-->

Chuyển đổi số: Yêu cầu tất yếu của ngành logistics

(LĐTĐ) Chuyển đổi số không còn là xu hướng mà trở thành yêu cầu tất yếu của ngành logistics trên toàn thế giới. Mặc dù lợi ích mang lại từ chuyển đổi số là rất rõ ràng, tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn cả ở cấp độ vĩ mô và vi mô, cả ở các cơ quan quản lý Nhà nước, địa phương và doanh nghiệp.
Doanh nghiệp logistics miền Trung xây dựng mô hình và giải pháp trọn gói Viettel Solutions đồng hành chuyển đổi số ngành Cảng biển và Logistics

Khảo sát tại Báo cáo Logistics năm 2023 của Bộ Công Thương cho thấy, có 90,5% các doanh nghiệp dịch vụ logistics tham gia khảo sát đang còn ở giai đoạn số hóa, bao gồm cấp độ 1 là tin học hóa và cấp độ 2 là kết nối. Trong đó, phần lớn các doanh nghiệp đang ở cấp độ 2 với tỷ lệ chiếm tới 73,5%.

Chỉ có 5% doanh nghiệp dịch vụ logistics đã tiến lên cấp độ 3 là trực quan hóa, 2,2% ở cấp độ 4 là minh bạch hóa. Đặc biệt, chỉ có 1,9% doanh nghiệp dịch vụ logistics đã tiến lên cấp độ 5 là có khả năng dự báo và con số rất “khiêm tốn” 0,4% doanh nghiệp đạt đến cấp độ cao nhất, cấp độ 6 là có khả năng thích ứng.

Chuyển đổi số: Yêu cầu tất yếu của ngành logistics
Ảnh minh họa: BT

Tại Diễn đàn Logistics Vùng lần thứ 5, ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, hiện tại trên thị trường, các doanh nghiệp dịch vụ logistics thực hiện chuyển đổi số đạt từ cấp độ 3 trở lên còn rất ít, chủ yếu tập trung ở nhóm doanh nghiệp lớn. Trong khi đó, phần lớn với 90% các doanh nghiệp dịch vụ logistics ở Việt Nam còn đang ở giai đoạn số hóa. Điều này cho thấy, chuyển đổi số trong ngành logistics tại Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu, chưa thực sự được chú trọng và đầu tư đúng mức.

Logistics được coi là xương sống của nền kinh tế. Chuyển đổi số đang không còn là xu hướng mà đã trở thành yêu cầu tất yếu của ngành logistics trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Sự phát triển của thị trường logistics tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp dịch vụ logistics, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua ứng dụng công nghệ số.

“Hiện nay, thị trường logistics Việt Nam có sự tham gia của khoảng 43 nghìn doanh nghiệp trong nước, đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và khoảng 30 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia, với các tên tuổi lớn như: DHL, FedEx, Maersk Logistics, APL Logistics, CJ logistics, KMTC Logistics… Điều này cho thấy, sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường dịch vụ logistics vốn rất nhiều tiềm năng. Thực tế đó đặt ra yêu cầu cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics để vừa khắc phục được những vấn đề nảy sinh trong đợt dịch bệnh vừa qua, vừa có thể tận dụng được lợi thế hiện nay của cách mạng số và thành tựu Cách mạng công nghiệp 4.0. Thông qua hoạt động chuyển đổi số, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics sẽ thay đổi tư duy, tạo sự đột phá để nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí logistics, tăng trưởng, có thêm khách hàng và đạt lợi nhuận tối đa vượt trội so với trước khi chuyển đổi số”, Chủ tịch Phạm Tấn Công nói.

Cũng tại diễn đàn, ông Nguyễn Đức Hiển - Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho biết, logistics đang là ngành dịch vụ có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của các nước, trong đó có Việt Nam. Trong những năm qua, cùng với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, ngành logistics ở Việt Nam đã và đang được quan tâm đầu tư phát triển, chất lượng được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu.

