Chuyện chăn nuôi bò sữa ở Ba Vì: Bao giờ mới có sự gắn kết hai nhà?
Nâng cao giải pháp phát triển đàn bò ở Việt Nam | |
Doanh nghiệp “bỏ chạy”... ai dám nuôi bò sữa? |
Từ đơn phản ánh...
Theo đơn của bà con thuộc các hộ chăn nuôi bò sữa tại khu vực xã Vạn Thắng (Ba Vì, Hà Nội) phản ánh, kể từ sau khi IDP tiếp nhận vùng nguyên liệu tại xã Vạn Thắng, thay thế cho Công ty cổ phần thực phẩm ANCO trước đó (bị phá sản), người chăn nuôi ở đây đã bị IDP o ép rất nhiều. Cụ thể, người dân bị IDP ép ngay từ khi 2 bên ký hợp đồng. Đáng chú ý, hợp đồng không có sự thỏa thuận của 2 bên, mà là do IDP soạn thảo và đưa người dân ký. Một số bà con cho hay: “Nói là ký kết hợp đồng, nhưng thực chất đó là sự ép buộc. Đơn giản, vì chúng tôi không được phép thỏa thuận, hay tham gia thay đổi vấn đề gì trong hợp đồng. Nếu chúng tôi không ký kết, không nhất trí với điều khoảng đã nêu trong hợp đồng, thì chỉ có nước bán bò đi. Nhưng tiền đầu tư mua bò, đầu tư chuồng trại, nếu bán đi chúng tôi lấy tiền đâu trả nợ. Vào thế bí, nên buộc phải ký hợp đồng”.
Để bảo vệ người dân, phát triển chăn nuôi bò sữa ổn định, cần sự vào cuộc của cơ quan chức năng. |
Cụ thể, khi vào mùa hè (các tháng 4, 5, 6..) IDP thu mua của người dân là 25kg/sữa/ngày; mùa đông và xuân ( các tháng 10, 11, 12, 1, 2,3 ) là 34kg/ngày. Nhiều người cho rằng, IDP quy định, chỉ thu mua sản lượng sữa mùa đông không vượt quá 35% so với sản lượng mùa hè, trong khi đó nhiều hộ năng suất sữa vào mùa đông có thể tăng 100 -150% là không hợp lý. Điều oái oăm, nếu như sản lượng vượt mức quy định theo hợp đồng, hoặc không đủ sản lượng như ký kết, đều bị doanh nghiệp trừ 2.000 đồng/kg. Về vấn đề này, nhiều người dân bức xúc: Chúng tôi thiếu sản lượng theo hợp đồng đã ký kết trừ tiền là đúng, nhưng vì sao sản lượng tăng lên mà cũng bị trừ tiền. IDP cần phải điều chỉnh lại sản lượng thu mua sao cho hợp lý, để người chăn nuôi chúng tôi đỡ bị thiệt thòi.
Không chỉ phản ánh về việc trừ tiền khi sản lượng sữa tăng lên, người chăn nuôi còn phản ánh, IDP còn ép người dân trong việc thu mua sữa bò sau khi sinh. Theo đó, trước đây, một con bò mới sinh, sau khi báo cho phía công ty đến kiểm tra, thì 5 ngày sau khi bò đẻ là sữa bò đã được công ty thu mua. Thế nhưng gần đây, bò sau khi sinh phải từ 10 – 20 ngày IDP mới nhập sữa. Một ngày bò cho sữa trung bình từ 20-30 lít. Công chăn nuôi, thức ăn…chí phí là rất lớn. Vì thế, nếu công ty chậm mua sữa một ngày là chúng tôi bị thiệt hại rất nhiều. Ngoài ra, số sữa đó chúng tôi cũng không biết xử lý thế nào, uống thì không hết.
