Chuyện người gìn giữ nghề rối Tế Tiêu
Rối Tế Tiêu: Niềm tự hào nơi chốn đồng quê |
Di sản bên sông
Bên dòng sông Đáy, cách Văn Giang chỉ vài bước chân là phường rối Tế Tiêu của thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức. Đây là nơi duy nhất của Hà Nội còn lưu giữ hoàn chỉnh loại hình nghệ thuật rối cạn. Có điều lạ ở Tế Tiêu, dù là làng ven sông, nhưng ngoài nghệ thuật rối nước thì thế mạnh nơi đây lại là rối cạn.
![]() |
Anh Phạm Công Bằng, Nghệ nhân ưu tú trẻ nhất Việt Nam, trưởng phường rối Tế Tiêu. (Ảnh: Đinh Luyện) |
Rối cạn Tế Tiêu được hình thành và ra đời vào thời Lê Trung Hưng. Các bậc tiên hiền khai ấp, mở làng, sau khi về đoạn đất bồi màu mỡ ven dòng sông Đáy đã khai hoang, lập làng, dạy người dân trồng lúa và sáng tạo ra múa rối cạn để giải trí sau những ngày nông bận rộn. Từ đây, trò rối cạn phát triển, trở thành một hoạt động văn hóa tinh thần của cộng đồng cư dân.
Một điểm đặc sắc của rối cạn Tế Tiêu mà ít nơi nào có được, đó là sự kết hợp hài hòa và tinh tế của các thành phần khác nhau như sân khấu, quân rối, trò và tích trò, kỹ thuật điều khiển, nghệ thuật trình diễn, âm nhạc, văn học, hát thoại...
Để điều khiển con rối một cách tròn vai, nghệ nhân phải thật khéo, hóa thân vào nhân vật và có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau. Không chỉ vậy, nhạc cụ phục vụ các tích trò rối cạn Tế Tiêu cũng thuần Việt với nhị, đàn tam, trống cái, trống con, não bạt... Lời hát trong sân khấu múa rối cạn Tế Tiêu không chỉ là các làn điệu dân ca, hát nói, hát ngâm, mà còn được chắt lọc từ nhiều thể loại kịch hát dân tộc gồm tuồng, chèo, hát văn, quan họ. Cùng đó, sân khấu rối cạn có thể cố định dưới dạng thủy đình hoặc sân khấu di động để phục vụ việc lưu diễn của phường rối ở bất cứ đâu.
Anh Phạm Công Bằng, Nghệ nhân ưu tú trẻ nhất Việt Nam, Trưởng phường rối Tế Tiêu chia sẻ, anh sinh ra trong gia đình có truyền thống về múa rối, với cha là “nghệ sĩ nông dân” Phạm Văn Bể, cùng các thành viên trong gia đình đã gắn bó nhiều năm với nghề múa rối. Nhờ “nôi” nghệ thuật như vậy, nên Nghệ nhân ưu tú Phạm Công Bằng đã sớm nuôi dưỡng niềm đam mê với nghệ thuật rối cạn, quyết tâm gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống của cha ông.
Theo anh Bằng, để thực hành nghệ thuật múa rối trước mắt phải cần con rối. Sáng tạo ra một quân rối độc đáo, mới mẻ là một bài toán khó đối với những người nghệ nhân làm rối. Phải sáng tạo làm sao để không bị thương mại hóa, mà vẫn giữ được hồn cốt dân tộc mới là điều cần thiết. Sáng tạo nhưng vẫn phải lồng ghép được những yếu tố văn hóa truyền thống mang tính bản sắc vào tác phẩm để người xem cảm nhận được rõ nét văn hóa Việt Nam trong những tạo hình con rối, trong những điệu hò, vè, ca dao thấm đẫm tâm hồn Việt. Làm rối đã khó, nhưng để có thể tạo nên một buổi diễn hoàn hảo, thì điều khiển rối cũng là một trong những kỹ thuật quan trọng.
Anh Phạm Công Bằng kể rằng, để điều khiển được kỹ thuật này, đòi hỏi người biểu diễn phải trải qua quá trình tập luyện rất vất vả, có tay nghề cao, đôi bàn tay dẻo dai, uyển chuyển, những người nghệ nhân phải thực sự tinh tế và hiểu ý nhau. Có như vậy, người điều khiển mới biểu diễn được nhiều động tác linh hoạt, sống động và đặc biệt có hồn, rất hấp dẫn người xem.
Xem anh Phạm Công Bằng biểu diễn, tôi nghiệm ra rằng, rối cạn Tế Tiêu "dễ mà khó". Dễ ở chỗ là không như rối nước, mà sân khấu của rối cạn chỉ cần "căng phông, dựng bạt" là có thể biểu diễn ở bất cứ đâu. Còn khó là bởi, rối Tế Tiêu hay diễn các tích tuồng - sự khác biệt rõ nét so với các phường rối cạn khác chuyên diễn các tích chèo cổ. Đặc biệt, rối tuồng là loại hình diễn xướng rất khó, đề cao yếu tố vũ đạo, đặc biệt là động tác chân của nhân vật. Các động tác của mỗi nhân vật lại có đặc trưng riêng. Chưa kể, tất cả các cử chỉ, "ngôn ngữ cơ thể" của quân rối đều xuất hiện trọn vẹn dưới con mắt khán giả, chứ không được che bớt đi một phần như rối nước. Muốn diễn thành thục, phải mất nhiều năm luyện tập
