nghiên cứu các loài cá trên dòng sông Mekong của mình. Anh nhân viên hải quan tốt nghiệp chuyên ngành thủy sản như được khơi lại niềm đam mê với nghề cá và tình nguyện làm hướng dẫn viên cho ông tiến sĩ người nước ngoài đi tìm hiểu dòng sông Hậu.
Sau thời gian tìm hiểu, Tiến sĩ người Pháp khuyên ông Lý Văn Bon nên nuôi cá ở Cồn Sơn vì nơi đây có dòng nước chảy khá mạnh, ít dịch bệnh, nhiều loại cá chọn vùng này để sinh đẻ. Đây cũng là khu vực có nguồn thức ăn tốt, rất nhiều chất dinh dưỡng…
Du khác được trải nghiệm massage cá vô cùng độc đáo, thú vị. |
Nhờ kết quả nghiên cứu của người có chuyên môn cùng kiến thức và niềm đam mê của mình, ông Lý Văn Bon đã bỏ ngành hải quan về Cồn Sơn lắp dựng bè cá năm 1999. Trong suốt hơn 25 năm hoạt động, đây là địa điểm nghiên cứu, thử nghiệm của rất nhiều, tiến sĩ, sinh viên thủy sản trong và ngoài nước.
Các đoàn nghiên cứu về làm việc tại bè cá Bảy Bon đều được vợ chồng chủ bè, cũng là những người chuyên ngành thủy sản hỗ trợ và phối hợp nhiệt tình. Sau nhiều năm vừa kinh doanh thủy sản, vừ nghiên cứu cùng các chuyên gia, bè cá Bảy Bon đã gặt hái được rất nhiều thành quả về mặt kinh tế, giúp bác nông dân Lý Văn Bon nhiều năm liền được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trong Hội nghị Nông dân giỏi toàn quốc…
Du khách thích thú khi tự cho cá ăn ngay tại bè. |
Xuân Ất Tỵ năm 2025, bè cá Bảy Bon thu hút rất đông du khách trên cả nước cũng như quốc tế đến thăm quan, trải nghiệm. Chị Minh Nguyệt (ở Hà Nội) cho biết: “Đây là lần đầu tôi trải nghiệm đa dạng các loài cá như thế. Ở đây có những loài cá mà tôi mới biết lần đầu, như cá cung thủ, nó săn mồi rất nhanh và chuẩn. Tôi cho rằng đây là những trải nghiệm bổ ích, nhất là khi du lịch về vùng sông nước như thế này”.
Cũng tại bè cá Bảy Bon, du khách có thể tham quan tìm hiểu đa dạng các loài cá, như cá thát lát cườm, cá koi, cá mang rổ, trê hồng… trong đó còn có nhiều loài cá quý như cá hồng vỹ, cá hô, cá trạch lấu… Đặc biệt, du khác được trải nghiệm massage cá vô cùng độc đáo, thú vị.
Đặc sản của Cồ Sơn phải kể đến "cá lóc bay" của nông dân sông Hậu. |
Nói đến đặc sản của Cồn Sơn phải kể đến “cá lóc bay” của nông dân sông Hậu. Để cá có thể biểu diễn, chủ vườn phải hình thành cho chúng phản xạ với âm thanh bằng cách chia nhỏ thức ăn hàng ngày, mỗi lần cho ăn là dùng kẻng gõ. Hoạt động này lặp đi lặp lại nhiều lần, khiến đàn cá tung mình lên không trung như “nhảy” để đớp mồi mỗi khi nghe thấy tiếng động.
Trải nghiệm du lịch vô cùng độc đáo tại Cồn Sơn đã khiến nhiều du khách thích thú trong hành trình du Xuân 2025. Anh Nguyễn Văn Vinh (ở Nam Định) chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên, cả đại gia đình chúng tôi gồm 15 người được cùng nhau đi du Xuân ở miền Tây Nam Bộ; những nét văn hóa đặc trưng, những đặc sản “có một không hai” ở nơi đây cũng sẽ là những kỷ niệm không thể quên đối đối với cả gia đình, chào đón một năm mới đầy niềm tin và hy vọng”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảm biến Logitech Spot đưa môi trường văn phòng thành công cụ quản lý hiệu quả
Một dự án nhà ở xã hội mới tại Hà Nội có giá dự kiến 25 triệu đồng/m2
Hà Nội tiếp nhận hỗ trợ hơn 30 tỷ đồng để tổ chức lại mạng lưới xe buýt
Chú trọng chăm lo cho lao động nữ
Đảm bảo an ninh trật tự tại lễ cầu an chùa Phúc Khánh
Xuân về thăm Lăng mộ Thủy tổ Kinh Dương Vương
Cảnh báo nguy cơ bị kiểm soát điện thoại từ số tài khoản ngân hàng lạ
Tin khác
Tháng 1/2025, các cơ sở lưu trú phục vụ gần 700 nghìn khách du lịch đến Hà Nội
Infographic 04/02/2025 15:02
Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025
Du lịch 03/02/2025 13:02
Du Xuân miền Tây, trải nghiệm thú vị những ngày đầu năm
Du lịch 03/02/2025 12:01
Hà Nội đón hơn 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Ất Tỵ
Du lịch 02/02/2025 17:09
Xóm Mừng - "Tam Đảo mới" ở Hòa Bình không thể bỏ qua
Du lịch 02/02/2025 09:00
Những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc dịp đầu năm
Du lịch 02/02/2025 07:39
Nam Định: Đông đảo người dân du xuân đền Trần ngày đầu năm
Du lịch 01/02/2025 21:19
10 địa điểm du lịch tâm linh ngày Tết nổi tiếng linh thiêng
Du lịch 31/01/2025 12:36
Người dân Hoà Bình nô nức du Xuân, lễ chùa ngày đầu năm
Du lịch 30/01/2025 11:41
Đưa Du lịch Thủ đô vươn tầm cao mới
Du lịch 30/01/2025 06:47