--> -->

Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông

Sáng 19/12, Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tổ chức phiên họp giải trình về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu bãi sông, ngoài đê trên địa bàn Thành phố.
Sớm đưa các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vào cuộc sống Giải trình công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng ven sông trên địa bàn Hà Nội

Chủ trì phiên giải trình có Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Thành phố Phùng Thị Hồng Hà; Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Phạm Quí Tiên.

Theo báo cáo của UBND Thành phố, khu vực bãi sông, ngoài đê sông Hồng và sông Đuống đoạn đi qua thành phố Hà Nội có tổng diện tích khoảng 23.551ha, thuộc 17 quận, huyện và thị xã Sơn Tây, liên quan đến khoảng 363.987 nhân khẩu. Trong đó tuyến sông Hồng có khoảng hơn 339.000 người, gồm 86.056 hộ dân; tuyến sông Đuống có 24.585 nhân khẩu, với 6.022 hộ gia đình.

Tổng chiều dài tuyến đê sông Hồng đoạn qua địa bàn Hà Nội dài 130km (trong đó tuyến đê phía bờ hữu dài 114,089 km, phía bờ tả dài 48,781km); tổng chiều dài tuyến đê sông Đuống đoạn qua địa bàn Thành phố dài 22km (trong đó đê phía bờ hữu dài 21,5km, phía bờ tả dài 22,5 km).

Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông
Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn chủ trì phiên giải trình.

Theo ghi nhận của Thường trực HĐND thành phố Hà Nội, trong thời gian qua, công tác quản lý đất đai, quy hoạch, trật tự xây dựng khu vực bãi bồi ven sông luôn được Trung ương, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố quan tâm. Thành ủy đã ban hành 2 Chỉ thị, 2 Chương trình nhằm tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo, chỉ đạo trong công tác quản lý đất đai và quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn Thành phố.

HĐND Thành phố đã ban hành 3 Nghị quyết, UBND Thành phố cũng đã ban hành nhiều văn bản, Chỉ thị, Kế hoạch về quản lý, sử dụng bãi sông, tăng cường chỉ đạo thực hiện quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ được giao bảo đảm tuân thủ các quy định của Quy hoạch phòng chống lũ và Quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Đuống.

Các quận, huyện, thị xã cơ bản đã ban hành văn bản cụ thể hóa Chỉ thị số 13/CT-TU ngày 2/3/2022 của Thành ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo, chỉ đạo trong công tác quản lý đất đai và quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn Thành phố.

Đến nay, UBND Thành phố đã chỉ đạo lập và hoàn thành phê duyệt 9 Quy hoạch chung xây dựng huyện, thị xã, thị trấn, đô thị vệ tinh liên quan đến khu vực hai bên sông Hồng, sông Đuống.

Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông
Toàn cảnh phiên giải trình.

Đồng thời, phê duyệt 2 đồ án Quy hoạch phân khu đô thị trong khu vực phát triển đô thị trung tâm: Quy hoạch phân khu phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5.000 (Quyết định số 1045/QĐ-UBND ngày 25/3/2022 của UBND Thành phố) và Quy hoạch phân khu đô thị sông Đuống tỷ lệ 1/5000 (Quyết định số 1046/QĐ-UBND ngày 25/3/2022 của UBND Thành phố), bao gồm 13 quận, huyện.

Trong tổng số 32/32 quy hoạch chung đô thị và quy hoạch chung xây dựng huyện đã được Thành phố phê duyệt thì có 9 Quy hoạch chung xây dựng huyện, thị xã, thị trấn, đô thị vệ tinh liên quan đến khu vực hai bên sông Hồng, sông Đuống.

Hiện trên địa bàn toàn Thành phố có 18 dự án công trình ngoài bãi sông, ngoài đê sông Hồng, sông Đuống (công trình kè chống sạt lở) sử dụng vốn đầu tư công đã được phê duyệt và bố trí tổng kế hoạch vốn 728.700 triệu đồng. Giai đoạn 2021- tháng 6/2024, dự kiến có 17/18 dự án kè chống sạt lở hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, hoàn thành khoảng 14km kè chống sạt lở bờ sông các vị trí xung yếu trên các tuyến bờ sông Hồng, sông Đuống...

Trưởng ban Đô thị, HĐND Thành phố Đàm Văn Huân cho biết, qua thực tế giám sát ở các quận, huyện, thị xã cho thấy, việc thực hiện lập một số Quy hoạch như Quy hoạch chung Thủ đô, Quy hoạch phân khu, Quy hoạch ngành và Quy hoạch chi tiết còn chậm tiến độ.

