-->

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Bản giao hưởng hòa bình”: Tôn vinh Hà Nội linh thiêng và hào hoa

(LĐTĐ) Tối nay (8/10), tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Bản giao hưởng hòa bình” với chủ đề “Hà Nội linh thiêng hào hoa” nhân kỷ niệm 1012 năm Thăng Long - Hà Nội, 23 năm Thủ đô được UNESCO vinh danh là “Thành phố Vì hòa bình”, 68 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2022).
"Bản giao hưởng hòa bình": Khúc tráng ca về Hà Nội nghìn năm Văn hiến Kể lại hành trình đi tìm hòa bình của dân tộc và Thủ đô qua "Bản giao hưởng hòa bình"

Chương trình do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo, được truyền hình trực tiếp trên kênh 1 và 2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội và 32 Đài Phát thanh và Truyền hình các tỉnh, thành phố trên cả nước tiếp sóng trực tiếp.

Tới dự và chỉ đạo chương trình, có các đồng chí: Trần Thanh Lâm - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, cùng đại diện các sở, ngành, quận, huyện trên địa bàn Thành phố.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Bản giao hưởng hòa bình”: Tôn vinh Hà Nội linh thiêng và hào hoa
Chương trình được thực hiện nhân kỷ niệm 1012 năm Thăng Long - Hà Nội, 23 năm Thủ đô được UNESCO vinh danh là “Thành phố Vì hòa bình”, 68 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2022).

Trong các nguồn lực văn hóa tạo nên sức mạnh “mềm” của Việt Nam, có thể nói, Thăng Long - Hà Nội giữ một vị trí và sứ mệnh đặc biệt. Thủ đô là nơi hội tụ, kết tinh và lan tỏa những giá trị cao quý nhất của dân tộc.

Tự ngàn xưa, Hà Nội vốn nức tiếng là vùng đất văn hiến. Chất hào hoa, thanh lịch thể hiện ở sự tao nhã, khéo léo và tinh tế trong ứng xử; phóng khoáng, lịch duyệt và quân tử trong cuộc sống. Trải qua ngàn năm với biết bao biến động dữ dội giữa các triều đại và thời kỳ lịch sử, Thăng Long - Hà Nội vẫn mãi là vùng đất “địa linh, nhân kiệt”. Người Hà Nội đã hun đúc cho mình một khí chất riêng có: Trí tuệ mà hàn lâm; kẻ sĩ mà hào hoa, phong nhã mà chừng mực, nghĩa khí mà nhân ái.

Đó cũng chính là thông điệp mà chương trình nghệ thuật đặc biệt “Bản giao hưởng hòa bình” với chủ đề “Hà Nội linh thiêng hào hoa” gửi gắm tới khán giả.

Bằng ngôn ngữ nghệ thuật âm nhạc dân gian đương đại, chương trình “Bản giao hưởng hòa bình” sẽ tôn vinh những giá trị cao quý, cái hồn cốt để làm nên một Thăng Long - Hà Nội: Linh thiêng và hào hoa.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Bản giao hưởng hòa bình”: Tôn vinh Hà Nội linh thiêng và hào hoa
Ca sĩ Ngọc Khuê biểu diễn tại Chương trình.

Tại chương trình, nổi bật là phóng sự “Thăng Long trong mạch nguồn lịch sử dân tộc”, để mỗi khi nghĩ về Thăng Long - Hà Nội, ta lại soi chiếu về quá khứ, càng thêm khâm phục sự minh tường của đức vua Lý Thái Tổ với cột mốc lịch sử dời đô về Thăng Long, nơi thiên khí tốt, địa khí vững, thật là chốn hội tụ của bốn phương trời đất.

Truyền thống dựng nước và giữ nước trong buổi bình minh lịch sử bắt đầu từ câu chuyện của người mẹ hoài thai đẻ ra Thánh Gióng, “Nhổ bụi tre làng đuổi giặc Ân” tới tiếng trống Mê Linh vang vọng ý chí tự cường: “Thà chết mà đứng thẳng” thời Trưng Vương đánh giặc.

Từ bài thơ thần trên sông Như Nguyệt, khẳng định cơ trời: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”, đến thiên sách ngàn đời minh định rõ ràng: “Tiệt nhiên phận định tại thiên thư”.

Từ hào khí Bạch Đằng buổi “Trùng Hưng Nhị Thánh bắt tươi Ô Mã”, cũng là bãi đất xưa “Ngô chúa phá Hoằng Thao” đến ải Chi Lăng “Quân reo, ngựa hí, gươm khua dậy trời”.

Từ trận “Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm; Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm” đến chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, đanh thép một lời với sử xanh, rằng: “Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Bản giao hưởng hòa bình”: Tôn vinh Hà Nội linh thiêng và hào hoa
Bằng ngôn ngữ nghệ thuật âm nhạc dân gian đương đại, chương trình “Bản giao hưởng hòa bình” sẽ tôn vinh những giá trị cao quý, cái hồn cốt để làm nên một Thăng Long - Hà Nội.