Ngành dịch vụ logistics được coi là xương sống của chuỗi cung ứng, do đó yêu cầu về chuyển đổi số trong ngành cũng không nằm ngoài xu thế chung của toàn bộ nền kinh tế. Tại Việt Nam, chuyển đổi số đã được định hướng trong Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, xác định logictics là một trong 8 ngành cần được ưu tiên chuyển đổi số trước.

Đặc biệt, vùng Đồng bằng sông Hồng là thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn cho ngành logistics phát triển. So với các vùng kinh tế khác trong cả nước, vùng có hệ thống hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ và tốt nhất cả nước với đầy đủ 5 phương thức vận tải, cả đường bộ, đường biển, đường sông, đường hàng không, đường sắt với ba tuyến hành lang kinh tế đi qua. Do đó, ngành logistics của vùng Đồng bằng sông Hồng còn có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển hơn nữa trong thời gian tới.

Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển nhận định, là nền kinh tế phát triển năng động, đã tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do, trong đó có các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới không chỉ mở ra không gian thị trường rộng lớn, thúc đẩy các hoạt động sản xuất, thương mại, đầu tư phát triển mạnh mẽ, mà còn tạo nên những cơ hội mới cho Việt Nam thúc đẩy phát triển mạnh mẽ lĩnh vực logistics.

Theo ông Nguyễn Đức Hiển, để phát triển ngành logistic nói chung và thúc đẩy chuyển đổi số ngành logistic nói riêng cần có sự vào cuộc đồng bộ, kịp thời, hiệu quả của các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp. Do đó, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương kiến nghị một số nhiệm vụ trọng tâm cần quan tâm triển khai trong thời gian tới.

Đó là, tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác thể chế, nhất là việc thể chế hóa kịp thời các quan điểm, đường lối của Đảng trong phát triển logistics và quá trình chuyển đổi số của ngành. Chú trọng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng logistics đồng bộ, hiện đại; phát huy vai trò của logistics thúc đẩy liên kết vùng, liên kết giữa các địa phương nội vùng mạnh mẽ. Cần tháo gỡ các cơ chế chính sách trong hoạt động đầu tư hạ tầng thúc đẩy liên kết vùng như nghiên cứu hình thành các quỹ đầu tư phát triển hạ tầng để khai thác quỹ đất để thúc đẩy liên kết vùng.

Cần phát triển logistics thông minh dựa trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, tận dụng và khai thác tối đa hiệu quả của quá trình chuyển đổi số để phát triển ngành logistics. Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa đủ sức tham gia vào mạng lưới phân phối toàn cầu; phát triển thương mại điện tử, các loại hình thương mại dựa trên nền tảng số hóa. Chú trọng huy động các nguồn lực cho phát triển logistics theo hướng xã hội hóa, tăng cường hợp tác công - tư trong xây dựng và phát triển các trung tâm logistic trong và ngoài nước, đặc biệt đối với các thị trường đối tác chiến lược.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng tiền từ thị trường.
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2): Tỷ giá USD tiếp tục duy trì đà tăng khi thị trường phản ứng trước dữ liệu lạm phát Mỹ và chính sách thuế mới từ Tổng thống Donald Trump. Chỉ số USD Index giữ vững trên ngưỡng 108, cho thấy đồng bạc xanh vẫn đang hưởng lợi từ các yếu tố vĩ mô.
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Trong tuần qua, giá dầu Brent giảm 2,1%, còn giá dầu WTI giảm 2,9%, kéo dài đà giảm từ tuần trước. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 73,81 USD/thùng, giảm 0,27%, giá dầu Brent ở mốc 76,5 USD/thùng, giảm 0,29%. Trong nước, giá xăng dầu vẫn ổn định sau kỳ điều chỉnh đầu tiên của tháng 2.
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu

Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Chelsea vs West Ham sẽ diễn ra vào lúc 03h00 ngày 4/2 ở vòng 24 Premier League 2024/25.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

(LĐTĐ) Dự báo ngày 3/2, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, đêm và sáng có mưa, mưa rào rải rác. Gió chuyển hướng Đông Bắc cấp 3.

