Chuyển đổi số ở Thái Nguyên
Một em bé vừa chào đời, có thể nhận được một tin nhắn chúc mừng của lãnh đạo tỉnh; một vụ việc bức xúc xảy ra trên địa bàn, người dân cũng có thể tương tác trên nền tảng số để các đồng chí lãnh đạo tỉnh đều biết, kịp thời chỉ đạo các cấp, ngành, cơ quan chức năng vào cuộc, giải quyết. Thậm chí, ở các huyện miền núi, đi chợ mua rau cũng trả tiền bằng quét mã QR… Trên bình diện lãnh đạo, chỉ đạo, công tác xây dựng Đảng, Thái Nguyên cũng là địa phương đi đầu trong chuyển đổi số gắn với ứng dụng sổ tay đảng viên điện tử. Đồng thời, Thái Nguyên cũng là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước đưa vào hoạt động Trung tâm Điều hành thông minh IOC thành phố Sông Công.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Thái Nguyên năm 2021. |
Nhận thức được tầm quan trọng của Cách mạng công nghiệp 4.0, sự lên ngôi của khoa học và công nghệ trong kỷ nguyên số, thực hiện theo chủ trương, nghị quyết của Đảng, chỉ đạo của Thủ tướng, ngày 31/12/2020, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU về Chương trình chuyển đổi số (CĐS) giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Với việc ban hành Nghị quyết này, Thái Nguyên là tỉnh đầu tiên ban hành Nghị quyết về CĐS; Ngày CĐS của tỉnh.
Cùng với đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thông thoáng thu hút đầu tư... Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy coi công tác CĐS là một trong những nhiệm vụ chính trị trong tâm của cả nhiệm kỳ. Nhờ sự quyết liệt này, bằng những cách làm sáng tạo, đột phá, chỉ sau 2 năm, theo báo cáo xếp hạng đánh giá mức độ CĐS năm 2022 do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố, tỉnh Thái Nguyên xếp thứ 8/63 tỉnh, thành phố về Chỉ số CĐS (DTI). Cụ thể, Thái Nguyên xếp vị trí thứ 7 về Chính quyền số, thứ 15 về Kinh tế số và thứ 9 về Xã hội số. Năm 2023, Thái Nguyên là tỉnh liên tiếp hai năm liền đứng vị trí thứ 8/63 tỉnh, thành phố trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số DTI.
Ngay từ năm 2020, Thái Nguyên xem CĐS là một trong những bước đột phá (Ảnh: Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên - Nguyễn Thanh Hải phát biểu tại Chương trình tập huấn về CĐS trên địa bàn tỉnh 10/2021). |
Đồng thời, là một trong 10 địa phương dẫn đầu về hạ tầng số (hiện có 6 doanh nghiệp viễn thông với 1.800 điểm thu phát sóng điện thoại di động; tổng số thuê bao điện thoại di động là 1.758.000 thuê bao, đạt tỷ lệ xấp xỉ 134 thuê bao/100 dân. Mạng truyền số liệu dùng chung của cơ quan Đảng, Nhà nước được kết nối 4 cấp hành chính, thông suốt đến 100% đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong toàn tỉnh). Về chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2023 do UNDP công bố ngày 2/4/2024, Thái Nguyên đứng thứ 2/63 tỉnh, thành phố.
Đến nay, Thái Nguyên đã thành lập trên 2.225 tổ công nghệ cộng đồng với gần 15.000 thành viên nòng cốt để hỗ trợ CĐS cho người dân; Ứng dụng C Thái Nguyên đã có khoảng 250.000 người cài đặt và sử dụng; trên 70.000 người cài đặt, sử dụng ứng dụng Thái Nguyên ID để kết nối doanh nghiệp và người lao động; 140.000 hộ dân được tạo tài khoản để đưa thông tin lên mạng.
Đặc biệt, khi xác định CĐS là một trong những khâu đột phá, nên các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh rất ủng hộ và hưởng ứng rất mạnh mẽ. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 324 doanh nghiệp công nghệ số, đem lại tổng doanh thu kinh tế số đạt gần 26 tỷ USD.
Từ thành tựu bước đầu của CĐS, gắn với những đột phá chiến lược, liên tiếp các năm qua, tốc độ tăng GRDP của Thái Nguyên luôn đạt mức khá cao. Năm 2023, thu ngân sách đạt trên 20.000 tỷ đồng, vượt kế hoạch để ra. Đặc biệt, Thái Nguyên tự hào là 1 trong 18 địa phương điều tiết ngân sách về Trung ương.
Với những thành quả về CĐS, thời gian qua một số địa phương trong cả nước đã đến trao đổi kinh nghiệm với tỉnh để hợp tác trong lĩnh vực này.
Là “dân” bách khoa, nên ngay sau khi được Trung ương giao nhiệm vụ Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên (5/2020), khi đó nhiều người đã tham vấn tân Bí thư học tập một số mô hình phát triển kinh tế của Sơn La, hoặc Quảng Ninh, nhưng sau khi xem xét, nghiên cứu cập nhật xu hướng phát triển của thế giới, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thị Thanh Hải cùng Ban Thường vụ quyết định “tiến quân” vào lĩnh vực CĐS, xem đó là “chìa khóa vàng” giúp tỉnh sớm thu hẹp khoảng cách về triển kinh tế - xã hội với các địa phương có quy mô kinh tế lớn trên cả nước. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nghệ An triển khai hiệu quả chuyển đổi số
Chuyển đổi số 07/01/2025 11:47
Việt Nam sẽ có chính sách thúc đẩy phát triển và quản lý dựa trên rủi ro đối với AI
Xã hội 03/01/2025 13:20
Ngành khoa học và công nghệ đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội
Chuyển đổi số 31/12/2024 08:13
Luật Công nghiệp công nghệ số tạo động lực phát triển kinh tế số và đột phá công nghệ
Xã hội 27/12/2024 14:15
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
Khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0
Chuyển đổi số 12/12/2024 13:59
Nhiều sáng kiến đẩy nhanh tiến độ cài đặt và kích hoạt iHanoi
Chuyển đổi số 08/12/2024 13:35
Hà Nội tăng cường chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh
Xã hội 05/12/2024 16:25
Phát triển công nghiệp bán dẫn, động lực mới cho Việt Nam và Hà Nội
Xã hội 03/12/2024 12:54
Thành phố thông minh, quản trị, điều hành linh hoạt dựa trên dữ liệu
Xã hội 02/12/2024 22:11