Chuyện về những “thiên thần cứu hộ”
Trao hỗ trợ công nhân môi trường có hoàn cảnh khó khăn gặp tai nạn giao thông Kéo giảm tai nạn giao thông |
Không bỏ rơi người bị nạn
21h30, khi phần lớn người dân đã trở về tổ ấm thì tại địa điểm số 42 đường Nguyễn Xiển (quận Thanh Xuân, Hà Nội), FAS Angel lại tổ chức họp mặt, phân công nhiệm vụ và chuẩn bị sẵn sàng lên đường làm việc. Được biết, hàng ngày, vào thời điểm này, anh Phạm Quốc Việt (sinh năm 1987, quê ở Xuân Trường, Nam Định) cùng các thành viên trong nhóm sẽ chia nhau ra, đi tới các tuyến đường trong Thành phố để đi tuần, cứu giúp người gặp TNGT, sơ cứu vết thương và giúp những người gặp sự cố trên đường phố.
Trung bình mỗi ngày FAS Angel sơ cứu được cho khoảng 8 - 12 ca, chủ yếu vào các giờ cao điểm và buổi đêm. Mọi chi phí đi lại, trang bị dụng cụ, y tế sơ cứu vết thương đều từ tiền túi của thành viên.
Đội Hỗ trợ sơ cứu FAS Angel hỗ trợ lực lượng y tế và công an khi các vụ tai nạn xảy ra. |
Chia sẻ về ý tưởng thành lập FAS Angel, anh Việt cho biết, anh trước đây cũng là nạn nhân của một vụ TNGT và hiểu rõ được cảm giác bất lực, vô vọng của người bị nạn khi nhìn quanh không một ai giúp đỡ. Vì vậy, sau khi may mắn thoát khỏi cửa tử anh đã quyết định phải làm điều gì đó để những người bị tai nạn không phải trải qua cảm giác của mình.Anh Việt kể, vào một tối mùa Đông năm 2016, trời rét căm căm, Việt tan giờ làm đi bộ về nhà thì bất ngờ bị một người phụ nữ đi xe máy đâm trúng từ phía sau. Khi anh tỉnh lại thì thấy mình vẫn đang nằm trên đường. Cách đó một đoạn, người phụ nữ kia cũng nằm bất động.
Dù đầu rất đau và choáng nhưng anh vẫn nhận thấy nhiều ô tô, xe máy lướt qua rất nhanh và không ai dừng lại. Một cảm giác hoảng sợ, đơn độc, bất lực bủa vây Việt khi thấy những ánh mắt của người đi đường lướt qua vội vã. Một lúc lâu sau, Việt dồn hết sức giơ tay lên báo hiệu cho mọi người biết mình còn sống. May mắn, có một cô gái dừng lại nhưng do quá sợ hãi nên không biết phải làm gì và anh lại là người hướng dẫn cho cô các bước sơ cứu cơ bản cho chính mình rồi gọi xe cấp cứu…
Tâm sự về công việc của mình, anh Việt nói, ngay từ những ngày đầu thành lập đội, anh đã nhắc nhở các thành viên phải tuân thủ 5 tôn chỉ hoạt động, hay còn gọi là 5 Không: Không bỏ rơi - Không thu phí - Không phân biệt - Không tranh cãi - Không kết án. Trước đây, khi anh về quê, câu hỏi anh nghe nhiều nhất mỗi khi về thăm nhà là: “Làm có được nhiều tiền không?”, “Cứu người như thế có được tiền đâu mà làm”… Sau này, nhờ báo chí và các bài viết trên mạng xã hội chia sẻ về công việc cứu người của anh và các thành viên, mọi người đã hiểu hơn. Những câu hỏi kia không còn nữa, thay vào đó là những câu động viên: “Con (cháu) cứu được nhiều người chưa?”, “Có vất vả lắm không?”... Khi thấy mọi người dần dần thay đổi cách nhìn nhận, Việt rất vui. |
Sau vụ tai nạn, Việt bị chấn thương sọ não, ra viện với tình trạng sức khỏe suy giảm nặng và không thể tiếp tục công việc đang làm, anh về quê dưỡng bệnh. Năm 2017, khi sức khỏe đã khá hơn, Việt lại rời quê lên Hà Nội, bắt đầu một cuộc sống mới với công việc chạy xe công nghệ.
Tuy nhiên, nỗi ám ảnh về vụ tai nạn năm đó dường như là một ký ức kinh hoàng không thể quên đối với anh. “Vì không muốn ai phải rơi vào nỗi sợ giống mình nên tôi có ý định vừa chạy xe vừa đi sơ cứu “lưu động” trên đường. Nghĩ là làm, tôi mua một chiếc túi cứu thương, băng gạc, nước muối và luôn mang bên người, thấy ai bị nạn thì lập tức giúp đỡ”, anh Việt chia sẻ.