... đến cách trả lời không thuyết phục
Luôn khẳng định chiến lược phát triển của IDP gắn liền với vùng nguyên liệu truyền thống Ba Vì và IDP không hề o ép người dân như phản ánh. Thế nhưng, khi chúng tôi hỏi có hay không việc IDP ép người dân phải mua hỗ trợ công ty 1 thùng sữa tươi/1 tháng/1 hộ, đồng thời trừ thẳng vào tiền bán sữa của người dân? Vị đại diện của IDP trả lời, do đặc thù mùa đông ở Miền Bắc khó tiêu thụ sản phẩm, bởi thế trước khi thực hiện chương trình kêu gọi người dân chia sẻ với IDP bằng hình thức mua hỗ trợ sữa tươi, đều được sự đồng ý của UBND TP. Hà Nội, Sở NN & PTNT, chính quyền địa phương bằng văn bản. Tuy nhiên, khi chúng tôi yêu cầu cung cấp những văn bản đó, thì phía IDP lại không đưa ra được. |
Ngoài ra, theo ý kiến phản ánh của người chăn nuôi bò sữa, không chỉ bị doanh nghiệp o ép về những vấn đề nêu trên, mà việc kiểm nghiệm và thu mua sữa của IDP cũng khiến nhiều người dân bức xúc. Bà Thanh - một người chăn nuôi bò sữa - cho biết: “Tại một trạm thu mua sữa nào đó, nếu như có một hộ chăn nuôi bò có chất lượng sữa kém, thì IDP quy cho cả trạm đó là sữa kém và mua giá rẻ. Thậm chí, một con bò bị ốm, chúng tôi đã báo lên trạm, nhưng chưa có đơn xin nghỉ ốm cho bò, thì cũng không được chấp nhận. Khi đó, sản lượng bị thiếu hụt thì người dân vẫn phải chịu, cho đến khi doanh nghiệp nhận được đơn”. Bên cạnh đó, mới đây, người chăn nuôi bò sữa ở huyện Ba Vì còn tố bị IDP ép, khi họ đưa ra một thông báo với nội dung: Người chăn nuôi chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. Theo đó, mỗi hộ chăn nuôi phải mua một thùng sữa tươi thành phẩm Ba Vì, từ công ty IDP với giá 270.000 đồng/thùng, trong vòng 3 tháng (12, 1, 2) với lý do: Mùa đông doanh nghiệp không tiêu thụ được sữa?.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên đã liên hệ với IDP và bà Nguyễn Thị Mai – Trưởng phòng Nông vụ - cho biết: “Những thắc mắc trên của người chăn nuôi về vấn đề thu mua sữa và quy trình lấy mẫu, thu mua sữa phía công ty đều nêu rất chi tiết trong hợp đồng. Nếu người dân muốn có một bên thứ 3 để test mẫu, thì cơ quan đó phải đủ chức năng, nghiệp vụ phân tích”. Chia sẻ về vấn đề hạn chế số lượng mua tối đa vào mùa hè cũng như mùa đông, bà Mai cho rằng: “Hiện tại, vào mùa hè IDP đã để khoảng giao động là 5% chênh lệch sữa cho người dân; đối với sản lượng mùa đông, để đảm bảo người dân “không tuồn” sữa ngoài vào, IDP đã thực hiện việc trừ tiền 2.000 đồng/1kg sữa, đối với số lượng vượt định mức ký kết và đó không phải là ép người dân mà là để quản lý nguồn sữa”.
Luôn khẳng định chiến lược phát triển của IDP gắn liền với vùng nguyên liệu truyền thống Ba Vì và IDP không hề o ép người dân như phản ánh, nhưng khi chúng tôi hỏi có hay không việc IDP ép người dân phải mua hỗ trợ công ty 1 thùng sữa tươi/1 tháng/1 hộ, đồng thời trừ thẳng vào tiền bán sữa của người dân, vị đại diện của IDP trả lời, do đặc thù mùa đông ở miền Bắc khó tiêu thụ sản phẩm, bởi thế, trước khi thực hiện chương trình kêu gọi người dân chia sẻ với IDP bằng hình thức mua hỗ trợ sữa tươi, đều được sự đồng ý của UBND TP.Hà Nội, Sở NNPTNT, chính quyền địa phương bằng văn bản. Tuy nhiên, khi chúng tôi yêu cầu cung cấp những văn bản đó, thì phía IDP lại không đưa ra được. Thậm chí, lý giải về việc trừ tiền bán sữa vào tiền mua sữa của người dân, vị đại diện IDP cũng cho biết, làm vậy cho tiện.
Việc IDP có muốn buông bỏ và o ép người chăn nuôi bò sữa ở Vạn Thắng, Ba Vì hay không, thì chỉ IDP và người chăn nuôi là hiểu rõ nhất. Chỉ biết rằng, rất nhiều người chăn nuôi bò sữa ở đây cho rằng, họ đang muốn bán bò đi vì đầu tư không đủ chi phí. Để bảo vệ người dân, bảo vệ vùng nguyên liệu, rất cần các cơ quan chức năng vào cuộc và làm rõ. Và điều đặc biệt, trong khi chúng ta đang gọi liên kết 3 nhà: Nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp thì từ câu chuyện chăn nuôi bò ở đây sự liên kết giữa nhà nông - nhà doanh nghiệp bao giờ mới thành hiện thực?
Đạt Đỗ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng
Tin mới 22/01/2025 11:39
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1
Tin mới 20/01/2025 15:24
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”
Tin mới 19/01/2025 20:11
Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy
Tin mới 18/01/2025 06:17