-->
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

Cơ hội để hoàn thiện pháp luật lao động

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa được Việt Nam và 11 quốc gia ký kết ngày 8/3 tại Chi - Lê. 
co hoi de hoan thien phap luat lao dong Những ngành hàng Việt Nam có lợi nhất trong Hiệp định CPTPP
co hoi de hoan thien phap luat lao dong Chuyên gia Singapore: Việt Nam cần cải cách để tận dụng cơ hội CPTPP

Để đi tới sự thống nhất này, nội dung quyền về lao động là vấn đề được các bên “đưa lên, đặt xuống” trước khi 11 bộ trưởng kinh tế của 11 nước thành viên đặt bút ký. Vì vậy, bên cạnh lợi ích về thúc đẩy phát triển kinh tế, CPTPP được kỳ vọng tạo ra hàng triệu việc làm, bao gồm cả trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

co hoi de hoan thien phap luat lao dong
Nếu CPTPP được 11 quốc gia phê chuẩn chúng ta phải tiến hành sửa pháp luật về lao động để hài hòa lợi ích giữa các bên và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Phân tích về ý nghĩa của vấn đề lao động trong Hiệp định CPTPP đối với Việt Nam, ông Chang-Hee Lee - Giám đốc ILO Việt Nam cho biết: Các nhà kinh tế kỳ vọng rằng CPTPP, cùng với Hiệp định thương mại tự do (FTA) EU-Việt Nam, sẽ mang lại những lợi ích kinh tế to lớn cho Việt Nam, thông qua việc tăng tính cạnh tranh về giá của các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam trên những thị trường chính và đẩy mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm, bao gồm cả trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quan trọng hơn, CPTPP sẽ giúp tạo điều kiện cho cải cách trong nước ở nhiều lĩnh vực và xây dựng môi trường cho nền kinh tế cạnh tranh.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được Bộ trưởng 11 nước thành viên, gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam ký kết ngày 8/3.

Hiệp định được ký kết bởi 11 quốc gia, bao trùm thị trường rộng lớn với 500 triệu dân, chiếm 13,5% nền kinh tế thế giới và 15% thương mại toàn cầu. CPTPP được đánh giá tạo thuận lợi cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, giảm đói nghèo và nâng cao chất lượng sống của người dân các quốc gia thành viên.

“Chính phủ Việt Nam đang tích cực theo đuổi chương trình nghị sự về hội nhập kinh tế quốc tế. Quyết tâm đó được khẳng định bằng việc thông qua Nghị quyết số 6 của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2018. Tôi tin rằng điều này sẽ không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế mà còn cả về mặt xã hội”, Giám đốc ILO Việt Nam khẳng định.

CPTPP cùng với EU-Việt Nam FTA, được gọi là những FTA thế hệ mới, với đặc điểm là nhấn mạnh nhiều đến quyền lao động, cũng như bảo vệ tính bền vững của môi trường, để đảm bảo rằng tự do thương mại sẽ đóng góp vào phát triển bền vững, đồng thời giúp người lao động và doanh nghiệp cùng được hưởng lợi ích kinh tế một cách công bằng.

Nhấn mạnh ý nghĩa của chương về lao động trong CPTPP đối với Việt Nam, Giám đốc Chang-Hee Lee cho biết: Chương lao động của CPTTP dựa trên Tuyên bố 1998 của ILO. Chương này cũng đưa ra mối liên hệ giữa việc thực hiện Tuyên bố 1998 của ILO với các điều kiện thương mại trong một khuôn khổ thời gian nhất định, bao gồm cả các biện pháp trừng phạt có thể áp dụng.

Các FTA thế hệ mới yêu cầu tất cả các nước tham gia phải thông qua và duy trì các quyền được nêu trong Tuyên bố năm 1998 của ILO trong pháp luật, thể chế và thông lệ của họ. Các quyền này được quy định trong 8 công ước cơ bản của ILO, với nền tảng là: Tự do liên kết và công nhận hiệu quả quyền thương lượng tập thể (được quy định trong Công ước ILO số 87 và 98); loại bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc (Công ước ILO số 29 và 105); xoá bỏ lao động trẻ em (Công ước ILO số 138 và 182); xóa bỏ phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp (Công ước ILO số 100 và 111).

