-->

Chương trình OCOP: Phát huy tinh thần sáng tạo cho nông dân

(LĐTĐ) Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) đã làm thay đổi tập quán sản xuất, khơi dậy và phát huy tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp trong nhân dân không chỉ trên lĩnh vực hồi phục và phát huy ngành nghề truyền thống, mà còn hướng người dân đến nền kinh tế thị trường hàng hóa, mở rộng sản xuất cho khu vực nông thôn.
Hà Nội: Khai trương điểm bán, giới thiệu sản phẩm OCOP tại quận Hoàng Mai Hà Nội khai trương 2 Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP tại huyện Thanh Oai và Thường Tín

Phát huy tính sáng tạo của người nông dân

Những năm qua, chương trình OCOP đã được thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả, thu hút đông đảo các chủ thể tham gia phân hạng, đánh giá sản phẩm. Chương trình đã tạo hiệu quả tích cực, để phát triển sản phẩm đặc trưng truyền thống và góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương thông qua định hình những sản phẩm chất lượng, đúng quy chuẩn. Từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu thị trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đồng thời, chương trình đã làm thay đổi tập quán sản xuất, khơi dậy và phát huy tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp trong nhân dân không chỉ trên lĩnh vực hồi phục và phát huy ngành nghề truyền thống, mà còn hướng người dân đến nền kinh tế thị trường hàng hóa, mở rộng sản xuất cho khu vực nông thôn.

Chương trình OCOP: Phát huy tinh thần sáng tạo cho nông dân
Nhiều điểm tiêu thụ sản phẩm OCOP được khai trương, hỗ trợ giao thương hàng hóa cho nông dân.

Từ bỏ công việc ổn định để theo đuổi đam mê, năm 2010, sau khi thăm một số trang trại chăn nuôi lớn, cộng với vốn kiến thức của bản thân, chị Nguyễn Thị Thu Thoan ở xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn đã mày mò nghiên cứu cách chăn nuôi gà vi sinh. Vốn làm việc trong ngành thú y xã, chị Thoan hiểu hơn ai hết những tác động tiêu cực của việc chăn nuôi thông thường đối với môi trường cũng như chất lượng đàn vật nuôi. Theo chị Thoan, lợi thế của chăn nuôi gà vi sinh là tạo ra sản phẩm an toàn và giải quyết được bài toán môi trường. Đàn gà ít dịch bệnh, tiết kiệm chi phí 10 % so với chăn nuôi công nghiệp và 30% so với gà thả rông.

“Chăn nuôi trong một môi trường không bị ô nhiễm, không mùi Amoniac từ con gà thải ra sẽ bảo vệ sức khỏe của người chăn nuôi. Tiếp theo, trong quá trình chăn nuôi nuôi vi sinh, tức là đảm bảo về nguồn thức ăn qua quá trình vi sinh, xử lý loại bỏ nhiễm khuẩn nấm, mốc, độc tố... đem tới nguồn thức ăn sạch để tạo ra những con gà chất lượng, thịt ngon và đáp ứng tiêu chuẩn khi cung cấp cho cộng đồng”, chị Thoan chia sẻ với phóng viên.

Từ nông nghiệp sạch gắn với công nghệ cao, theo đó, chị Thoan đã mở rộng ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ sinh học vào sản xuất nông sản sạch. Sản phẩm của chị đã đạt chứng nhận OCOP và mỗi tháng chị Thoan cung cấp ra thị trường hơn 1.000 con gà. Thậm chí trong lúc cao điểm của dịch Covid-19, trang trại của chị không đủ sản phẩm để cung cấp ra thị trường.

Gia tăng thu nhập từ nghề truyền thống

Không riêng mô hình chị Thoan, anh Nguyễn Doãn Hợi cư trú tại xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai cũng đem tới thị trường các sản phẩm được chế biến từ phương pháp chăn nuôi sạch, an toàn. Theo tìm hiểu của phóng viên, sản phẩm của anh Hợi với các tên gọi như: Giò xào, giò tai, xúc xích, giò sụn, chả lụa… đã xuất hiện tại huyện gần 10 năm nay. Toàn bộ 6 sản phẩm đã đạt chứng nhận OCOP từ 3 đến 4 sao vào năm 2019 và vinh dự được chọn làm sản phẩm mẫu để Hội Nông dân huyện giới thiệu đến bà con địa phương.