Gắn với du lịch để phát triển
Những năm gần đây, đáp lại chính sách bảo tồn, gìn giữ, phát huy văn hóa dân tộc của Đảng và Nhà nước, một số lĩnh vực văn hóa vật thể, phi vật thể đang trên đà dần được hồi sinh, khởi sắc. Nằm trong xu hướng chung đó, các tiết mục múa rối Việt Nam xuất hiện nhiều hơn tại các sân khấu lớn nhỏ như các kỳ Festival Huế, những hội diễn toàn quốc, hoạt động thường kỳ tại Bảo tàng Dân tộc học, phố đi bộ Hà Nội… và được nhiều công ty du lịch bổ sung vào chương trình du lịch phố cổ Hà Nội.
Cũng nhờ có đất diễn như vậy nên rối Tế Tiêu - với gần 100 trò diễn, hàng nghìn chú rối - đã vượt khỏi làng xã, đến với những hội diễn lớn ở Hà Nội, dự liên hoan quốc tế tổ chức tại Bảo tàng Dân tộc, các triển lãm du lịch làng nghề, các kỳ Festival Huế… và giành được cả giải thưởng lẫn sự yêu mến của khán giả trong và ngoài nước.
Theo Nghệ nhân ưu tú Phạm Công Bằng, trong gần 100 trò diễn, có hơn 20 tích trò là rối tuồng cha ông để lại như: Chém tá trích trong vở tuồng Sơn Hậu, Thoát Hoan chui ống đồng, Thạch Sanh chém trăn tinh, Thánh Gióng đánh giặc Ân...
Ngoài rối tuồng, phường rối Tế Tiêu cũng biểu diễn cả rối chèo, bài vè, ví, kịch; các tác phẩm đương đại, phản ánh hiện thực đời sống xã hội hiện nay. Các tiết mục thường mang tính vui tươi, dí dỏm, trữ tình, tạo nên sức lôi cuốn đối với người xem. Với sức sống bền vững và sự đặc sắc của nghệ thuật này. Năm 2020, rối cạn Tế Tiêu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nhắc đến định hướng phát triển tương lai của loại hình nghệ thuật này, anh Phạm Công Bằng chia sẻ, nước ta đang trong thời kỳ hội nhập, thời đại công nghệ, nên khán giả thường bị cuốn hút bởi những phương tiện giải trí khác hấp dẫn mà quên đi những giá trị văn hóa của dân tộc. Không chỉ rối, mà nhiều môn nghệ thuật truyền thống đều gặp khó khăn. Chính vì thế, cá nhân anh luôn đau đáu với suy nghĩ, muốn nghệ thuật truyền thống có sức sống, thì cần thổi hơi thở đương đại vào nghệ thuật. Điều ấy sẽ thu hút các bạn trẻ hơn.
“Trong những năm gần đây, bên cạnh các vở diễn cổ kể về những câu chuyện lịch sử, anh hùng cách mạng của dân tộc, phường rối chúng tôi đã có nhiều sự sáng tạo ra những trò diễn mới mang tính chất đương đại gần gũi với cuộc sống hằng ngày…”, Nghệ nhân ưu tú Phạm Công Bằng chia sẻ.
Một điểm đáng chú ý nữa là hiện cách lan tỏa tình yêu văn hóa dân gian của rối Tế Tiêu cũng hết sức đặc biệt. Đó là không chỉ sáng tạo trong các vở diễn để phù hợp với đương đại, mà với mong muốn tìm người kế cận giữ nghề cho đời sau, hằng năm, phường rối Tế Tiêu đều mở các lớp dạy nghề, truyền nghề, hay đơn giản hơn là các lớp trải nghiệm múa rối cho học sinh trên địa bàn.
Qua đây, các em học sinh được tận tay làm những con rối và biểu diễn một số trò rối đơn giản. Qua đó, góp phần cho các em hiểu và thêm yêu nghệ thuật rối cạn nói riêng và nghệ thuật sân khấu truyền thống nói chung, từ đó vun bồi nên tình yêu nghệ thuật dân tộc.
Theo dân gian truyền lại, rối cạn Tế Tiêu có bề dày lịch sử lên đến hơn 400 năm. Trải qua nhiều thời kỳ gián đoạn, loại hình sân khấu dân gian này lại được hồi sinh trên mảnh đất Tế Tiêu vào những năm 1954 - 1957, và phát triển mạnh vào những thập niên 70 nhờ sự cống hiến của các bậc nghệ nhân như: Cố nghệ nhân Lê Đăng Nhượng, cố nghệ nhân Phạm Văn Bể. Rối cạn Tế Tiêu đã được ghi tên mình vào danh mục "Di sản văn hóa phi vật thể" cấp Quốc gia. |
Đinh Luyện
Nên xem

