-->

Chuẩn bị tâm thế sống chung, an toàn với dịch Covid-19

(LĐTĐ) Hôm nay (22/4) là ngày cuối cùng Hà Nội thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Dư luận đang trông ngóng chỉ đạo tiếp theo từ Chính phủ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, dù có tiếp tục thực hiện lệnh cách ly xã hội nữa hay không thì người dân cũng phải sẵn sàng sống chung với Covid-19 nhưng phải tuyệt đối đảm bảo an toàn.    
chuan bi tam the song chung an toan voi dich covid 19 Bí thư Thành ủy Hà Nội: Tập trung nghiên cứu giải pháp để phục hồi và phát triển kinh tế Thủ đô
chuan bi tam the song chung an toan voi dich covid 19 Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm để hoàn thành “nhiệm vụ kép”
chuan bi tam the song chung an toan voi dich covid 19 Chú trọng giải quyết việc làm cho người lao động

Nhiều tín hiệu tích cực

Hơn 2 tháng qua, tình hình dịch bệnh Covid-19 là vấn đề được người dân khắp nơi trên thế giới, đặc biệt tại Việt Nam quan tâm. Bởi lẽ, Covid-19 đã làm đảo lộn cuộc sống của các tầng lớp từ người lớn đến trẻ em và gây thiệt hại năng nề về kinh tế.

Tại Việt Nam, Chính phủ đã quyết định áp dụng việc cách ly xã hội toàn quốc trong vòng nửa tháng (1/4 – 15/4). Sau ngày 15/4, nhiều nơi trên cả nước đã được gỡ bỏ lệnh cách ly, riêng đối với một số địa phương có nguy cơ cao như Hà Nội, TP.HCM… sẽ tiếp tục thực hiện cách ly thêm tuần. Đến hết ngày 22/4, tùy thuộc tình hình Chính phủ sẽ có quyết định mới về việc thực hiện cách ly, các bước để thực hiện nới lỏng cách ly ở một số địa phương.

chuan bi tam the song chung an toan voi dich covid 19
Gần một tuần nay Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc mới Covid-19. (Ảnh:K.Tiến)

Sau thời gian thực hiện cách ly xã hội, có thể thấy tình hình dịch bệnh ở nước ta đang có sự chuyển biến tích cực. Sáng 22/4, Bộ Y tế cho biết sau ca thứ 268 được công bố vào sáng 16/4, đến nay đã bước sang ngày thứ 6 Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 mới.

Đến thời điểm này, Việt Nam là một trong 3 quốc gia có trên 200 người mắc Covid-19 mà không có trường hợp tử vong. Cả nước đã có tổng cộng 216/268 bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh. Riêng tại Hà Nội, đã 7 ngày qua (từ ngày 15/4 đến nay), Hà Nội không ghi nhận thêm ca mắc mới. Các ổ dịch tại thôn Hạ Lôi, Bệnh viện Bạch Mai… cơ bản đã được kiểm soát.

Tuy nhiên, trước đó, tại cuộc họp giao ban trực tuyến của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 với 63 địa phương, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh: Dịch bệnh chắc chắn còn kéo dài. Dù sẽ có từng nơi, từng thời điểm lắng xuống, nhưng chỉ tới khi nào có thuốc đặc trị hoặc có vaccine thì mới có thể coi là cơ bản hết dịch được.

Theo Phó Thủ tướng, điểm này rất quan trọng vì chúng ta không thể đóng kín cửa một mình, dù hạn chế nhưng vẫn phải có giao lưu để đảm bảo “mục tiêu kép”. Thời gian đó chắc chắn không tính bằng tuần mà phải tính ít nhất bằng tháng. Vì vậy, chúng ta phải tiếp tục chống dịch, tuyệt đối không được chủ quan, không để dịch lan rộng nhưng đồng thời cũng phải ổn định và phát triển.

Trong mục tiêu kép đó, vẫn phải quán triệt mục tiêu tuyệt đối là phải kiểm soát được dịch bệnh, không để dịch bệnh lây lan. Một nước đang phát triển như Việt Nam mà nhiều người lây nhiễm như các nước phương Tây thì chắc chắn tỷ lệ tử vong sẽ cao hơn.

