Còn nhiều thách thức từ xử lý các dự án yếu kém
Quyết liệt xử lý các dự án yếu kém Tập trung gỡ vướng các dự án kém hiệu quả ngành Công Thương |
Nhiều dự án đã hồi sinh
Sau hơn 3 năm triển khai Quyết định số 1468/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xử lý các tồn tại yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương (Đề án 1468), ngày 4/11/2021, Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của các dự án thống nhất đưa 5 dự án ra khỏi danh sách 12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả.
Đây là kết quả khởi sắc có được từ nhiều nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ và các bộ, ngành, doanh nghiệp liên quan trong việc tháo gỡ khó khăn về cơ chế và tinh thần dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ban, ngành, dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 đang sắp về đích. |
Liên quan đến việc các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả, hiện đã có 1 doanh nghiệp là DAP-1 Hải Phòng thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cơ bản khắc phục các tồn tại yếu kém, sản xuất kinh doanh có lãi. 4 dự án, doanh nghiệp khác thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (gồm Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ; Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước; Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Dung Quất; Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ) cơ bản không còn vướng mắc về cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền của cơ quan Nhà nước.
Tại tọa đàm “Xử lý các dự án yếu kém: Bài học kinh nghiệm và hướng đi tiếp theo”, ông Hồ Sỹ Hùng - Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết: Để 5 dự án trên được đưa ra khỏi danh mục theo dõi của Ban Chỉ đạo là cả một quá trình dài. Bộ Công Thương đã tập trung xử lý cao độ và có những tranh luận, thảo luận. 5 dự án này đều bám sát các mục tiêu cụ thể, đó là khắc phục thua lỗ, thậm chí đã có lãi. Đây cũng là cơ sở để đưa các dự án ra khỏi diện theo dõi, từ đây tạo sự chủ động cho doanh nghiệp hoạt động.
Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Hữu Tú - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cho biết: Tập đoàn có 4 dự án, trong đó có 2 dự án phân bón urea với tổng công suất 1,06 triệu tấn; 2 dự án phân bón phức hợp DAP với tổng công suất 660.000 tấn.
Trong thời gian vừa qua, được sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Chính phủ, các bộ ngành, đặc biệt là Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, Bộ Công Thương, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã bám sát sự chỉ đạo, đặc biệt là chương trình hành động 4269, các kết luận phiên họp của Ban Chỉ đạo Chính phủ để triển khai các nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh...
“Thứ nhất, chúng tôi phải thực hiện ngay việc tiết giảm chi phí, rà soát lại toàn bộ chi phí không cần thiết để cắt giảm. Thứ hai là chúng tôi thực hiện hợp lý hóa quy trình sản xuất ở tất cả các khâu. Ở đây chúng tôi rà soát các quy trình và con người cũng như những vướng mắc tại 1 trong 4 dự án. Ví dụ số lượng đầu mối từ khi bước vào dự án là 32 thì đến thời điểm này còn 24 đầu mối.
Cùng với đó, chúng tôi tiếp tục cắt giảm, ứng dụng công nghệ thông tin, hợp lý hóa quy trình sản xuất. Số lượng định biên lao động ban đầu là khoảng hơn 2.000, bắt đầu vào dự án còn 1.700, giờ chỉ còn hơn 1.200 (bằng 60% định biên)… Những công việc này chúng tôi thường xuyên rà soát. Ngoài ra, về quản trị chi phí nguyên liệu đầu vào, giờ đã tiệm cận các mức nghiệm thu”, ông Nguyễn Hữu Tú chia sẻ kinh nghiệm.
Ông Nguyễn Hữu Tú cũng nhấn mạnh, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam mong muốn đưa ra những sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý nhất cho bà con nông dân. Vừa qua thị trường xuất khẩu thuận lợi, xuất khẩu nông sản là 48,6 tỷ USD, cũng có đóng góp của ngành phân bón nhưng ngược lại cũng tạo điều kiện cho ngành phân bón phát triển.
Chính vì vậy, sau sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ngành thì năm 2021 Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã có sự chuyển biến rõ nét so với năm 2020. Cụ thể dự án DAP Hải Phòng đã đủ điều kiện để đưa ra khỏi danh sách 12 dự án yếu kém cần xử lý, hiện tại kinh doanh bền vững. Ba dự án còn lại, đến năm 2021, dự án đạm Hà Bắc lần đầu tiên sau 5 năm đi vào vận hành và đã có lãi; dự án đạm Ninh Bình và dự án DAP số 2 Lào Cai cũng đã cắt lỗ hàng nghìn tỷ.