Cụ thể, việc lập Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, lập bản vẽ ranh giới tỷ lệ 1/500 các khu dân cư hiện của 13 quận, huyện (gồm Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm) chưa hoàn thành dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, cấp Giấy phép xây dựng. Qua công tác giám sát, về cơ bản các quận, huyện đều chưa hoàn thành kế hoạch được UBND Thành phố giao tại Quyết định số 837/QĐ-UBND ngày 4/3/2022.

Cũng tại Quyết định số 1045 và 1046/QĐ-UBND ngày 25/3/2022 của UBND Thành phố về Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống tỷ lệ 1/5.000 giao cho UBND 13 quận, huyện có nhiệm vụ tổ chức lập Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đối với các khu dân cư hiện có được tồn tại, bảo vệ, xác định cụ thể pháp lý về sử dụng đất đối với từng lô đất trong khu dân cư hiện có, làm cơ sở cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất và cấp phép xây dựng theo quy định. Kiểm tra quản lý, giám sát xây dựng theo quy hoạch, xử lý các trường hợp sai quy hoạch.

Đến nay quyết định đã ban hành được gần 3 năm, nhưng qua công tác giám sát của Thường trực HĐND Thành phố nhận thấy cơ bản các quận, huyện đều chưa hoàn thành nội dung này.

Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông
Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Quí Tiên điều hành phiên giải trình.

Số lượng vi phạm thuộc lĩnh vực đất đai (đất nông nghiệp và đất công ích, đất công trên địa bàn các quận huyện) qua công tác thanh tra, kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường còn nhiều. Kết quả xử lý, khắc phục từ 1/1/2023 đến 31/12/2023 được 2.596 trường hợp với diện tích 74,2579ha...

Khảo sát thực tế của Thường trực HĐND Thành phố cũng cho thấy, hiện nay có một số khu vực đất xâm canh bị lấn chiếm, sử dụng không phép, các đơn vị gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý, phối hợp quản lý.

Theo kết quả giám sát, số vi phạm về trật tự xây dựng xảy ra tại khu vực bãi sông, ngoài đê còn nhiều; việc xử lý chưa dứt điểm, cụ thể. Tổng số liệu vi phạm của các quận, huyện theo báo cáo là 390 trường hợp (bao gồm cả vi phạm quản lý đất đai, trật tự xây dựng, đê điều, hành lang thoát lũ), đã xử lý được 252 trường hợp, còn tồn 148 trường hợp...

Từ những tồn tại, vướng mắc nêu trên, Thường trực HĐND Thành phố đề nghị các cơ quan chức năng tập trung giải trình các công tác lãnh đạo chỉ đạo, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý; công tác triển khai thực hiện quy hoạch, công tác quản lý đầu tư xây dựng; công tác quản lý đất đai, chống lấn chiếm, các hoạt động xây dựng khu vực ngoài đê; công tác quản lý trật tự xây dựng; công tác cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ; công tác quản lý đê điều, hành lang thoát lũ.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trực thăng Trung đoàn Không quân 916 bay vào Nghệ An cứu trợ vùng lũ

Trực thăng Trung đoàn Không quân 916 bay vào Nghệ An cứu trợ vùng lũ

Sáng 24/7, Trung đoàn Không quân 916 (Sư đoàn Không quân 371) đã nhanh chóng triển khai tổ bay mang theo các phương tiện cứu hộ, cứu nạn và hàng hóa vào miền Trung thực hiện nhiệm vụ chống lũ.
Trước 31/10: Bộ Nội vụ phải sửa đổi, bổ sung xong các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp mới

Trước 31/10: Bộ Nội vụ phải sửa đổi, bổ sung xong các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp mới

Trước ngày 31/10, Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, tổ dân phố.
“Dịu dàng màu nắng” tập 38: Bí mật phơi bày, Lan Anh sững sờ đối mặt sự thật cay đắng

“Dịu dàng màu nắng” tập 38: Bí mật phơi bày, Lan Anh sững sờ đối mặt sự thật cay đắng