Lịch sử hào hùng của dân tộc trải bào đời tự lực tự cường, chung tay góp sức gây dựng non sông gấm vóc Việt Nam với kinh đô Thăng Long rực rỡ muôn đời.

Mùa Thu năm Canh Tuất 1010, Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Thăng Long thắng địa, là “nơi trung tâm trời đất; chốn rồng cuộn hổ ngồi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng…”, mảnh đất xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Âm thầm tích tụ, lặng lẽ nuôi dưỡng, mạch nguồn văn hóa Thăng Long - Hà Nội cứ thế đi qua năm tháng, như “sơn chầu, thủy tụ” nhân kiệt muôn phương về đây gây dựng cơ đồ, tạo nên “cốt cách” Thăng Long.

Suy cho cùng, cái “hồn cốt” văn hóa của đất Thăng Long - Hà Nội cũng chính là bản lĩnh tinh thần, là sức mạnh nội sinh của dân tộc Việt Nam.

Đặc biệt, sự phát triển của văn hóa Thăng Long - Hà Nội được lịch sử ghi lại trong mạch chảy trường tồn của dân tộc, để Hà Nội hôm nay được thừa hưởng và nối tiếp mối chung đúc thiêng liêng giữa Kinh đô và Thủ đô.

Suốt quá trình tạo dựng, cố kết, bảo tồn, gìn giữ và phát triển, trải qua bao biến động, thăng trầm, nhưng vị thế “trung tâm” của đất trời, tinh hoa của đất nước, nơi tụ hội văn hiến ngàn năm chưa bao giờ nhạt phai. Là cái “rốn” của sự kết tinh, Hà Nội hấp thụ, đơm kết và hình thành nên bản sắc riêng, thể hiện rõ qua nét hào hoa và sự tinh tế.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Bản giao hưởng hòa bình”: Tôn vinh Hà Nội linh thiêng và hào hoa
Chương trình nghệ thuật chất lượng cao đã mang đến cho khán giả những cảm xúc đặc biệt và dư âm còn mãi.

Trong chương trình này, âm hưởng của “Bản giao hưởng hòa bình” sẽ không chỉ cất lên tại không gian âm nhạc sang trọng của Nhà hát Lớn, mà còn trực tiếp cất lên từ một trong những địa danh linh thiêng nhất của Thủ đô.

Khán giả được đưa đến Trấn Quốc Cổ Tự bên bờ Hồ Tây lấp lánh giữa đêm Thu Hà Nội. Dưới bóng trăng rằm soi tỏ tam quan ngôi chùa lâu đời nhất Hà Nội, làn điệu Chầu Văn do ca sĩ Quách Mai Thy, Dàn nhạc Thính phòng Hà Nội và Dàn nhạc dân tộc Âu Cơ thể hiện hoà vào trong mênh mang sóng nước Tây Hồ, ngợi ca vẻ đẹp của mảnh đất Thăng Long ngàn tuổi.

Âm hưởng hào sảng của “Bản giao hưởng hòa bình” còn vang lên ngay tại Đoan Môn, di tích lớn nhất trong số các công trình kiến trúc của Hoàng thành Thăng Long, Nhà hát Lớn Hà Nội- sang trọng bậc nhất, mà còn vọng về từ những địa danh linh thiêng nhất của Thủ đô.

Đáng chú ý, một tác phẩm âm nhạc đặc biệt lần đầu tiên được công diễn mang tên “Thăng Long tinh hoa hội tụ” do nhạc sĩ Thành Vương viết riêng và độc quyền cho chương trình “Bản giao hưởng hòa bình” của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội với phần trình diễn của dàn nhạc Thính phòng Thăng Long và dàn nhạc dân tộc Âu Cơ cùng 2 nghệ sĩ Trần Xâm và Bùi Hoàng An.

Bên cạnh đó, những ký ức, câu chuyện kể của GS.TS Vũ Minh Giang - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nhà văn Nguyễn Trương Quý được thể hiện trong các phóng sự “Sông Hồng và văn hóa Thăng Long”, “Linh thiêng Tây Hồ” cho thấy, Hà Nội là trung tâm kết nối các giá trị toàn cầu, vô vàn giá trị lịch sử, bồi đắp cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội, cho cả sự phồn thịnh của Kinh đô xưa và Thủ đô nay.

Trải ngàn năm lịch sử, Hà Nội hôm nay vẫn lưu giữ trong mình biết bao giá trị văn hóa truyền thống. Và dẫu đã, đang cuốn theo những làn sóng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của mở cửa và hội nhập thì Hà Nội vẫn nỗ lực, gắng sức giữ được cái hồn cốt của mảnh đất "kinh sư muôn đời".

Hồn cốt ấy chính là niềm tự hào trong mỗi chúng ta về mảnh đất Thăng Long - Hà Nội, linh thiêng và hào hoa, là ngọn lửa luôn cháy lên một tình yêu Hà Nội, một tình yêu luôn lấp lánh trong cảnh sắc Hà Nội, trong văn hóa ứng xử của người Thủ đô và trong không gian của thành phố vì hoà bình hôm nay.

