Chuẩn giáo viên: Bao giờ đáp ứng được yêu cầu?
Ít thực hành, thời gian thực tập ngắn, không được chú trọng đào tạo tâm lý học, giáo dục học, khả năng nghiệp vụ sư phạm để đứng lớp chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục… là những nhận xét chung của nhiều hiệu trưởng các trường phổ thông về các cử nhân sư phạm hiện nay. Bà Nguyễn Thị Hiền - Hiệu trưởng Trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) cho biết, dù tuyển dụng được những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi của các trường đại học sư phạm nhưng hầu hết chúng tôi đều phải đào tạo lại từ kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm cho tới kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong môi trường học đường. Nguyên nhân của thực trạng này theo bà Hiền là do thời gian thực tập của sinh viên sư phạm hiện nay quá ít và ngắn. “Ngày xưa chúng tôi đi học sư phạm thì năm thứ hai đã bắt đầu xuống trường phổ thông làm quen, năm thứ ba bắt đầu dạy thực tập 1 tháng, năm thứ tư thực tập ở trường rồi. Do vậy, tăng thời gian thực tập của sinh viên sư phạm là điều phải quan tâm hàng đầu khi tiến hành đổi mới đào tạo giáo viên"- bà Hiền khuyến nghị.
Ảnh minh họa. |
Đồng quan điểm, bà Trần Hải Yến - Giám đốc điều hành Trường THCS Alpha (Hà Nội) cho hay, phần lớn cử nhân sư phạm mới ra trường hay các giáo viên trẻ khi tham gia phỏng vấn tuyển dụng của trường chúng tôi đã không phân biệt hay trả lời được câu hỏi: làm sao để đánh giá kiến thức, kỹ năng, năng lực của học sinh. Trong khi đó, đây là mục tiêu đào tạo trong đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
Theo bà Nguyễn Thị Bình- nguyên Phó Chủ tịch nước phát biểu tại một cuộc hội thảo gần đây cho hay hiện nay, các trường sư phạm còn nặng về dạy chữ, chưa quan tâm đúng mức đến đào tạo những nhà giáo dục. So với các khoa, bộ môn khác thì ngành Tâm lý, Giáo dục học ở nhiều trường sư phạm chưa phải là thế mạnh. Trong khi đòi hỏi thực tiễn giáo dục hiện nay thì cử nhân sư phạm không chỉ đơn thuần là một giáo viên bộ môn, mà còn phải là một nhà giáo dục học. Tức là giáo viên ngoài việc dạy kiến thức còn phải biết nắm bắt tâm lý, giáo dục các em cả về thể chất, đạo đức, lối sống. Đưa ra những yêu cầu mà thực tế đòi hỏi ở mỗi nhà giáo, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cho rằng: “Là nhà giáo, chúng ta chỉ thực hiện được sứ mạng dạy làm người khi chuyển hóa được giáo dục thành tự giáo dục trẻ em, để các em phát triển một cách tích cực nhất những tiềm năng sẵn có của mình. Muốn như vậy, người thầy phải khơi dạy được sự phát triển hoàn toàn tự thân của mỗi đứa trẻ”. Công việc đó có tính khoa học và nghệ thuật, đòi hỏi nhà giáo phải giàu lòng yêu người, yêu nghề, hiểu biết về đời sống, văn hoá và có trách nhiệm đối với xã hội. Chính vì vậy, các trường sư phạm phải đào tạo ra được những thầy giáo, cô giáo có hiểu biết sâu sắc về con người, về nghề dạy học dựa trên nền tảng kiến thức vững chắc về kiến thức, văn hóa, xã hội của đất nước.
Trao đổi về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD- ĐT) Phùng Xuân Nhạ cho biết, hiện nay Bộ đang chỉ đạo xây dựng chuẩn giáo viên và quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm, gắn kết các trường sư phạm với các Sở GD- ĐT thành một chuỗi các trường sư phạm. Do đó, chương trình đào tạo sư phạm các cấp tiến tới một chương trình thống nhất và đạt chuẩn. Để làm được việc này, Bộ sẽ mời các giáo sư, các thầy cô giáo có kinh nghiệm chuẩn bị, phản biện để xây dựng chương trình chuẩn gắn với chương trình sách giáo khoa mới để áp dụng trong toàn quốc. Các trường sư phạm phải bám vào chương trình này để xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại sinh viên, đội ngũ giáo viên. Bên cạnh đó, Bộ GD - ĐT sẽ sử dụng các chuẩn để đánh giá và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng những năng lực còn yếu, còn thiếu của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, gắn với đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo và đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Đặc biệt, Bộ GD - ĐT chỉ giao một số trường có uy tín, chất lượng, tránh tình trạng có một số trường hiện nay không có chức năng sư phạm nhưng mở thêm khoa đào tạo giáo viên. Đặc biệt, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh sự cần thiết phải quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm để tạo ra một hệ thống trường có chất lượng với vai trò đầu tàu. Bộ trưởng cũng yêu cầu các trường đại học sư phạm nhanh chóng tiếp cận các chuẩn/tiêu chuẩn về giảng viên sư phạm, giáo viên và hiệu trưởng phổ thông, khung trình độ quốc gia, nội dung chương trình sách giáo khoa mới để xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng có chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục.
Hữu Thành
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54
Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh
Giáo dục 21/01/2025 06:05
Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/01/2025 22:05
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025
Giáo dục 20/01/2025 17:29
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Giáo dục 18/01/2025 16:56
Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 18/01/2025 15:54
Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
Giáo dục 17/01/2025 13:32
Gặp mặt, tặng quà vợ, con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Giáo dục 16/01/2025 16:08
Sân chơi lành mạnh cho học sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc
Giáo dục 16/01/2025 06:08
Hà Nội chính thức có thêm 2 trường THPT chuyên
Giáo dục 15/01/2025 14:58