Chuyên gia mách cách giúp con tránh xa đồ ăn nhanh
Đái tháo đường ở trẻ em có xu hướng gia tăng: Báo động từ việc ăn uống | |
Dùng thức ăn nhanh như thế nào để không bị gây hại? |
Bố mẹ cần giúp con tránh xa đồ ăn nhanh. Ảnh minh họa. |
BS Phạm Đức Minh - Trưởng Bộ môn dinh dưỡng Bệnh viện 103, Học Viện Quân Y đã chia sẻ kinh nghiệm tại Hội thảo khoa học "Dinh dưỡng, chất lượng thực phẩm với sức khỏe cộng đồng" do Hội Dinh dưỡng Việt Nam tổ chức ngày 5.12.
Theo các chuyên gia, suy dinh dưỡng vẫn là vấn đề nghiêm trọng trên toàn cầu. Tại Việt Nam, tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi, thể nhẹ cân là 14,5%, thể thấp còi 24,9%, gầy còm 6,8% và thừa cân béo phì 4.8%.
Đánh giá về tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng hiện nay, BS Minh cho rằng: "Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở Việt Nam hiện nay vẫn còn cao, mặc dù nền kinh tế đang phát triển, những thống kê gần đây cũng không cho thấy sự tương thích giữa tỉ lệ suy dinh dưỡng với thu nhập. Như vậy, vấn đề nằm ở kiến thức. Khi chúng ta có điều kiện kinh tế nhưng không có nghĩa là chúng ta có thể chuẩn bị được một bữa ăn cân đối và đầy đủ cho trẻ em và những người trong gia đình".
Theo BS Minh, trong bất kỳ điều kiện kinh tế nào, chúng ta cũng có thể tìm được những thực phẩm tốt, phù hợp với đứa bé của mình. "Bố mẹ hãy thủ thỉ những câu khuyên con, hàng ngày hàng giờ, mỗi khi bắt đầu con ăn, giúp con hiểu rằng đồ ăn nhanh là thứ hấp thụ cực kỳ nhanh và không đợi chờ để đường tiêu hóa của con phân tách ra thành những gói khác nhau để vào cơ thể. Hậu quả là thức ăn hấp thu vào đúng phần mỡ của người đó mà thôi".
BS Minh cũng cho rằng nên ưu tiên giai đoạn mà trẻ đang phát triển, đặc biệt là học mẫu giáo, đó là thời kỳ lý tưởng để đưa con đi kiểm tra dinh dưỡng. "Đó là thời kỳ chúng ta can thiệp được nhiều hơn, vì càng lớn con càng không thuộc về mình nữa, trẻ rời mình ra, có môi trường riêng, suy nghĩ riêng. Chúng ta cần trang bị kiến thức nền đủ tốt từ lúc trẻ 2 tuổi tự ăn được đến khi 5- 6 tuổi, tôi có thể khẳng định, kiến thức đó tồn tại rất bền với đứa bé đó".
"Ở nhà, tôi vẫn để rất nhiều các loại hạt, các con tôi nhai hàng ngày. Và chúng nhạy cảm đến mức độ là những gì có chữ quá nhiều thì hết sức cẩn thận vì phải đọc kỹ, những đồ quá ngọt hoặc đồ sẵn là chúng không ăn. Ở lớp, khi phát hiện ra đồ ăn mà trẻ phát hiện ra nhiều chữ thì trẻ sẽ từ chối, sẽ quay về lấy đúng thực phẩm mà bố mẹ cho. Trẻ con nên nhìn thấy và biết những thực phẩm nào là tốt, nên chọn loại còn nguyên hình, củ quả như củ khoai, sắn, các loại hạt còn tốt hơn rất nhiều những thứ cho vào chai đóng sẵn"- BS chia sẻ.
Theo Thùy Linh/laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47