Tất cả các quốc gia thành viên của ILO, bao gồm Việt Nam, đều phải tôn trọng các quyền này. Đây được coi là những quyền được ghi nhận trên toàn thế giới trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa phê chuẩn 3 công ước cơ bản (Công ước số 87, 98 và 105) liên quan đến tự do liên kết, quyền thương lượng tập thể và loại bỏ lao động cưỡng bức. Vì vậy, bên cạnh ý nghĩa về thương mại, ông Chang-Hee Lee nhấn mạnh rằng Việt Nam nên coi đây như một cơ hội để hiện đại hoá pháp luật lao động và hệ thống quan hệ lao động trong khung thời gian đã định

Theo ông Chang-Hee Lee, trên thực tế, Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể về khuôn khổ pháp luật lao động trong quá trình tiến tới nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa kể từ thời kỳ đổi mới.

Những năm gần đây, diện bao phủ của sự bảo vệ về pháp luật đã được mở rộng dần đến người lao động trong nền kinh tế phi chính thức. Đồng thời, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu đã trở thành một quá trình ba bên với sự tham gia của đại diện của Chính phủ, người lao động và người sử dụng lao động, thông qua Hội đồng Tiền lương Quốc gia.

Tuy nhiên, Giám đốc ILO Việt Nam cho rằng, vẫn còn đó một số điểm yếu trong pháp luật lao động và các thể chế liên quan đến quan hệ lao động. Đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy người lao động không cảm thấy quyền lợi và mối quan tâm của họ được giải quyết và quy trình xử lý vấn đề không hiệu quả.

Tại Việt Nam, không hiếm trường hợp lãnh đạo công đoàn cơ sở lại là quản lý cấp cao của doanh nghiệp, điều không thể chấp nhận được tại hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới ngày nay. Quyền công đoàn là quyền của người lao động, và Công đoàn là tổ chức của người lao động, không bị giới sử dụng lao động can thiệp.

Bằng cách truyền tiếng nói của người lao động thông qua thương lượng tập thể và đối thoại xã hội, Công đoàn và hệ thống quan hệ lao động đóng góp vào ổn định chính trị và xã hội, đồng thời thúc đẩy cho thịnh vượng chung. Đó là kinh nghiệm mà các nước khác đã cho thấy trong nền kinh tế thị trường. Theo ông Chang-Hee Lee, việc sửa đổi Bộ Luật Lao động và đổi mới hệ thống quan hệ lao động phù hợp với Tuyên bố 1998 của ILO và bối cảnh của Việt Nam, chắc chắn sẽ giúp ích cho Việt Nam trong vấn đề này.

Bên cạnh đó, ông Chang-Hee Lee cũng nhấn mạnh, Việt Nam cần tiến tới phê chuẩn ba công ước cơ bản còn lại - Công ước số 87 về tự do liên kết, Công ước số 98 về quyền thương lượng tập thể và Công ước số 105 về xoá bỏ lao động cưỡng bức. Việt Nam đã cam kết thực hiện điều này thông qua chương phát triển bền vững của EU-Việt Nam FTA.

Giám đốc ILO Việt Nam cũng khẳng định, ILO sẽ tăng cường nỗ lực hỗ trợ Việt Nam trong cải cách pháp luật lao động và quan hệ lao động, không chỉ để Việt Nam thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về lao động của CPTPP và EU-Việt Nam FTA, mà còn nhằm xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý và hệ thống quan hệ lao động, phục vụ nhu cầu của người lao động, doanh nghiệp và xã hội, hướng tới ổn định về chính trị và thịnh vượng chung.

B.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (24/1, tức ngày 25 tháng Chạp), mặc dù thời tiết Hà Nội trở lạnh và có mưa, nhưng 200 công nhân lao động Công ty Cổ phần công trình đô thị Phú Thành thực sự cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội và tổ chức Công đoàn.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.