Sống chung, an toàn với dịch

Chiều 20/4, báo cáo tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương về công tác phòng, chống dịch Covid -19, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý khẳng định, Hà Nội đã kiểm soát tốt dịch bệnh và đề xuất đến 22/4 nếu không có ca mắc mới, Hà Nội được điều chỉnh ra khỏi nhóm các tỉnh thành có nguy cơ cao và giảm mức độ giãn cách xã hội.

chuan bi tam the song chung an toan voi dich covid 19
Một quán trà đá trên đường Phạm Văn Đồng vẫn vô tư mở cửa trong chiều 21/4. (Ảnh:K.Tiến)

Đây là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, sau khi thông tin được đưa ra, nhiều người dân trên địa bàn Hà Nội bắt đầu trở nên chủ quan, lơ là hơn trong công tác phòng, chống dịch. Vào những giờ cao điểm, trên các tuyến đường Thủ đô đã tấp nập người và xe. Nhiều hàng quán không thiết yếu như quán ăn, giải khát, bán hàng quần áo đã rục rịch mở cửa trở lại.

Ngay sau đó, đã có rất nhiều ý kiến phản ánh, không đồng tình về việc người dân chủ quan, lơ là trong thời điểm này. Bà Nguyễn Thị Lan, chủ một cửa hàng ăn tại quận Bắc Từ Liêm, cho rằng, khi nào còn chưa có quyết định mới của Chính phủ thì mọi người vẫn nên nghiêm túc thực hiện lệnh cách ly xã hội.

“Bản thân tôi cũng mở quán ăn, đã đóng cửa khoảng 1 tháng trước. Tôi cũng rất mong tháo bỏ lệnh giãn cách xã hội, tuy nhiên theo tôi việc nới lỏng cần phải được thực hiện từ từ. Dù chưa biết quyết định của Chính phủ và Thành phố như thế nào, nhưng tôi cũng tự chuẩn bị các phương án để nếu có mở cửa thì vẫn đảm bảo an toàn cho chính mình cũng như cho khách hàng”, bà Lan cho biết.

chuan bi tam the song chung an toan voi dich covid 19
Nhiều cửa hàng thực phẩm chủ động treo biển đề nghị khách hàng giữ khoảng cách an toàn để phòng chống dịch Covid-19

Còn ông Phạm Văn Hà (Bí thư chi bộ Khu dân cư số 9, phường Thổ Quan, quận Đống Đa) thì bày tỏ: “Tôi mong rằng nếu trong ngày hôm nay, Hà Nội và một số địa phương khác nếu có thông báo nới lỏng lệnh cách ly thì mong bà con cũng không nên chủ quan mà tràn ra đường một lúc, rồi nhộn nhịp mở lại các hoạt động kinh doanh không cần thiết. Thời gian vừa qua, chúng ta đã làm rất tốt công tác phòng chống dịch. Hi vọng trong thời gian sắp tới, mọi người cũng nên chú ý nâng cao nhận thức, tiếp tục chủ động phòng chống dịch”.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, trên thực tế hiện nay, tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp và kéo dài, không thể khẳng định sự lây lan dịch bệnh trong cộng đồng đã hết.

Do vậy, bên cạnh thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch do Chính phủ quy định, người dân cần tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng chống dịch như hiện nay: đeo khẩu trang; rửa tay với xà phòng/dung dịch sát khuẩn thường xuyên; tránh tiếp xúc, giao tiếp gần dưới 2m; không tập trung đông người; không đi ra khỏi nhà khi không cần thiết. Đặc biệt là những người có bệnh lý nền và người già cần phải thực hiện khai báo y tế.

K.Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sáng 3/2, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học

Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học

(LĐTĐ) Ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phát động phong trào Tết trồng cây một cách thiết thực, tránh phô trương, hình thức.
Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25/1 - 2/2), ngành Du lịch cả nước ước đón và phục vụ 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2024.
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

(LĐTĐ) Dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, hai tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội, Cát Linh - Hà Đông thu hút gần 75 nghìn lượt hành khách đi lại.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy

(LĐTĐ) Theo dự kiến chương trình, Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ chiều 5/2 đến 7/2 để xem xét, cho ý kiến các nội dung quan trọng trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường, diễn ra vào cuối tháng 2/2025.
Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết

Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết

(LĐTĐ) Thông thường, đường phố Hà Nội sẽ quay lại cảnh ùn tắc sau Tết, tuy nhiên khác với dự đoán, hôm nay (3/2) - ngày đầu đi làm sau Tết, đường phố Hà Nội lại đông đúc nhưng không xảy ra tình trạng ùn tắc.
Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội Gióng đền Sóc đã chính thức khai mạc tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc, huyện Sóc Sơn. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cùng đại diện các sở, ngành đã đến tham dự.