Chia sẻ với phóng viên, anh Hợi, chủ cơ sở Giò chả Hợi Thương cho biết: “Hộ kinh doanh tham gia chương trình OCOP với mục đích đem tới thực phẩm thiết yếu sạch sẽ, an toàn cho người dân địa phương. Đây cũng là cơ hội để chúng tôi có thêm động lực trong sản xuất, cũng như thấy được sức cạnh tranh của các mặt hàng tương tự trên thị trường. Từ đó, có thể nâng cao tay nghề cùng chất lượng sản phẩm, tự tin đem thương hiệu địa phương ra thị trường toàn quốc”.

Tương tự anh Hợi, nghệ nhân Hoàng Doãn Sơn cư trú tại xã Tân Phú, huyện Quốc Oai là đơn vị có 11 sản phẩm tham gia OCOP được chấm điểm 4 sao. Trong đó có các sản phẩm tiêu biểu như: Quạt phu thê viên mãn, nhất mã phi thiên, giá gương, tranh thêu tứ bình… làm bằng gỗ, được chạm trổ tinh xảo. Thông tin với phóng viên, anh Sơn cho biết: ''Tân Phú có nghề mộc truyền thống, nay các sản phẩm được tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP sẽ là minh chứng cho chất lượng và thương hiệu của làng nghề. Chúng tôi kỳ vọng sản phẩm thủ công mỹ nghệ và nghề dựng nhà cổ của Tân Phú sẽ được thị trường trong và ngoài thành phố biết đến; để người dân có thêm việc làm và thu nhập''.

Có thể nói, chương trình OCOP không chỉ giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh nâng cao uy tín, thương hiệu, chất lượng và giá trị sản phẩm, mà còn là cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ. Chương trình OCOP còn có ý nghĩa lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm sạch. Bởi, nó không chỉ mở ra cơ hội để giao thương kinh tế từ nông sản, mà còn giúp các đơn vị có thêm động lực để phấn đấu gia tăng sản xuất.

Chương trình OCOP: Phát huy tinh thần sáng tạo cho nông dân
Nhiều sản phẩm sạch, chất lượng cao của nông dân được chứng nhận OCOP và đem đi quảng bá ở nhiều địa phương.

Được biết, bên cạnh nỗ lực của các chủ thể, đến nay, thành phố Hà Nội còn xây dựng được 55 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các quận, huyện, thị xã. Từ đây, tạo điều kiện tốt cho người dân nhận diện và tiêu thụ sản phẩm an toàn, có truy xuất nguồn gốc. Đồng thời là cơ hội để các doanh nghiệp, hộ sản xuất nắm bắt nhu cầu của khách hàng, hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, gia tăng giá trị cho sản phẩm.

Mặc dù có những kết quả tương đối khả quan nhưng các chuyên gia nông nghiệp cho rằng, để sản phẩm OCOP có chỗ đứng tốt hơn, thì cần khắc phục bất cập còn tồn tại. Ngoài việc cải thiện quy trình và công nghệ chế biến, xúc tiến thương mại hiện đại, việc thúc đẩy chuyển đổi số được coi là yếu tố tiên quyết cho sự tồn tại của các chủ thể OCOP.

Trao đổi với phóng viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai Phạm Quang Tuấn cho biết, địa phương là huyện có lợi thế về sản xuất nông nghiệp với nhiều mặt hàng nông sản đặc trưng. Chương trình OCOP chính là động lực để nâng tầm thương hiệu các sản phẩm. Qua đó nhằm tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm lợi thế của huyện, hoàn thành Chương trình OCOP theo mục tiêu đề ra góp phần phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn huyện.

