Chùa Láng đón Chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia
Đền thờ Vua Hùng tại Cần Thơ chuẩn bị khánh thành trước ngày Giỗ Tổ Tu bổ, tôn tạo đền Trấn Vũ nhằm phát huy giá trị Di tích Quốc gia |
Trước diễn biến tình hình dịch bệnh, thực hiện chỉ đạo của Trung ương, Thành phố và quận về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, Ban Tổ chức lễ hội Chùa Nền, Chùa Láng chính thức khai mạc lễ hội truyền thống sau hai năm tạm dừng mọi hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19.
![]() |
Khai mạc lễ hội truyền thống Chùa Láng năm Nhâm Dần 2022 và đón Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội Chùa Láng. |
Cũng trong buổi lễ, lãnh đạo Thường trực Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận Đống Đa đã vinh dự được đón chứng nhận “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”. Chứng nhận này nằm trong Quyết định số 4611/QĐ- BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành về việc đưa lễ hội Chùa Láng vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
![]() |
Chùa Láng đón Chứng nhận “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” |
![]() |
Lễ dâng hương tại Chùa Láng (từ trái qua phải): bà Lê Thị Thu Hiền - Cục trưởng Cục Di sản văn hoá; ông Lê Tuấn Định - Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Đống Đa; bà Trần Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch. |
Theo tập quán từ lâu đời, hàng năm cứ đến ngày mùng 7 tháng 3 Âm lịch là ngày Tăng Khánh - ngày Thiền Sư họ Từ hóa ở Chùa Thầy, dân làng mở hội. Trước khi làm lễ Mộc Dục (tắm tượng), có bài khấn ‘‘Giải y thất Phật cà sa’’ để tưởng nhớ ngày Người được lên ngôi Hoàng đế.
Lễ hội Chùa Láng là lễ hội lớn nhất ở phía Tây kinh thành Thăng Long xưa và nay, trong dân gian vẫn còn câu ca:
Thứ nhất là hội Cổ Loa
Thứ nhì hội Láng, thứ ba hội Thầy
Hay:
Nhớ ngày mùng bảy tháng ba
Trở vào hội Láng, trở ra hội Thầy
![]() |
Các tiết mục văn nghệ chào mừng lễ hội. |
Hội Láng xưa diễn ra trong vòng 10 ngày. Từ ngày 5/3 âm lịch tế Thân Phụ, Thân Mẫu Đức Thánh ở Chùa Nền (Đản cơ Tự), ngày 6/3 Âm lịch các cụ ông làm lễ Mộc Dục giải phục tu hành, mặc áo Triều Phục Hoàng đế cho Ngài.
Ngày 7/3 Âm lịch là khai mạc chính Hội, năm nào được mùa, đời sống khấm khá thì nhân dân tổ chức lễ Rước. Hội Láng hấp dẫn nhất là nghi thức rước kiệu với sự tham gia của 9 làng (gồm 7 làng Tổng Hạ và làng Thượng Đình, làng Thượng Yên Quyết).
Theo tục cổ truyền, trước ngày hội bản tự trụ trì và các chức sắc trong làng làm Lễ ‘‘Mộc Dục’’. Trong lễ hội có rước Đức Thánh Từ lên Chùa Hoa Lăng thăm Thánh Phụ, thánh Mẫu và diễn thuật lại sự tích Đức Thánh diệt ác, trừ gian trên sông Tô Lịch (tại Ngõ Vụt - Quan Hoa).
![]() |
Nhiều hoạt động cũng được diễn ra tại Lễ hội. |
Khi kiệu rước từ Chùa Láng ra cổng Cót, kiệu không đi trên cầu mà lội qua sông Tô Lịch gọi là Độ Hà rồi dừng lại trên ‘‘Hòn Ngọc’’ để Hàng Đô chuyển tiếp sang bờ bên sông, có đội múa rồng xung quanh Hòn Ngọc. Theo tục lệ, năm nào gặp hạn hán thì ngày 6 tháng 3 Âm lịch kiệu rước Đức Thánh về thăm cha ở làng Mọc - Thượng Đình.
Hội Láng ngoài các nghi thức tế lễ, rước Thánh còn tổ chức các tích trò vui như: đấu võ, chọi gà, cờ người, đập niêu, đặc biệt có tục thổi cơm thi, vừa đi vừa thổi cơm quanh nhà Bát giác, vừa múa hát…
Sau lễ rước, từ ngày mùng 8 trở đi các chức sắc, kỳ mục, tư văn phụ lão của xã và ba thôn lần lượt lên tế lễ tại Chùa Nền, Chùa Láng, Đình Ứng Thiên (Láng Hạ). Đây là nét độc đáo Chùa thờ Thánh được coi như Đình chỉ ở Chùa Nền, Chùa Láng mới có. Đến ngày 15 tháng 3 làm lễ giải phục (Giã hội).
![]() |
Chùa Láng, tên chữ Hán (Chiêu Thiền Tự) là một ngôi Chùa cổ ở làng Láng. |
Chùa Láng được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông (trị vì từ 1138 - 1175) và từng được coi là ‘‘Đệ nhất tùng lâm’’ trên vùng đất phía Tây Bắc kinh thành Thăng Long xưa, nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, với diện tích 17.917m2. Theo tấm văn bia tạo dựng năm Thịnh Đức thứ 4 (1656) hiện còn được bảo tồn, lưu giữ tại Chùa có ghi “Vì có điểm tốt rất rõ rệt nên gọi là Chiêu. Đây là nơi sinh Thiền sư Đại Thánh nên gọi là Thiền’’. Chùa còn có đặc trưng khác biệt là “Tiền Thánh, Hậu Phật” và do quy mô to lớn, vị thế của Chùa mà nhân dân còn gọi là Chùa Cả. Nơi đây thờ Đệ Tam Thánh Tổ Lý triều Quốc sư Từ Đạo Hạnh và hiện thân Hóa thác của Người là Đức vua Lý Thần Tông. Chùa Láng là di tích lịch sử đã được xếp hạng cấp quốc gia năm 1962, là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của kinh thành Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII
Tin khác

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại
Văn hóa 18/04/2025 22:58

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Văn hóa 18/04/2025 22:35

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số
Văn hóa 18/04/2025 22:20

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa 18/04/2025 19:00

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa
Văn hóa 18/04/2025 18:46

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai
Văn hóa 17/04/2025 11:41

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành
Văn hóa 16/04/2025 19:13

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen
Văn hóa 16/04/2025 06:06

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Văn hóa 15/04/2025 17:29

Bình yên nghe sóng vỗ
Văn hóa 15/04/2025 16:22