Vẫn còn nhiều thách thức
Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, một số dự án trì trệ đã có bước chuyển biến tích cực, có dự án đã hoạt động và kinh doanh có lợi nhuận. Tuy nhiên, chặng đường phía trước còn rất nhiều thách thức. Đa số các chuyên gia kinh tế đều nhận định rằng, nguyên nhân các dự án nghìn tỷ yếu kém được nhận diện là tồn tại về tài chính để lại quá lớn, tổng mức đầu tư hầu hết phải điều chỉnh lên cao so với dự toán ban đầu. Cơ cấu nguồn vốn chủ yếu bằng nguồn vay với lãi suất cao, khi đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo thì đã thua lỗ nặng nề. Một số không còn vốn chủ sở hữu, hầu hết không có khả năng trả nợ đến hạn.
Theo ông Đặng Hoàng An - Thứ trưởng Bộ Công Thương, 12 dự án bắt đầu từ rất lâu, có những dự án được chuẩn bị từ năm 2005-2009. Những khó khăn của các dự án cũng rất đa dạng như tổng mức đầu tư tăng lên, chi phí vay vốn cao. Cũng có những vấn đề của thị trường như như phân bón và nhiên liệu sinh học. Có những dự án vướng ở vấn đề liên quan đến tranh chấp hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở cấp cao nhất đã có sự chỉ đạo rất sát sao và quyết liệt đối với các dự án này. |
Ông Nguyễn Hùng Dũng - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam chia sẻ: Đối với Tập đoàn Dầu khí, mọi người vẫn nói có 5 dự án nhưng tôi muốn làm rõ hơn, thực chất 5 dự án này không hoàn toàn của Tập đoàn.
Ví dụ dự án Bình Phước, Tập đoàn chỉ chiếm 29%, phía nước ngoài nắm cổ phần chi phối. Thứ hai là Dự án Nhiên liệu sinh học Phú Thọ, Tập đoàn nắm 35%, 65% là các doanh nghiệp bên ngoài nắm. Nên việc tham gia chỉ đạo, điều hành hoặc có can thiệp để hỗ trợ các doanh nghiệp này là rất khó.
Dự án thứ ba là Dự án Nhiên liệu sinh học miền Trung do các công ty con của Tập đoàn chi phối. Khi triển khai Dự án này, giá dầu là 120-130 USD/thùng. Nhưng khi hoàn thành, do khủng hoảng năng lượng, giá dầu xuống và dự án không hiệu quả.
Tuy nhiên Tập đoàn cũng rất nỗ lực có những chỉ đạo điều hành, báo cáo các cấp có thẩm quyền, trước đây là Bộ Công Thương và sau này là Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, có sự quan tâm, hỗ trợ giúp xử lý các vấn đề tồn tại. Ông Nguyễn Hùng Dũng cũng đề xuất một số cơ chế, chính sách để Tập đoàn Dầu khí xử lý dứt điểm toàn bộ các dự án này.
Ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, để xử lý các dự án với mức thiệt hại thấp nhất cho Nhà nước, đem lại hiệu quả tốt nhất có thể, phải tính đến những phương án như phá sản, thu hồi tài sản. Cần xem xét từng dự án, đánh giá kỹ, từ đó đưa ra phương án tối ưu cho từng dự án. Khi xử lý cần tính toán các lợi ích, cơ cấu lại chính bản thân dự án, tiết giảm các chi phí để nâng cao hiệu quả, thậm chí tính đến cả phương án cơ cấu lại sản phẩm để phù hợp với thị trường./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Prudential Việt Nam khai trương Trung tâm Chăm sóc khách hàng mới tại Lotte Mall Tây Hồ
Doanh nghiệp 16/01/2025 22:28
Chuyển đổi năng lượng xanh mở ra tương lai tươi sáng cho Việt Nam
Doanh nghiệp 11/01/2025 17:42
Bất động sản An Gia bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hành chính hơn 300 triệu đồng
Doanh nghiệp 11/01/2025 17:38
Đồng Nai: Khởi động dự án Aeon Mall Biên Hòa có vốn đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng
Doanh nghiệp 10/01/2025 15:46
Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết
Doanh nghiệp 08/01/2025 19:45
SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức
Doanh nghiệp 04/01/2025 23:32
Tiếp tục nâng cao chất lượng các sản phẩm công nghiệp chủ lực Thủ đô
Doanh nghiệp 04/01/2025 21:37
Đón Tết trên những chuyến bay Vietjet ngày đầu năm mới, nhận quà hấp dẫn
Doanh nghiệp 31/12/2024 17:12
Chào năm mới 2025, du xuân may mắn cùng Vietjet với vé bay giảm 100%
Doanh nghiệp 31/12/2024 15:05
Tiềm năng tăng trưởng ngành công nghiệp bán dẫn
Doanh nghiệp 31/12/2024 08:15