Tin khác

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Công đoàn Viên chức Việt Nam tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động huyện Phúc Thọ

Công đoàn Viên chức Việt Nam tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động huyện Phúc Thọ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, mới đây, đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam đã đến thăm, tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
Bình Dương: Chuyến tàu nghĩa tình đưa 200 lao động khó khăn đầu tiên về quê đón Tết

Bình Dương: Chuyến tàu nghĩa tình đưa 200 lao động khó khăn đầu tiên về quê đón Tết

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Dương vừa tổ chức lễ tiễn 200 công nhân lao động (CNLĐ) đầu tiên về quê đón Tết Ất Tỵ 2025 tại các tỉnh miền Trung, miền Bắc trên “Chuyến tàu xuân nghĩa tình”.
Đoàn viên công đoàn quận Hai Bà Trưng tranh tài bày mâm ngũ quả ngày Tết

Đoàn viên công đoàn quận Hai Bà Trưng tranh tài bày mâm ngũ quả ngày Tết

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng đã tổ chức Hội thi “Trưng bày mâm ngũ quả ngày Tết”. Hội thi thu hút sự tham gia của đông đảo cán bộ công đoàn cơ sở, đoàn viên và người lao động trên địa bàn quận.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội chủ trì Hội nghị.
Tổ chức chợ Tết Công đoàn cho đoàn viên, người lao động quận Ba Đình

Tổ chức chợ Tết Công đoàn cho đoàn viên, người lao động quận Ba Đình

(LĐTĐ) Những năm gần đây, cứ vào dịp cận Tết Nguyên đán, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Ba Đình lại tổ chức Chợ Tết Công đoàn. Tại phiên chợ, nhiều sản phẩm được giảm giá hoặc bán 0 đồng; qua đó góp phần giúp đoàn viên, người lao động được đón Tết đủ đầy, ấm áp và nghĩa tình.
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) ​​​​​​Ngày 22/1, tại Trường Mầm non Việt Triều Hữu nghị (quận Đống Đa), Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức tặng quà cán bộ, giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn các trường mầm non và chuyên biệt trực thuộc. Đây là hoạt động thường niên của ngành mỗi dịp Tết Nguyên đán.
Ra mắt Nghiệp đoàn lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở phường Ngọc Thụy với 81 đoàn viên

Ra mắt Nghiệp đoàn lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở phường Ngọc Thụy với 81 đoàn viên

(LĐTĐ) Chiều nay (21/1), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã công bố Quyết định thành lập Nghiệp đoàn lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở phường Ngọc Thụy với 81 đoàn viên. Đây là Nghiệp đoàn thứ 7 được thành lập và ra mắt trên địa bàn quận.
“Chuyến bay Công đoàn - Xuân 2025” đưa 450 lao động và người thân về quê đón Tết

“Chuyến bay Công đoàn - Xuân 2025” đưa 450 lao động và người thân về quê đón Tết

(LĐTĐ) Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trong ngày 25/1/2025, sẽ có 2 “Chuyến bay Công đoàn - Xuân 2025” từ Sài Gòn đi Vinh và đi Hà Nội, đưa 450 lao động và người thân về quê đón Tết.
Nỗ lực chăm lo tốt hơn cho đoàn viên Nghiệp đoàn Lái xe ô tô công nghệ

Nỗ lực chăm lo tốt hơn cho đoàn viên Nghiệp đoàn Lái xe ô tô công nghệ

(LĐTĐ) Chiều 20/1, Đại hội Chi bộ Nghiệp đoàn Lái xe ô tô công nghệ Hà Nội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2027 diễn ra thành công tốt đẹp. Đồng chí Lê Xuân Bình - Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Nghiệp đoàn Lái xe ô tô công nghệ Hà Nội tái đắc cử chức danh Bí thư Chi bộ Nghiệp đoàn.
Xem thêm
Phiên bản di động