Có được giữ lại tiền thai sản của người lao động?
Một bạn đọc hỏi: Vợ tôi đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng tại công ty và được hưởng chế độ thai sản. Tuy nhiên, sau khi cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán qua công ty thì công ty giữ lại một phần tiền và chỉ chuyển cho vợ tôi một phần với lý do là giữ lại để tránh trường hợp người lao động sau khi nghỉ 6 tháng thai sản thì nghỉ làm ở công ty luôn.
Công ty vợ tôi có trụ sở ở Hà Nội, vợ tôi làm trong chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Vừa rồi tình hình kinh doanh không tốt nên chi nhánh TP Hồ Chí Minh tạm ngưng hoạt động vô thời hạn, công ty trả lời tiền thai sản tạm giữ sau khi người lao động đi làm lại sẽ hoàn trả sau… Vậy trường hợp này tôi nên giải quyết như thế nào để bảo vệ quyền lợi cho vợ tôi?
- Thông tin bạn hỏi, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho hay: Khoản 3 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội quy định: Người lao động có quyền nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời theo một trong cách hình thức chi trả sau:
Trực tiếp từ cơ quan Bảo hiểm xã hội xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan Bảo hiểm xã hội ủy quyền; thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng; thông qua người sử dụng lao động.
Khoản 4 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội quy định: Người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Khoản 2, điểm d khoản 7 Điều 40 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động quy định như sau:
Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động mà người sử dụng lao động đã chiếm dụng tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi chiếm dụng tiền hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động.
Buộc hoàn trả cho người lao động số tiền hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc đã chiếm dụng của người lao động và lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với vi phạm quy định nêu trên.
Trường hợp của vợ của bạn, Công ty không chi trả đầy đủ, kịp thời tiền trợ cấp thai sản đối với vợ của bạn là sai quy định. Do đó, vợ của bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi đến Công đoàn cơ sở của công ty về hành vi công ty không chi trả đủ tiền hưởng chế độ thai sản cho vợ của bạn. Trường hợp vợ của bạn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Công đoàn hoặc công ty không giải quyết khiếu nại thì vợ của bạn có quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc làm đơn khiếu nại gửi đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tin khác
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Chính sách 03/02/2025 08:09
Mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình năm 2025
Chính sách 01/02/2025 21:23
Đi làm vào Tết Âm lịch 2025, người lao động được nhận lương thế nào?
Chính sách 25/01/2025 19:10
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Chính sách 24/01/2025 15:11
Mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2025
Chính sách 21/01/2025 06:05
Người nghỉ hưu sớm khi tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu
Chính sách 14/01/2025 22:00
Bảng lương của giáo viên năm 2025
Chính sách 11/01/2025 19:01
Đề xuất mới về điều kiện hưởng lương hưu từ 1/7/2025
Chính sách 10/01/2025 06:10
Đề xuất quy định về chế độ ốm đau của người lao động
Chính sách 05/01/2025 10:49
Tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong năm 2025
Chính sách 01/01/2025 17:31