Có được dồn ngày nghỉ phép của năm 2019 sang đầu năm mới 2020?
Bên cạnh tiền lương, tiền thưởng thì chế độ nghỉ phép năm cũng luôn là vấn đề được nhiều lao động quan tâm.
Năm 2019, người lao động được nghỉ ít nhất 12 ngày phép. Điều 111 Bộ Luật Lao động 2012 nêu rõ, nếu làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì người lao động được nghỉ phép năm và hưởng nguyên lương: 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt hoặc là lao động chưa thành niên, người khuyết tật; 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt. (Quy định trên không áp dụng với người lao động có thời gian làm việc dưới 12 tháng).
![]() |
Ảnh minh họa. |
Theo quy định tại khoản 1, điều 114 Bộ Luật Lao động hiện hành: người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.
Cụ thể, tại điều 26 Nghị định 05/2015/NĐ-CP: Tiền lương tính trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết (bằng =) Tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 6 tháng liền kề trước (chia :) Số ngày làm việc bình thường của tháng trước liền kề (nhân x) Số ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết.
Ngoài việc thanh toán tiền cho những ngày phép năm chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết nêu trên, người lao động còn có thể lựa chọn một trong hai cách:
Cách 1: Dồn ngày nghỉ phép vào Tết Âm lịch. Dù pháp luật không quy định nhưng hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều cho phép người lao động sử dụng số ngày phép còn lại của năm trước cho đến hết quý I năm sau. Chính vì vậy, trường hợp chưa nghỉ hết phép trong năm thì người lao động được nghỉ "nốt" phép trong 3 tháng đầu của năm kế tiếp.
Điều đặc biệt, Tết Âm lịch năm 2020 rơi vào cuối tháng 1/2020 Dương lịch, do đó, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động dồn những ngày phép chưa nghỉ cùng với ngày nghỉ Tết Âm lịch để có một đợt nghỉ dài ngày hơn, thuận tiện cho việc về quê hay các hoạt động vui chơi, giải trí…
Cách 2: Để dành phép cho năm sau. Cách giải quyết này căn cứ vào khoản 3, điều 111 Bộ Luật Lao động năm 2012: người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hàng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 3 năm một lần.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Uống nước nhớ nguồn

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất
Tin khác

LĐLĐ thành phố Hà Nội trao “Mái ấm Công đoàn” cho công nhân môi trường
Hoạt động 23/07/2025 13:06

Tăng lương tối thiểu nhưng không cắt giảm các chế độ hiện hành của người lao động
Chính sách 23/07/2025 09:39

Phát triển kinh tế bằng đồng vốn nghĩa tình
Vì lợi ích đoàn viên 22/07/2025 17:17

Hơn 1,4 triệu lượt đoàn viên được Công đoàn hỗ trợ trên 265 tỷ đồng
Vì lợi ích đoàn viên 22/07/2025 06:17

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
Việc làm 21/07/2025 22:24

Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội
Chính sách 21/07/2025 21:23

Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ
Hoạt động 21/07/2025 20:54

Tháng Công nhân 2025: Khẳng định vai trò tổ chức Công đoàn, lan tỏa tinh thần tiên phong, sáng tạo
Vì lợi ích đoàn viên 21/07/2025 20:31

Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao
Việc làm 21/07/2025 18:20

Cả nước hiện còn hơn 8,6 triệu đoàn viên công đoàn
Hoạt động 21/07/2025 17:27