Có nên không?
Giá dầu thô tiếp tục giảm | |
Ông Nguyễn Trần Bạt: 'Giá dầu phơi bày khuyết tật nền kinh tế' |
Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế- xã hội năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017 tại hội trường Quốc hội diễn ra ngày 9/6, trình bày trước các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Nguyễn Chí Dũng cho hay: Mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% năm 2017 được cho là cao nhưng Chính phủ thấy có cơ sở đạt được nếu triển khai đồng bộ các giải pháp và sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước đang có nhiều thuận lợi hơn.
Có nên khai thác thêm 1 tấn dầu thô là vấn đề được dư luận quan tâm. (ảnh Ifonet) |
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Chính phủ xác định không tăng trưởng bằng mọi giá và cũng không đánh đổi môi trường hay bất ổn kinh tế vĩ mô để lấy tăng trưởng. Đồng thời, xác định ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững là mục tiêu hàng đầu. Giải pháp căn cơ và căn bản là khơi dậy mọi tiềm năng và tận dụng mọi cơ hội có thể phát triển. Liên quan đến đề xuất khai thác thêm 1 triệu tấn dầu thô, Bộ trưởng Dũng nêu quan điểm: Việc làm này hoàn toàn tốt cho nền kinh tế và chúng ta vẫn còn có thể khai thác được. Lý do, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, hiện tại giá dầu phục hồi tốt và khả năng chúng ta vẫn còn khai thác được, Chính phủ quyết định tận dụng cơ hội này để khai thác bổ sung 1 triệu tấn dầu phục vụ cho tăng trưởng. Điều này hoàn toàn tốt cho nền kinh tế, không khai thác quá mức hay cạn kiệt nguồn tài nguyên. “Chúng tôi xin báo cáo bổ sung để Quốc hội yên tâm”- Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.
Mặc dù Bộ trưởng Bộ KHĐT nói như vậy, song theo tính toán của các chuyên gia thì để tăng trưởng thêm 0.5 điểm phần trăm và đạt mục tiêu 6.7% vào cuối năm, nền kinh tế cần tạo thêm hơn 23 nghìn tỷ đồng, tương đương 1.03 tỷ USD. Giả định mọi điều kiện khác không đổi và giá dầu thô là 50 USD, ước đoán lượng dầu cần khai thác thêm so với năm 2016 là 3 triệu tấn, nâng lượng dầu khai thác trong năm 2017 lên đến trên 18 triệu tấn. Như vậy, tăng khai thác thêm 1 triệu tấn dầu thô vẫn khó giải quyết vấn đề.
Còn các ĐBQH nhìn nhận thế nào vấn đề này? Tại buổi thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại hội trường, ĐB Phạm Phú Quốc (TP.HCM) cho rằng việc tăng trưởng GDP năm 2016 chỉ đạt 6,21%, thấp hơn mục tiêu đề ra là 6,7% có nguyên nhân chính là phát triển theo chiều rộng, khai thác tài nguyên đã bộc lộ nhiều bất cập. Do đó, việc lên kế hoạch khai thác thêm dầu thô đã chứng tỏ thêm mô hình tăng trưởng quá phụ thuộc tài nguyên. Còn ĐB Lý Tiết Hạnh (Bình Định), việc tăng khai thác dầu khi giá phục hồi là cần nhưng nếu chỉ để tăng trưởng GDP thì phải cân nhắc khi chúng ta đang hướng đến tăng trưởng chất lượng và cạnh tranh của chất. Bởi thế, ĐB Hạnh cho hay, phương thức đóng góp tài nguyên cho tăng trưởng GDP chỉ là giải pháp tình thế, thiếu bền vững và hệ lụy cho tương lai. Và theo ghi nhận của PV, nhiều ĐBQH tỏ ra không đồng tình với việc khai thác thêm 1 triệu tấn dầu thô cho mục tiêu tăng trưởng.
Cá nhân người viết nghĩ rằng, trong bối cảnh hiện nay tăng trưởng GDP phản ánh sức khỏe của nền kinh tế và đây cũng chính là chỉ số rất quan trọng để các nhà đầu tư nước ngoài “nhìn” vào để quyết định hoặc lên kế hoạch bỏ vốn đâù tư vào thị trường Việt Nam hay không. Tuy nhiên, nói đi phải nói lại, GDP xét cho cùng cũng chỉ là con số phản ánh giá trị sức lao động, của cải làm ra của hơn 90 triệu dân cũng như tổng tiền đầu tư cho phát triển mà thôi. Do đó, chất lượng tăng trưởng mới là điều quan trọng. Hiện nay, giá dầu thô đang dao động ở mức trên dưới 50 đô la Mỹ/thùng, đây chưa phải là mức cao, nếu chúng ta chấp nhận khai thác thêm 1 triệu tấn dầu thô để quy đổi ra tiền góp phần tăng trưởng chưa được 0,5% cho nền kinh tế là điều cần xem xét. Vì quan điểm của Chính phủ là không tăng trưởng bằng mọi giá.
Hơn thế nữa, xét trong bối cảnh hiện nay, dẫu ngân sách còn khó khăn, song chúng ta nếu biết tiết kiệm chi tiêu vẫn có thể dư ra số tiền khá lớn để chi cho đầu tư phát triển, cụ thể là tính tới khai thác thêm 1 triệu tấn dầu thô. Bằng chứng, cũng tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ĐB Phạm Minh Chính (UVBCT, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức TW) phát biểu “chỉ cần chúng ta tiết kiệm chi thường xuyên 1%, mỗi năm sẽ dư ra khoảng 10 nghìn tỷ đồng”. Do đó, nếu từ nay đến cuối năm chúng ta thực hiện nghiêm việc chi tiêu tiết kiệm, đi liền với chống thất thoát lãng phí, đẩy mạnh xuất khẩu thì mức tăng GDP hoàn toàn có thể đạt 6,7%. Hoặc nếu không đạt mức này, thì chất lượng tăng trưởng vẫn được duy trì hơn là chúng ta phải cố đạt mức tăng GDP bằng mọi giá.
L. Hà
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Thị trường 24/01/2025 07:08
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Tài chính 24/01/2025 07:06
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Thị trường 24/01/2025 06:59
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Thị trường 23/01/2025 15:59
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng
Thị trường 23/01/2025 09:18
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi
Thị trường 23/01/2025 07:41
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt
Thị trường 23/01/2025 06:56
Bộ Tài chính báo cáo bước đầu về tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 23/01/2025 06:49
Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít
Thị trường 22/01/2025 14:04
Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh
Thị trường 22/01/2025 07:34