“Bản giao hưởng hòa bình” với chủ đề “Hà Nội linh thiêng hào hoa” đã được khép lại chương trình bằng bản “lược sử” âm nhạc về Thủ đô Hà Nội của nhạc sĩ Lê Mây, tác phẩm mang âm hưởng ca trù truyền thống, gửi gắm trong đó hồn cốt của mảnh đất “đế đô” Thăng Long - Hà Nội.

Chương trình nghệ thuật chất lượng cao được dàn dựng công phu với sự tham gia của những nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng Ngọc Khuê, Đông Hùng, Hoàng Tùng, Khánh Linh, Phương Thảo… và Dàn nhạc thính phòng Thăng Long, Dàn nhạc dân tộc Âu Cơ đã mang đến cho khán giả những cảm xúc đặc biệt và dư âm còn mãi.

Phương Bùi - Quang Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ) - ngày làm việc đầu tiên của Xuân mới, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch dẫn đầu đã tới thăm, chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô.
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...

Tin khác

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

(LĐTĐ) Người dân Thủ đô đang náo nức những ngày đầu Xuân Ất Tỵ khi hàng loạt lễ hội truyền thống quy mô lớn sắp khai hội. Có thể kể đến như lễ hội gò Đống Đa, lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Sóc, lễ hội đền Cổ Loa... Tất cả đã sẵn sàng chào đón du khách thập phương.
Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn

Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn

Năm 2024 đã chứng kiến sự thăng hoa đặc biệt của ngành Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam với những thành tựu vượt trội trên nhiều phương diện. Trong đó, ở khía cạnh sân khấu truyền thống, giải trí đại chúng, hay các hoạt động từ trong nước đến quốc tế, tất cả đều ghi nhận những dấu ấn đáng tự hào.
Đầu xuân trẩy hội đền Đô

Đầu xuân trẩy hội đền Đô

(LĐTĐ) Hàng năm cứ mỗi độ Tết đến xuân về, du khách từ muôn nơi lại náo nức du xuân trẩy hội đền Đô - ngôi đền linh thiêng cổ kính nổi tiếng ở Bắc Ninh. Đền thờ 8 vị vua nhà Lý với những kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa người Việt.
Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm

Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm

(LĐTĐ) Mỗi dịp Tết đến, xuân về, hàng vạn du khách thập phương lại nô nức hành hương về đền Cờn (phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) để cầu bình an, tài lộc và một năm mới thuận buồm xuôi gió. Được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng nhất xứ Nghệ, nơi đây không chỉ mang giá trị tâm linh sâu sắc mà còn sở hữu kiến trúc đồ sộ, phong cảnh hữu tình, thu hút đông đảo du khách từ khắp mọi miền đất nước.
Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội

Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội

(LĐTĐ) Nằm ven sông Tô Lịch thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội, chùa Bằng (hay còn gọi là chùa Linh Tiên), là ngôi chùa cổ có niên đại trên 400 năm, thu hút du khách bằng quần thể kiến trúc độc đáo cũng như cảnh quan xanh mát tuyệt đẹp.
Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ

Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ

(LĐTĐ) Trong không khí rộn ràng của những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan và xin chữ. Từ sáng sớm, dòng người đã nô nức đổ về ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam, mang theo những ước nguyện tốt đẹp cho năm mới.
Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt

Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt

(LĐTĐ) Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực văn hóa và sức sáng tạo của con người Việt Nam. Những năm qua, với sự quan tâm của toàn xã hội, lĩnh vực văn hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là chuyển từ tư duy làm văn hóa sang quản lý Nhà nước về văn hóa, góp phần khơi thông nguồn lực văn hóa, thúc đẩy quá trình phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long

Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long

(LĐTĐ) Trong dòng chảy của đời sống đương đại, của thành phố thời hội nhập và phát triển, có thể mỗi chúng ta quen với cuộc sống vội nơi đô thành chưa cảm nhận được “linh khí” của mảnh đất “nơi lắng hồn núi sông ngàn năm”. Chính cái “lắng hồn” đó là mạch nguồn để Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội mãi trường tồn và phát triển. Bên chén trà xuân, chúng tôi đã có cuộc mạn đàm với nhà văn - nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến - một người con của Hà Nội, người có nhiều năm nghiên cứu về đất và người Tràng An nhằm mang đến quý bạn đọc góc nhìn về một Hà Nội của quá khứ, hiện tại và tương lai.
Thương về hương vị Tết xưa

Thương về hương vị Tết xưa

(LĐTĐ) Chạm Tết, khi làn mưa xuân choàng chiếc khăn voan mờ ảo lên vạn vật, khi hương xuân phảng phất trong gió, ký ức hương vị Tết xưa lại trở về trong tâm trí tôi. Tết trong ký ức của bạn là gì? Với tôi, Tết đẹp nhất là những tháng ngày vô ưu bên cha mẹ và anh trai.
Xem thêm
Phiên bản di động