Để nâng tầm giá trị sản phẩm nông nghiệp, làng nghề cho người dân, trong năm 2022, huyện đã hỗ trợ các chủ thể tham gia Diễn đàn khuyến nông liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP; lựa chọn 3 địa điểm tại thị trấn Quốc Oai, xã Sài Sơn và xã Hòa Thạch để các chủ thể giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP.

Đặc biệt, huyện Quốc Oai chọn 3 chủ thể có sản phẩm OCOP tiêu biểu tham gia hội thảo "Chuyển đổi số cho chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội"; 2 chủ thể tham gia Hội chợ giống vật tư thiết bị nông nghiệp, nông sản an toàn, sản phẩm làng nghề và sinh vật cảnh thành phố Hà Nội. Qua đó, giúp các chủ thể có thêm kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP ra các tỉnh, thành phố và hướng tới xuất khẩu./.

Theo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, từ năm 2019 đến hết năm 2021, toàn thành phố Hà Nội đã phát triển được 1.649 sản phẩm OCOP. Bao gồm 4 sản phẩm 5 sao, 13 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.098 sản phẩm 4 sao và 534 sản phẩm 3 sao.

Quang Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.
Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động

Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động

(LĐTĐ) Theo ghi nhận của phóng viên, hai ngày nay, khi nắm rõ thông tin hơn 600 camera trên địa bàn thành phố Vinh đi vào hoạt động từ ngày 22/1, người tham gia giao thông đã cẩn trọng hơn để không mắc các lỗi vi phạm, nhất là thời điểm Tết cận kề, các phương tiện tham gia giao thông đông đúc.
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

(LĐTĐ) Thời điểm này, tình hình giao thông những ngày cuối năm trên địa bàn Hà Nội diễn biến khá phức tạp, ùn tắc kéo dài vào nhiều khung giờ, tại nhiều nút giao thông. Thực tế đã chỉ ra, hiện diện tích đất dành cho giao thông tại Hà Nội chỉ tăng 0,3%/năm, nhưng xe cá nhân lại tăng 4 - 5%/năm. Vì vậy, áp lực giao thông của Hà Nội sẽ ngày càng lớn nếu không hạn chế được các loại xe cá nhân.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/1, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành

(LĐTĐ) Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia sẽ tổ chức đoàn kiểm tra công tác đảm bảo an toàn giao thông tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng và một số trung tâm du lịch như thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà), thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Bái Đính - Tràng An (tỉnh Ninh Bình), Tam Chúc (tỉnh Hà Nam)…
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài

Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài

(LĐTĐ) Đường Lê Quang Đạo kéo dài nối quận Nam Từ Liêm với Hà Đông được cơ quan chức năng tiến hành thông xe tạm thời trên đoạn tuyến dài 1,9km.
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm

Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm

(LĐTĐ) Chiều 22/1, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội triển khai lắp đặt các biển tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024 tại 58 nút giao trên toàn Thành phố.
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã  thông thoáng

Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng

(LĐTĐ) Sau gần một tuần điều chỉnh giao thông, tại nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển, các nút đèn tín hiệu đã được điều chỉnh lại hệ thống đèn cho phù hợp. Tại vòng xuyến giữa nút giao, lực lượng chức năng đã điều chỉnh lại các hướng lưu thông, chia tách các dòng phương tiện… nhờ các giải pháp này, nút giao đã từng bước trở nên thông thoáng.
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long

Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long

(LĐTĐ) "Hành vi vi phạm đã bị chúng tôi phát hiện thì sẽ không thể trốn tránh được, trong trường hợp không thể phạt nóng sẽ tiến hành xác minh, phạt nguội sau chứ không để bỏ lọt vi phạm", đại diện Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 11 nhấn mạnh.
Kiểm tra công tác vận tải hành khách, hàng hóa dịp Tết

Kiểm tra công tác vận tải hành khách, hàng hóa dịp Tết

(LĐTĐ) Thực hiện Kế hoạch cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp với Ban Quản lý bến xe Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) tổ chức kiểm tra đột xuất các phương tiện vận tải hành khách.
Xem thêm
Phiên bản di động