Tin khác

Bảo đảm thông tin liên lạc dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Bảo đảm thông tin liên lạc dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện các phương án bảo vệ an toàn mạng lưới thông tin liên lạc, đặc biệt là ngăn chặn và xử lý các thông tin lừa đảo, giả mạo trên môi trường mạng; đảm bảo đường truyền thông suốt, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân trong các ngày nghỉ Tết.
Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nghệ An triển khai hiệu quả chuyển đổi số

Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nghệ An triển khai hiệu quả chuyển đổi số

(LĐTĐ) Năm 2024, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Nghệ An tiếp tục nâng cao hiệu quả các chương trình tín dụng; đẩy mạnh chuyển đổi số, bảo đảm hoạt động của ngân hàng ngày càng đồng bộ, chuyên nghiệp, tạo sự thuận lợi và hài lòng cao cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Việt Nam sẽ có chính sách thúc đẩy phát triển và quản lý dựa trên rủi ro đối với AI

Việt Nam sẽ có chính sách thúc đẩy phát triển và quản lý dựa trên rủi ro đối với AI

(LĐTĐ) Thời gian qua, Việt Nam đã ghi nhận những bước tiến thực chất qua các doanh nghiệp công nghệ số lớn đầu tư mạnh mẽ cho lĩnh vực AI như Viettel, VNPT, Mobifone, FPT, CMC, VinAI... Nhiều doanh nghiệp đã đạt được các thành tựu nghiên cứu ứng dụng nổi bật, góp phần xây dựng nền tảng cho một hệ sinh thái AI phát triển, giúp Việt Nam tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành trung tâm công nghệ của khu vực.
Ngành khoa học và công nghệ đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

Ngành khoa học và công nghệ đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Những kết quả đạt được trong năm 2024 đã khẳng định rõ hơn vai trò của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững của Việt Nam.
Luật Công nghiệp công nghệ số tạo động lực phát triển kinh tế số và đột phá công nghệ

Luật Công nghiệp công nghệ số tạo động lực phát triển kinh tế số và đột phá công nghệ

(LĐTĐ) Luật Công nghiệp công nghệ số tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển ngành Công nghiệp công nghệ số với trọng tâm là các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, từng bước chuyển dịch từ lắp ráp, gia công, sang sáng tạo, thiết kế, tích hợp, sản xuất, làm chủ công nghệ lõi tại Việt Nam.
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0

Khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0

(LĐTĐ) Ngày 12/12, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Lễ công bố và Hội thảo khoa học thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ Net Zero.
Nhiều sáng kiến đẩy nhanh tiến độ cài đặt và kích hoạt iHanoi

Nhiều sáng kiến đẩy nhanh tiến độ cài đặt và kích hoạt iHanoi

(LĐTĐ) Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã có nhiều sáng kiến, huy động lực lượng đến từng nhà, hướng dẫn nhân dân cài đặt và kích hoạt ứng dụng iHanoi.
Hà Nội tăng cường chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh

Hà Nội tăng cường chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Mục tiêu của Hà Nội là phát triển Thủ đô hài hòa, theo hướng “Văn hiến - Văn minh - Xanh - Thông minh - Hiện đại” vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; xây dựng nền tảng chính quyền số minh bạch, hiệu quả; xây dựng nền tảng hạ tầng thông tin đô thị thông minh.
Phát triển công nghiệp bán dẫn, động lực mới cho Việt Nam và Hà Nội

Phát triển công nghiệp bán dẫn, động lực mới cho Việt Nam và Hà Nội

(LĐTĐ) Trong bối cảnh xu hướng của chuỗi giá trị bán dẫn đang dần chuyển dịch sang các nước Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá là có đầy đủ điều kiện và yếu tố cần thiết để phát triển công nghiệp bán dẫn từ hệ thống chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nguyên liệu phong phú, nguồn nhân lực trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ dồi dào.
Xem thêm
Phiên bản di động