Cơ cấu đại biểu hợp lý sẽ hoạt động hiệu quả hơn
Địa điểm tiếp nhận hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND | |
Công bố danh sách Ban Chấp hành Trung ương khoá XII |
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã ban hành Nghị quyết về dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần ĐBQH khóa XIV chốt số lượng ĐBQH khóa XIV là 500 người. Theo đó, số lượng đại biểu ở trung ương dự kiến là 198 người - bằng 39,6%.
Trong đó, các cơ quan Đảng 11 đại biểu; Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ 18; các cơ quan của Quốc hội (đại biểu chuyên trách ở Trung ương) 114 người. Đáng chú ý, về cơ cấu số lượng ủy viên ban chấp hành TƯ Đảng tham gia QH khóa XIV sẽ có khoảng 80 ủy viên (dự kiến có 12-14 vị là Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư). UBTVQH cũng dự kiến số lượng đại biểu của Bộ Quốc phòng là 15 người, Bộ Công an 3 người. Số lượng đại biểu ở địa phương là 302 người - bằng 60,4%, trong đó 63 trưởng đoàn sẽ là lãnh đạo chủ chốt và 67 phó đoàn chuyên trách (mỗi địa phương một người, riêng Hà Nội, TP HCM, tỉnh nghệ An và Thanh Hoá có 2 phó đoàn).
Số đại biểu doanh nghiệp, hiệp hội, nghiệp đoàn về lĩnh vực sản xuất kinh doanh dự kiến là 7 người (phân bổ 3 doanh nghiệp nhà nước, 4 hiệp hội, nghiệp đoàn về sản xuất kinh doanh). Đại biểu ngoài Đảng 25-50 người, trẻ dưới 40 tuổi khoảng 50, tái cử khoảng 160 đại biểu.
Thực hiện theo Nghị quyết của UBTVQH, Mặt trận Tổ quốc VN TP. Hà Nội đã tiến hành hội nghị hiệp thương lần thứ nhất liên quan đến số lượng, cơ cấu, thành phần các ứng viên ĐBQH khóa XIV và đại biểu HĐNDTP nhiệm kỳ 2016 - 2021. Theo phân bổ của UBTVQH, số lượng ĐBQH khóa XIV của TP. Hà Nội là 30 đại biểu. Trong đó, đại biểu cư trú và làm việc tại Hà Nội 16 người, đại biểu TƯ giới thiệu 14.
Tại hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, sau khi thảo luận, bàn bạc, hội nghị đã thống nhất đề nghị UBTVQH điều chỉnh số đại biểu TƯ giới thiệu về Hà Nội giảm xuống 10 người, đại biểu cư trú và làm việc ở Hà Nội là 20. Theo các đại biểu dự hội nghị hiệp thương, sở dĩ giảm bớt số lượng đại biểu TƯ thay bằng tăng thêm số đại biểu địa phương là bởi Hà Nội sau khi mở rộng địa giới hành chính thì quy mô diện tích và số dân đều lớn, do đó cần tăng số đại biểu ở địa phương mới đại diện cho mọi giai tầng cử tri của Thủ đô, nói được tiếng nói của dân, đồng thời đi sâu, đi sát các vấn đề mà nhân dân quan tâm trên địa bàn.
Ủy ban Bầu cử TP. Hà Nội vừa có thông báo về địa điểm tiếp nhận hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và ứng cử đại biểu HĐND TP. Hà Nội, nhiệm kỳ 2016 - 2021, tại trụ sở thường trực Ủy ban Bầu cử TP. Hà Nội - tầng 10, phòng 1003, tòa nhà Trung tâm Công nghệ thông tin - truyền thông, số 1 Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội. Như vậy, so với các tỉnh, thành khác, Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên mở văn phòng tiếp nhận hồ sơ của công dân ứng cử đại biểu QH và HĐNDTP. |
Về việc để nâng cao quyền tự ứng cử của nhân dân, cũng như nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của hai cơ quan dân cử (Quốc hội và HĐND TP), theo PGS Lê Mậu Hãn (chuyên gia viết về lịch sử Quốc hội) thì, UBTVQH và thường trực HĐNDTP cần có cơ cấu hợp lý để các ứng viên độc lập chiếm tỉ lệ xứng đáng trong QH và HĐNDTP. Bởi những ứng viên độc lập sẽ là động lực để hoạt động nghị trường; đặc biệt là hoạt động của HĐND ngày càng chất lượng hơn. Nhìn lại các nhiệm kỳ vừa qua, hoạt động của QH nói chung, HĐND TP. Hà Nội nói riêng đã có những tiến bộ rõ rệt về hiệu quả.
Tuy nhiên, có một thực tế là, số lượng đại biểu ở các cơ quan chính quyền, chính trị, đoàn thể quá nhiều, trong khi số lượng đại biểu đại diện cho các giai tầng trong xã hội còn ít. Thế nên, trong công tác hoạt động HĐND như chất vấn, phản biện vẫn chưa cao. Bởi thế, để nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND, cần phải cơ cấu lại số lượng đại biểu theo hướng tăng số lượng đại biểu tự ứng cử, giảm số lượng đại biểu đang kiêm nhiệm các chức trong bộ máy chính trị, chính quyền…
Quốc hội là cơ quan lập pháp và giám sát tối cao. Do vậy, ngoài việc cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng thành luật, nghị quyết, còn có chức năng xem xét các vấn đề hệ trọng quốc gia và giám sát cơ quan hành pháp. HĐND cũng có chức năng xem xét, thông qua các vấn đề quan trọng của tỉnh, thành phố và giám sát sự điều hành của UBND các cấp cũng như sở ngành. Thế nên, để hoàn thành sứ mạng trước nhân dân, cử tri, đòi hỏi mỗi đại biểu ngoài tính chuyên tâm, còn phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng và thời gian để tiếp xúc cử tri nhiều hơn. Do vậy, việc giảm bớt số lượng đại biểu ở các cơ quan của hệ thống chính trị, chính quyền như NQ của UBTVQH khóa XIII về cơ cấu, số lượng đại biểu trong QH khóa XIV là một chủ trương đúng đắn.
Hương Phạm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Tin khác
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Tin mới 02/02/2025 22:16
Rạng rỡ Việt Nam
Tin mới 02/02/2025 14:03
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành
Tin mới 01/02/2025 12:24
Quy định rõ hiệu lực của giấy tờ được cấp trước khi thực hiện sắp xếp bộ máy
Tin mới 01/02/2025 11:45
Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ ô tô lao xuống kênh ở Nam Định ngày mùng 2 Tết
Tin mới 31/01/2025 20:33
TP.HCM: Xử lý hơn 1.500 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong 5 ngày đầu kỳ nghỉ Tết
Tin mới 30/01/2025 18:30
Bộ Nội vụ đề xuất thành phố Hà Nội được tổ chức 10 phòng thuộc UBND cấp huyện
Tin mới 30/01/2025 06:45
Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày đầu xuân mới
Tin mới 29/01/2025 12:09
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khát vọng vươn mình của Thủ đô trong kỷ nguyên mới
Tin mới 29/01/2025 10:37
Thông điệp chúc Tết Ất Tỵ 2025 của Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 29/01/2025 01:25