Tin khác

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm

Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm

(LĐTĐ) Phủ Tây Hồ (phường Quảng An, quận Tây Hồ) - nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh luôn tấp nập người đến lễ đầu năm mới. Sáng 2/2 (mùng 5 Tết Ất Tỵ), hàng nghìn người vẫn tiếp tục đổ về lễ Phủ, cầu mong một năm mới may mắn, bình an.
Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính

Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính

(LĐTĐ) Tại quận Tây Hồ, công tác cải cách hành chính đang từng bước nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền số của thành phố Hà Nội.
Lễ hội Gò Đống Đa 2025 sử dụng công nghệ 3D mapping hiện đại

Lễ hội Gò Đống Đa 2025 sử dụng công nghệ 3D mapping hiện đại

(LĐTĐ) Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa sẽ được tổ chức vào 20h tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) tại Công viên văn hóa Đống Đa. Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đống Đa - Sử vàng lưu danh - Tương lai vững bước” được làm theo hình thức bán thực cảnh kết hợp công nghệ 3D mapping hiện đại.
Sức hút của Sơn Tây

Sức hút của Sơn Tây

(LĐTĐ) Sự giao thoa giữa trầm tích văn hóa xứ Đoài và những chấm phá, sáng tạo trong hoạt động du lịch khiến mảnh đất Sơn Tây ngày một hấp dẫn. Vùng đất cổ của xứ Đoài trở thành điểm hẹn yêu thích của những người đam mê khám phá cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, cùng với trải nghiệm các giá trị sâu lắng về mặt văn hoá, lịch sử.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dâng hương tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dâng hương tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi

(LĐTĐ) Tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi (thuộc xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì), ngày 1/2 (mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong dự lễ dâng hương kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789).
Hà Nội: Thêm tuyến buýt điện kết nối với Đại học Tài nguyên và Môi trường

Hà Nội: Thêm tuyến buýt điện kết nối với Đại học Tài nguyên và Môi trường

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) thông tin, đơn vị đã triển khai vận hành tuyến buýt số 05 (Mai Động - Đại học Tài nguyên và Môi trường) bằng xe buýt điện. Đây là tuyến buýt điện thứ 3 được Transerco đưa vào khai thác.
Năm 2024 thành phố Hà Nội hoàn thành 2,219 triệu m2 sàn nhà ở

Năm 2024 thành phố Hà Nội hoàn thành 2,219 triệu m2 sàn nhà ở

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, năm 2024, toàn thành phố Hà Nội đã hoàn thành khoảng 2,219 triệu m2 sàn nhà, tương đương khoảng 14.984 căn nhà. Diện tích sàn nhà ở bình quân đạt 29,1m2/người, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 28,8m2/người.
Ấn tượng đêm khai hội hoa xuân và khai trương năm du lịch 2025

Ấn tượng đêm khai hội hoa xuân và khai trương năm du lịch 2025

(LĐTĐ) Mới đây, xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, Hà Nội) đã tưng bừng tổ chức chương trình khai hội hoa xuân và khai trương năm du lịch 2025 tại khu vực Quảng trường Thống Nhất. Chương trình sẽ diễn ra xuyên suốt trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Giữ lửa cho nghệ thuật chèo truyền thống

Giữ lửa cho nghệ thuật chèo truyền thống

(LĐTĐ) Những năm qua, cùng với sự phát triển của sân khấu chèo chuyên nghiệp, phong trào hát chèo trong quần chúng nhân dân cũng diễn ra sôi nổi tại các quận, huyện trên địa bàn Thủ đô. Hoạt động của các câu lạc bộ chèo góp phần tích cực trong việc gìn giữ và phát huy giá trị nghệ thuật chèo truyền thống.
Xem thêm
Phiên bản di động