--> -->

'Cơn bão tài chính mới' liệu có ập tới các nước châu Á?

Ngay sau khi Fed tăng lãi suất, một loạt ngân hàng trung ương các nước châu Á đã điều chỉnh lãi suất ngay lập tức, với hầu hết các ngân hàng trung ương đều tăng lãi suất từ 0,5 đến 1 điểm phần trăm.
Ngăn chặn những rủi ro trong dòng chảy tài chính 85,4% dòng thuế trong ACFTA dự kiến được xóa bỏ thuế quan tới năm 2027
'Cơn bão tài chính mới' liệu có ập tới các nước châu Á?
Ảnh minh họa. (Nguồn: fr.depositphotos.com)

Thị trường tài chính khu vực châu Á đã biến động mạnh sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 15/6 công bố kết quả cuộc họp chính sách tiền tệ mới nhất với quyết định tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm, mức tăng cao nhất trong gần 30 năm qua.

Đây được xem là hành động mạnh mẽ của Fed thể hiện quyết tâm kiểm soát lạm phát trong ngắn hạn.

Bên cạnh đó, Fed cũng bắt đầu thu hẹp bảng cân đối kế toán từ ngày 1/6/2022 và lên kế hoạch cắt giảm lượng tài sản nắm giữ trị giá khoảng 47,5 tỷ USD mỗi tháng và sẽ tăng lên 95 tỷ USD/tháng sau ba tháng tới.

Động thái này của Fed khiến cộng đồng quốc tế lo ngại về khả năng nền kinh tế toàn cầu rơi vào “vũng lầy suy thoái."

Có thể nói động thái thắt chặt tiền tệ khác thường của Fed là nhằm chấm dứt môi trường chính sách tiền tệ siêu lỏng được thực hiện trong đại dịch COVID-19, cũng như để bù đắp cho những sai lầm trong chính sách của năm 2021, thời điểm Fed khẳng định “lạm phát chỉ là nhất thời.”

Giới chuyên gia cũng cho rằng Fed có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh lãi suất, với các mức tăng thêm 0,5 hoặc 0,75 điểm phần trăm và tốc độ tăng sẽ phụ thuộc vào các dữ liệu kinh tế trong tương lai. Đến thời điểm cuối năm 2022, lãi suất của Fed có thể được nâng lên mức 3-3,5%.

Tác động dây chuyền

Chính sách tiền tệ “mạnh tay” của Fed không chỉ có tác động lớn đến kinh tế Mỹ mà còn kéo các ngân hàng trung ương toàn cầu vào xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ, gây ảnh hưởng đáng kể cho tốc độ phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.

Ngay sau khi Fed tăng lãi suất, một loạt ngân hàng trung ương các nước châu Á đã có điều chỉnh lãi suất ngay lập tức, với hầu hết các ngân hàng trung ương đều tăng lãi suất từ 0,5 đến 1 điểm phần trăm.

Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã ngay lập tức tăng 0,75 điểm phần trăm lãi suất cơ bản, bám sát lãi suất của Fed vì đồng đôla Hong Kong (HKD) là đồng tiền neo rất chặt chẽ với đồng USD.

Việc Fed tăng lãi suất khiến một loạt đồng tiền trên thế giới bị mất giá so với đồng USD.

Trong phiên 13/6 vừa qua, đồng yen đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2002 so với đồng USD (ở mức 134,96 yen đổi 1 USD), do các nhà đầu tư lo ngại khoảng cách lãi suất giữa Nhật Bản và Mỹ sẽ còn nới rộng nếu Fed tiếp tục tăng mạnh lãi suất để chống lạm phát.

Sự giảm giá nhanh của đồng yen đã khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại, dẫn tới làn sóng bán tháo đồng yen và khiến tỷ giá giữa hai đồng tiền đã có lúc vượt mốc 135 yen đổi 1 USD lần đầu tiên kể từ tháng 2/2002.

Đồng yen có thể tiếp tục giảm do chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Fed ngày càng ngược chiều.

Lạm phát tại Nhật Bản hiện đang vượt mức mục tiêu 2% mà BoJ đề ra, chủ yếu do sự gia tăng mạnh của giá năng lượng và hàng hóa đã gây áp lực cho các hộ gia đình. Giá tiêu dùng tăng cao cũng tạo áp lực buộc BoJ phải tính đến kịch bản nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Tuy nhiên, BoJ hiện vẫn duy trì biện pháp kích thích tiền tệ lớn khi tìm cách duy trì lạm phát ổn định ở mức 2% ngay cả khi đồng yen yếu hơn.

