Có đến 76,2% người lao động "tình nguyện" làm thêm giờ để tăng thu nhập nhằm cải thiện cuộc sống
Lương tối thiểu cần đảm bảo mức sống tối thiểu Tăng cường đối thoại, thương lượng, kịp thời giải quyết phát sinh do điều chỉnh thời gian làm thêm Giá leo thang, công nhân muốn làm thêm giờ |
Sáng nay (8/8), Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố kết quả khảo sát tình hình đời sống, việc làm, tiền lương của người lao động năm 2023. Cuộc khảo sát cho Ban Chính sách - Pháp luật và Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) phối hợp thực hiện.
Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật Tổng LĐLĐ Việt Nam Lê Đình Quảng thông tin tại Hội nghị. |
Thay mặt nhóm nghiên cứu công bố kết quả khảo sát, TS Phạm Thị Thu Lan - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) cho biết: 52,3% người lao động có làm thêm giờ, số ngày làm thêm giờ trung bình 1 tháng là 10,71 ngày; số giờ làm thêm trung bình 1 ngày là 1,75 giờ. Bên cạnh đó, có 76,2% người lao động tham gia khảo sát "tình nguyện" làm thêm giờ để kiếm thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống, thời gian làm thêm giờ trung bình mong muốn là 47,3 giờ/tháng.
Tiền lương cơ bản hàng tháng của người lao động (làm đủ giờ công, ngày công, không bao gồm tiền làm thêm giờ) nhận được trung bình là khoảng 6 triệu đồng (tăng 8,4% so với khảo sát tháng 3/2022).
Mức lương cơ bản này cao hơn tiền lương tối thiểu từ 37,5% đến 51,9% (tùy theo từng vùng). Còn 3,5% người lao động nhận được mức lương cơ bản thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Theo kết quả khảo sát được công bố, trong số người lao động tham gia khảo sát có 27,5% người lao động làm việc trong ngành Dệt may; 16,9% người lao động làm việc trong ngành Điện, điện tử; 7,3% làm việc trong ngành Thương mại; 5,7% làm việc trong ngành Chế biến nông lâm thủy sản; 4,4% làm việc trong ngành Da giày và 38,1% làm việc trong các ngành khác như cơ khí, giao thông vận tải, xây dựng... Trong số 2.982 phiếu khảo sát, có 62,9% người lao động thuộc Vùng 1; 12,3% thuộc Vùng 2; 16,4% thuộc Vùng 3 và 8,4% thuộc Vùng 4. |
Về thu nhập, thu nhập trung bình của 2.982 người lao động khảo sát đạt hơn 7,8 triệu đồng/tháng, trong đó tiền lương cở bản chỉ chiếm 76,7% thu nhập hàng tháng của họ, 23,3% khác đến từ tiền làm thêm giờ và các khoản trợ cấp, phụ cấp của doanh nghiệp;
Có 52,3% người lao động có làm thêm giờ, số tiền nhận được trung bình hơn 1,3 triệu đồng/người/tháng (chiếm 17,1% thu nhập trung bình của người lao động).
Chỉ có 24,5% người lao động cho biết tiền lương và thu nhập chỉ vừa đủ đáp ứng 100% chi tiêu cho cuộc sống; còn lại 75,5% người trả lời cho biết thu nhập hiện tại không đáp ứng đủ thu nhu cầu chi tiêu của họ, thậm chí, có trường hợp thu nhập chỉ đáp ứng được 45% nhu cầu chi tiêu.
Đáng chú ý, có 17,3% người lao động phải thường xuyên vay nợ dẫn đến 3,1% người lao động thường xuyên bị đe dọa, khủng bố và 45,2% người vay nợ có tâm trạng lo lắng bất an.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy: Tiền lương là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến quyết định lập gia đình của 53,7% người lao động và quyết định con của 72,0% người lao động.
Có tới 17,6% người lao động không sống cùng con dưới 18 tuổi vì lý do tiền lương thấp và 2,2% người lao động chưa từng mua sữa công thức cho con dưới 6 tuổi và chỉ có 37,7% người lao động có tiền lương đủ để đảm bảo 100% nhu cầu học tập của con.
Có tới 46,5% người lao động chỉ đủ tiền để mua một số loại thuốc cơ bản để chữa bệnh và còn tới 6,3% cho biết thu nhập hiện tại hoàn toàn không đủ cho họ mua thuốc và khám chữa bệnh và 6,5% người lao động cho biết họ không làm gì cả vẫn đi làm bình thường và để bệnh tự khỏi.
TS Phạm Thị Thu Lan - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) công bố kết quả khảo sát. |
Khảo sát cũng cho thấy: Người lao động ở Vùng 1 phải bỏ ra một khoản tiền trung bình là 1,8 triệu đồng/tháng (bao gồm cả điện nước), số tiền này chiếm 23,6% tiền lương và 17,9% thu nhập hàng tháng của người lao động.
Có 12,3% người lao động đã từng rút bảo hiểm xã hội một lần, số lần rút trung bình là 1,13 lần, trong đó người rút nhiều nhất là 4 lần và người rút thấp nhất là 1 lần.
Từ kết quả trên, Tổng LĐLĐ Việt Nam khuyến đề nghị các bộ ngành, các địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản sản xuất kinh doanh, đặc biệt là về nguồn hàng, đơn hàng, vốn, ưu đãi thuế, thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp, từ đó tạo việc làm ổn định và thu nhập bền vững cho người lao động. Đồng thời có ngay các giải pháp quyết liệt kiềm chế lạm phát, bình ổn giá, nhất là giá điện, xăng dầu và các mặt hàng thực phẩm, tiêu dùng thiết yêu của người lao động.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Đời sống 10/01/2025 11:09
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết
Đời sống 08/01/2025 17:40
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng
Đời sống 08/01/2025 17:33
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội
Đời sống 04/01/2025 11:43
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?
Đời sống 01/01/2025 22:36
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội
Đời sống 31/12/2024 13:49
Nhiều kết quả quan trọng trong lĩnh vực lao động, người có có công và xã hội
Đời sống 27/12/2024 19:40
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Đời sống 24/12/2024 07:51
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35