Tập 38 của “Dịu dàng màu nắng” tiếp tục đưa khán giả đến những cung bậc cảm xúc sâu sắc khi bí mật chôn giấu bấy lâu của Nam bị phanh phui, đẩy mối quan hệ giữa Lan Anh và Xuân Bắc vào một khúc quanh đầy giằng xé.
Giá xăng dầu hôm nay (24/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Giá xăng dầu hôm nay (24/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Hôm nay (24/7), giá dầu thế giới tiếp tục giảm trong phiên thứ tư liên tiếp, trong bối cảnh các nhà đầu tư theo dõi sát sao diễn biến của các cuộc đàm phán thương mại, bao gồm cả thỏa thuận thuế quan giữa Mỹ và Nhật Bản, trước khi dữ liệu dự trữ dầu thô của Mỹ được công bố. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,19 USD/thùng, giảm 0,61%, giá dầu WTI ở mốc 64,91 USD/thùng, giảm 0,63%
Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Để nhanh chóng khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố (bị ảnh hưởng do đợt bão, mưa lũ vừa qua) tập trung triển khai các biện pháp cần thiết để giảm thiệt hại, khôi phục sản xuất nông nghiệp, kịp thời tiêu úng, chống ngập bảo vệ diện tích lúa mới cấy, hoa màu và cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Việt Nam đoạt 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc tại Olympic Vật lí Quốc tế

Việt Nam đoạt 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc tại Olympic Vật lí Quốc tế

Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) vừa thông tin về kết quả chính thức của đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lí Quốc tế (IPhO) năm 2025 được tổ chức tại nước Cộng hòa Pháp. Theo đó, Đội tuyển quốc gia Việt Nam có 5 học sinh dự thi và tất cả học sinh đều đoạt Huy chương với 01 Huy chương Vàng, 04 Huy chương Bạc.
Đại lộ tỷ đô Tây Thăng Long: Cơ hội nào cho nhà đầu tư đón sóng hạ tầng?

Đại lộ tỷ đô Tây Thăng Long: Cơ hội nào cho nhà đầu tư đón sóng hạ tầng?

Khi đại lộ Tây Thăng Long hoàn thiện, không chỉ là một tuyến giao thông chiến lược của Thủ đô, đây còn được xem là đòn bẩy quan trọng giúp giá bất động sản dọc hành lang phát triển mới tăng tốc, mở ra biên lợi nhuận hấp dẫn cho những nhà đầu tư nhanh nhạy.

Tin khác

Trong năm 2025, Bộ Tư pháp hoàn thành xây dựng 6 cơ sở dữ liệu

Trong năm 2025, Bộ Tư pháp hoàn thành xây dựng 6 cơ sở dữ liệu

Trong năm 2025, Bộ Tư pháp phải hoàn thành xây dựng 6 cơ sở dữ liệu gồm: Cơ sở dữ liệu hộ tịch; cơ sở dữ liệu trợ giúp pháp lý; cơ sở dữ liệu thi hành án dân sự; cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính; cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm và cơ sở dữ liệu công chứng.
Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác tư pháp khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, kết nối trực tuyến đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã trên cả nước.
TP.HCM: Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh - liệt sĩ

TP.HCM: Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh - liệt sĩ

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật

Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội thảo phản ánh khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật qua thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp và đề xuất phương án xử lý.
Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Sau 2 tuần vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, Nghệ An đã ghi nhận những tín hiệu tích cực từ cơ sở. Cấp xã, nơi trực tiếp tiếp xúc, phục vụ người dân đang thể hiện rõ tinh thần đổi mới, chuyển mình mạnh mẽ.
31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

Chiều 17/7, tại Hà Nội, Cục Quản lý thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp và Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự” lần thứ nhất.
Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Nhằm đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kỷ niệm, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3036/QĐ-UBND về việc thành lập 6 Tiểu ban giúp việc Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) được xây dựng nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện, hiện đại hóa và đột phá phát triển giáo dục và đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.
Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các vướng mắc được phản ánh rất đa dạng, trong nhiều ngành, lĩnh vực, vướng mắc cả trong quy định và thực thi, có trong các văn bản pháp lý khác nhau.
75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

Lực lượng Thanh niên xung phong đã có nhiều đóng góp to lớn, trở thành biểu tượng của tinh thần xung kích, dấn thân vì độc lập dân tộc, xứng đáng là niềm tự hào của tuổi trẻ Việt Nam. Ghi nhận những cống hiến đó, ngày 30/6/1995, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 382/TTg lấy ngày 15/7 hằng năm làm Ngày truyền thống của Lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đội viên các thế hệ.
Xem thêm
Phiên bản di động