Chính phủ Nhật Bản cho rằng chưa đến lúc bắt buộc phải thắt chặt chính sách tiền tệ, đồng thời nhấn mạnh rằng ưu tiên hàng đầu vẫn là tiếp tục kiên trì với chính sách nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ như hiện tại và từ đó hỗ trợ vững chắc hoạt động kinh tế (giữ nguyên mức lãi suất - 0,1% được áp dụng từ năm 2016).

Tại cuộc họp ngày 17/6 vừa qua, BoJ nhắc lại cam kết mua nhiều trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm nếu cần, để giữ lợi suất không quá 0,25% bất chấp việc lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn tương đương ở Mỹ đã tăng mạnh lên hơn 3,2% và đồng yen xuống mức thấp nhất so với đồng USD.

Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (Ngân hàng trung ương) ngày 8/6 vừa qua đã quyết định tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm lên 4,9%, nhằm kiềm chế lạm phát.

Mặc dù kinh tế Ấn Độ vừa hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19, song hiện nước này đang phải đối mặt với chi phí ngày càng tăng khi giá các mặt hàng thế giới đều tăng cao.

Trong bốn tháng đầu năm 2022, lạm phát giá tiêu dùng ở Ấn Độ liên tục cao hơn mức mục tiêu 2-6%, lên tới 7,79% và là mức cao nhất trong 8 năm qua.

Tại Hàn Quốc, lần đầu tiên sau hai năm, cả ba chỉ số kinh tế chính của Hàn Quốc đều giảm vào tháng 4/2022, một phần do giá nguyên liệu thô cao hơn và sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Việc đồng won của Hàn Quốc lần đầu tiên trong 13 năm rơi xuống ngưỡng 1.300 won đổi 1 USD đã làm gia tăng lo ngại về khả năng lãi suất cơ bản và thâm hụt thương mại tăng, và các vấn đề khác có thể tiếp tục làm chậm đà phục hồi của nền kinh tế Xứ sở kim chi.

Các nhà phân tích nhận định việc đồng won giảm xuống ngưỡng 1.300 won đổi 1 USD là rất hiếm và do đó được coi là “dấu hiệu của những rủi ro kinh tế lớn.”

Dự báo đồng nội tệ của Hàn Quốc có thể tiếp tục mất giá so với "đồng bạc xanh" và chạm mức 1.350 won đổi 1 USD, khiến nhiều nhà đầu tư bán đồng won để đổi lấy tài sản trú ẩn an toàn hơn.

Liệu có xảy ra “cơn bão tài chính mới” ở châu Á?

Giới chuyên gia cho rằng có hai yếu tố chính thúc đẩy sự tăng giá của đồng USD hiện nay.

Thứ nhất là Fed thắt chặt chính sách tiền tệ (kể từ tháng 3/2022) và sẽ kéo dài ít nhất đến hết năm 2022 nhằm kiềm chế lạm phát; thứ hai là hiệu ứng “trú ẩn an toàn” của USD trong giai đoạn bất ổn địa chính trị.

Một số chuyên gia so sánh tình trạng kinh tế hiện tại với cú sốc dầu mỏ (trong những năm 1970) khi thế giới phải hứng chịu lạm phát và suy thoái kinh tế cùng một lúc.

Các nước có thể sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nguy hiểm hơn với chuỗi giá trị toàn cầu đan xen chặt chẽ hơn, có thể dẫn đến một “cơn bão hoàn hảo” chưa từng có trong lịch sử.

Theo đánh giá của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nền kinh tế thế giới sẽ không bước vào giai đoạn tăng trưởng chậm và lạm phát kéo dài do các điều kiện kinh tế hiện nay đã có nhiều thay đổi đáng kể so với những năm trước đây.

Cụ thể, các nền kinh tế tiên tiến đã chuyển sang ít sử dụng năng lượng hơn (sau cú sốc giá dầu trong những năm 1970 và đầu những năm 1980) và điều này có thể làm giảm tác động của giá dầu cao hơn. Bên cạnh đó, tỷ trọng của sản lượng công nghiệp trong tổng hoạt động kinh tế cũng đã giảm.

Ngân hàng trung ương các nước trở nên độc lập và có khuôn khổ chính sách tiền tệ mạnh mẽ và các nhà quản lý cũng hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc ổn định tình hình lạm phát.