Nhận định Girona vs Mallorca: “Ngựa ô” kiệt sức đối đầu đội khách thảnh thơi

Genoa vs AC Milan: Tìm lại vị thế

Nhận định Crystal Palace vs Nottingham Forest: Hy vọng cuối cùng cho đội khách

Giá vàng hôm nay (5/5): Giá vàng trong nước dự báo giảm

Tỷ giá USD hôm nay (5/5): Đồng USD vẫn trên đà phục hồi

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, ngành Du lịch đón khoảng 10,5 triệu lượt du khách

Nam Định vùi dập Hà Nội 3-0 trong "trận chung kết sớm"
Tin khác

Giải phóng mặt bằng phải là nhiệm vụ “trọng điểm của trọng điểm”
Nhịp sống Thủ đô 04/05/2025 20:37

Tạo đột phá trong phát triển văn hóa, con người Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 04/05/2025 10:41

50 năm thống nhất đất nước qua lăng kính nghệ thuật
Nhịp sống Thủ đô 30/04/2025 20:43

Thủ đô rộn ràng chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam và Quốc tế Lao động
Nhịp sống Thủ đô 30/04/2025 20:41

Đông nghẹt người tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam dịp lễ 30/4
Nhịp sống Thủ đô 30/04/2025 20:40

Hà Nội ngợp Cờ đỏ trong ngày đại lễ 30/4 lịch sử
Nhịp sống Thủ đô 30/04/2025 14:29

Công an thành phố Hà Nội dâng dương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ trong ngày đại lễ 30/4
Nhịp sống Thủ đô 30/04/2025 10:31

Bảo đảm an ninh trật tự đón người dân vào Lăng viếng Bác
Nhịp sống Thủ đô 30/04/2025 10:30

Tự hào khi được hòa mình vào những ngày lễ kỷ niệm tháng Tư lịch sử
Thủ đô 30/04/2025 09:21

Phó Giám đốc Sở NN&MT Hà Nội: Công tác GPMB là phép thử năng lực giữa các đơn vị liên quan
Nhịp sống Thủ đô 29/04/2025 19:22