Dần dần, anh em chạy xe công nghệ biết công việc của Việt nên đã tự nguyện tham gia ngày càng nhiều. Tháng 9/2019, FAS Angle được thành lập và đến nay đã có 50 thành viên. Các thành viên trong đội đều được đào tạo sơ cứu bài bản, thường xuyên tổ chức các buổi dạy sơ cứu miễn phí, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ các tổ chức chuyên về kỹ năng sơ cứu. Với tôn chỉ không bỏ rơi ai, luôn coi những người nằm kia là người thân của mình, họ hết lòng cứu giúp người bị nạn, màu áo đồng phục của FAS Angle cũng đã trở nên quen thuộc với nhiều người.
Chị Hà Thị Thu (trú tại quận Tây Hồ), một người gặp TNGT được FAS Angel giúp đỡ, cho biết, cách đây không lâu, lúc đang đi trên đường, chị bị một chiếc xe ô tô quệt vào, các ngón tay bị dập, xương cẳng tay và xương bả vai bị gãy.
“Trong lúc đang đau đớn và hoang mang thì tôi được một tình nguyện viên của FAS Angel đến sơ cứu vết thương. Động tác của anh ấy rất chuyên nghiệp khiến tôi nghĩ đây là cán bộ y tế. Thật may mắn vì nhờ có sự giúp đỡ của các anh chị mà mà tôi được sơ cứu và đưa đi cấp cứu kịp thời. Nếu không chắc đến bây giờ tôi vẫn chưa bình phục được”, chị Thu tâm sự.
Vượt qua những định kiến
Theo chia sẻ của các thành viên, FAS Angel có 3 hoạt động chính đó là sơ cứu vết thương cho người bị TNGT; bảo vệ hiện trường và tài sản của nạn nhân; phối hợp với cơ quan chức năng để tìm kiếm nhân chứng cũng như thông tin của nạn nhân và gia đình… Với thu nhập ít ỏi, hàng tháng, mọi người vẫn sẵn sàng đóng quỹ mua các dụng cụ y tế hỗ trợ công việc. Các thành viên trong đội cho biết, đây là những việc tử tế, có ý nghĩa tốt đẹp cho cuộc sống và cộng đồng nên đã thôi thúc họ tham gia thiện nguyện.
Đội bàn bạc, triển khai nhiệm vụ trước khi xuất phát. |
Mặc dù xuất phát từ mục đích tốt nhưng trong quá trình làm việc, các thành viên trong nhóm gặp phải không ít khó khăn, thậm chí là sự nghi ngờ, thiếu tin tưởng của người xung quanh và chính cả những nạn nhân. Anh Việt kể, có lúc gặp một vụ tai nạn, khi các thành viên lấy dụng cụ sơ cứu từ túi y tế ra thì nhiều người trong đám đông vây quanh nhìn họ đầy vẻ coi thường như “xe ôm biết gì mà sơ cứu, đụng vào rồi người ta bị làm sao lại mang tiếng, có khi chữa từ lợn lành thành lợn què…”. Thậm chí, không ít người còn ngăn cản các thành viên tiếp cận người bị nạn. Có nạn nhân nhất định phải đợi xe cấp cứu và bác sĩ đến dù có phải chờ đợi mà không ý thức được rằng họ đang bỏ qua thời gian vàng để sơ cứu hiệu quả…
Người sáng lập FAS Angel chia sẻ, trong số hơn 2.500 vụ TNGT mà đội của anh từng sơ cứu, những lời cảm ơn mà các anh nhận được chưa quá… 30. “Chúng tôi không cảm thấy buồn về điều đó. Tôi luôn nghĩ rằng, biết đâu họ giữ lời cảm ơn trong lòng để một ngày nào đó họ cũng làm như chúng tôi khi gặp một vụ TNGT. Điều đó còn quý hơn nhiều lần những lời cảm ơn mà họ nhắn gửi cho chúng tôi”, anh Việt tâm sự./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học
Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy
Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết
Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025
Tin khác
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Nhịp sống Thủ đô 02/02/2025 21:31
Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm
Luật Thủ đô 2024 02/02/2025 18:39
Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm
Nhịp sống Thủ đô 02/02/2025 18:36
Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính
Thủ đô 02/02/2025 15:10
Lễ hội Gò Đống Đa 2025 sử dụng công nghệ 3D mapping hiện đại
Nhịp sống Thủ đô 02/02/2025 14:18
Sức hút của Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/02/2025 06:03
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dâng hương tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi
Nhịp sống Thủ đô 01/02/2025 21:21
Hà Nội: Thêm tuyến buýt điện kết nối với Đại học Tài nguyên và Môi trường
Nhịp sống Thủ đô 01/02/2025 16:42
Nhân dân Thủ đô đón Tết trong không khí vui tươi, an toàn
Chỉ đạo - Điều hành 31/01/2025 18:48
Hà Nội thành lập, mở rộng 15-20 cụm công nghiệp
Chỉ đạo - Điều hành 31/01/2025 15:27