Các nền kinh tế tiên tiến cũng trở lên linh hoạt hơn với những thay đổi trên thị trường lao động. Điều này giúp làm giảm nguy cơ "sốc" nguồn cung tiêu cực dẫn đến vòng xoáy giá cả-tiền lương.

Số tiền tiết kiệm được tích lũy trong thời kỳ đại dịch có thể được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt thu nhập và ảnh hưởng của lạm phát đối với hộ gia đình.

Ngoài ra, áp lực nguồn cung cũng sẽ giảm xuống khi các nước mở cửa biên giới trở lại và nhiều người tham gia lực lượng lao động hơn.

Các nền kinh tế của châu Á cũng được dự báo sẽ có khả năng chống chọi tốt với đà tăng của USD, khi tăng trưởng của các quốc gia này sẽ được lợi từ việc mở cửa trở lại nền kinh tế khi những biện pháp hạn chế phòng chống dịch COVID-19 được dỡ bỏ hoàn toàn.

Bên cạnh đó, các nước này cũng có thể có được một số khả năng cạnh tranh về xuất khẩu khi đồng nội tệ yếu hơn.

Ngược lại, thách thức đối với các nước này là chi phí nhập khẩu lương thực và năng lượng cao, cũng như tốc độ tăng trưởng đang chậm lại ở các thị trường xuất khẩu lớn.

Không giống như trong cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997-1998, hầu hết các quốc gia trong khu vực hiện nay đều có đủ dự trữ để bảo vệ đồng nội tệ của mình.

Các “Thỏa thuận hoán đổi tiền tệ” mới hình thành cũng sẽ giúp các nước này giảm bớt sự phụ thuộc vào USD trong thanh toán, giao dịch.

Nói cách khác, mặc dù tác động từ việc đồng USD trở lên mạnh hơn là rất lớn song các quốc gia châu Á vẫn có thể kiểm soát được tình hình, ít nhất là ở thời điểm hiện tại./.

Theo Anh Nguyên (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/con-bao-tai-chinh-moi-lieu-co-ap-toi-cac-nuoc-chau-a/801695.vnp

Nên xem

Thông qua Đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội

Thông qua Đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội

Theo Đề án của Đảng ủy Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội về sắp xếp, tinh gọn tổ chức MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ cấp Thành phố và cấp xã, việc tinh gọn tổ chức bộ máy phải bảo đảm vẫn giữ được tính gắn bó mật thiết với đoàn viên, hội viên và Nhân dân; nâng cao khả năng tập hợp vận động các tầng lớp nhân dân trong xã hội, thông qua việc bám sát tình hình thực tiễn ở các khu dân cư.
“Hoalac Techconnect and Innovation 2025”: Lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo

“Hoalac Techconnect and Innovation 2025”: Lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo

Nghị quyết số 57-NQ/TW đã vạch ra con đường và tạo động lực mạnh mẽ trên hành trình phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Khẳng định vai trò như một trung tâm nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ cao hàng đầu cả nước, Ban Quản lý các Khu Công nghệ cao và Khu Công nghiệp thành phố Hà Nội phối hợp các đơn vị tổ chức sự kiện “Hoalac Techconnect and Innovation 2025”.
EVNHANOI: Triển khai Tháng hành động An toàn, vệ sinh lao động năm 2025

EVNHANOI: Triển khai Tháng hành động An toàn, vệ sinh lao động năm 2025

Với mục tiêu An toàn cộng đồng và khách hàng sử dụng điện; không để xảy ra tai nạn lao động về người, tai nạn giao thông, tai nạn ngoài cộng đồng; thực hiện đầy đủ các quy định về công tác Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra, sáng 14/5, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác An toàn vệ sinh lao động - Phòng chống cháy nổ năm 2024: Triển khai Tháng hành động An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025.
Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao trong trường học

Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao trong trường học

Trong những năm qua, Công đoàn Trường Mầm non Hữu Bằng (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã không ngừng đẩy mạnh và đa dạng hóa các hoạt động thể dục thể thao trong toàn trường, tạo nên sân chơi lành mạnh, bổ ích cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Nhiều hoạt động chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5

Nhiều hoạt động chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5

Hướng tới kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5), Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai nhiều hoạt động thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả, góp phần lan tỏa tinh thần khoa học rộng khắp trong toàn xã hội.
Sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới

Sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới

Sau khi dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 được công bố công khai lấy ý kiến đã thu hút sự tham gia góp ý của đông đảo người dân trên địa bàn Thủ đô. Nhiều ý kiến đã bày tỏ đồng thuận việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013, mong muốn việc sửa đổi Hiến pháp sẽ mở ra cơ hội để đưa đất nước phát triển vững mạnh trong kỷ nguyên mới.
Bộ Y tế thông tin về dịch Covid-19 đang gia tăng ở Thái Lan

Bộ Y tế thông tin về dịch Covid-19 đang gia tăng ở Thái Lan

Theo Bộ Y tế, số ca mắc Covid-19 tăng tại Thái Lan liên quan đến sự gia tăng của biến thể phụ XBB.1.16 và khẳng định tại Việt Nam không ghi nhận các ổ dịch tập trung, tuy nhiên có sự gia tăng nhẹ trong 3 tuần gần đây.

Tin khác

Tổng thống Mỹ Donald Trump hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với 75 quốc gia, vùng lãnh thổ

Tổng thống Mỹ Donald Trump hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với 75 quốc gia, vùng lãnh thổ

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo hoãn thi hành thuế đối ứng trong 90 ngày với 75 quốc gia, vùng lãnh thổ "không trả đũa", thuế. Đồng thời, giảm thuế đối ứng xuống mức 10%. Riêng Trung Quốc bị tăng thuế tổng cộng lên 125%.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với hàng chục nền kinh tế

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với hàng chục nền kinh tế

Ngày 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế nhập khẩu với hàng chục nền kinh tế.
Ông Elon Musk ra "tối hậu thư" cho toàn bộ nhân viên liên bang Mỹ

Ông Elon Musk ra "tối hậu thư" cho toàn bộ nhân viên liên bang Mỹ

Ông Elon Musk ngày 22/2 nói rằng các nhân viên liên bang phải giải trình những công việc đã làm trong tuần trước hoặc từ chức.
Tình hình sức khoẻ của Giáo hoàng Francis

Tình hình sức khoẻ của Giáo hoàng Francis

Tòa thánh Vatican đã đưa ra thông báo cập nhật vào sáng 23/2, theo đó Giáo hoàng Francis đã có một đêm yên bình sau khi trải qua cơn nguy kịch vào buổi sáng.
Israel hoãn thả hàng trăm tù nhân Palestine

Israel hoãn thả hàng trăm tù nhân Palestine

Israel ngày 23/2 tuyên bố hoãn việc thả hàng trăm tù nhân Palestine cho đến khi nhóm chiến binh Hamas đáp ứng các điều kiện. Động thái này một lần nữa cho thấy sự mong manh của thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza.
Australia ban hành lệnh cấm người nước ngoài mua nhà trong vòng 2 năm

Australia ban hành lệnh cấm người nước ngoài mua nhà trong vòng 2 năm

Ngày 16/2, Chính phủ Australia thông báo sẽ cấm các nhà đầu tư nước ngoài mua nhà đã xây dựng tại quốc gia này trong vòng 2 năm.
Giẫm đạp ở ga xe lửa tại Ấn Độ, khiến ít nhất 15 người thiệt mạng

Giẫm đạp ở ga xe lửa tại Ấn Độ, khiến ít nhất 15 người thiệt mạng

Ít nhất 15 người thiệt mạng trong vụ giẫm đạp tại một nhà ga xe lửa ở thủ đô Ấn Độ khi đám đông chen chúc bắt tàu đến lễ hội hành hương.
Tổng thống Mỹ phê duyệt nhiều quy định thuế quan, một số nước vào "tầm ngắm"

Tổng thống Mỹ phê duyệt nhiều quy định thuế quan, một số nước vào "tầm ngắm"

Gần một tháng kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định áp thuế diện rộng đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, đánh thuế nhắm vào các ngành, khu vực hoặc quốc gia khác nhau, nhằm buộc đối tác thương mại phải đáp ứng yêu cầu về chính sách của ông.
Một chiếc máy bay đột ngột mất tích trên bầu trời Mỹ

Một chiếc máy bay đột ngột mất tích trên bầu trời Mỹ

Một chuyến bay chở 10 người đã biến mất trên bầu trời Alaska (Mỹ), làm dấy lên cuộc tìm kiếm điên cuồng.
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh trừng phạt Tòa án Hình sự quốc tế

Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh trừng phạt Tòa án Hình sự quốc tế

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh đóng băng tài sản, cấm nhập cảnh với quan chức Tòa Hình sự quốc tế vì điều tra "vô căn cứ" Mỹ và Israel.
Xem thêm
Phiên bản di động