-->

Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài

Chùa Đông Khê tọa lạc giữa làng Đông Khê, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội không chỉ là điểm sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo mà còn là nơi giáo dục tính nhân văn, lòng nhân nghĩa cho người dân. Với lối kiến trúc mang đậm giá trị nghệ thuật cùng nhiều tượng cổ phản ánh dấu ấn lịch sử nhiều niên đại cho thấy chùa đang góp phần làm nên nét văn hoá đa dạng trầm tích vùng văn hoá xứ Đoài.
Lan tỏa tinh thần của Quy tắc ứng xử ở xứ Đoài Trang sử mới, sức sống mới trên miền trầm tích lịch sử, văn hóa xứ Đoài Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

Từ kiến trúc nghệ thuật độc đáo qua nhiều triều đại...

Chùa Đông Khê là một trong những ngôi chùa có giá trị về kiến trúc - nghệ thuật, có niên đại khởi dựng từ thời Trần, được trùng san vào thời Lê, Nguyễn. Chùa bao gồm các hạng mục: Cổng, Tam bảo (Tiền đường, Thượng điện) và các hạng mục phụ trợ.

Chùa quay theo hướng Tây Nam, mang kiến trúc chữ Công, bao gồm các tòa Tiền đường và Thượng điện nằm ngang song song với nhau, nối giữa hai tòa này là ống muống (nhà ống).

Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài
Chùa quay theo hướng Tây Nam, mang kiến trúc chữ Công. Ảnh: K.H.

Toà Tiền đường có kiến trúc là một ngôi nhà 5 gian, 2 dĩ, 4 góc mái tạo đầu đao cong. Trên mái lợp ngói ri cổ, loại có mũi nổi tạo hình nửa bông hoa cúc mãn khai. Bốn mái xòe ra chiếm diện tích khoảng 2/3 độ cao của chùa. Để tạo ra bốn đao cong của mái cùng với các gian của Tiền đường, các nghệ nhân đã khéo léo, tài tình khi tạo sự liên kết của bốn kẻ xó (tại bốn góc) chạy thẳng qua trụ trốn của bộ vì hai gian chái rồi cắt lửng, đầu kia vươn ra đỡ âu tàu, tầu đao và lá mái uốn cong mềm mại. Có thể nói, với cách thức tạo tác và sự liên kết giữa các cấu kiện của các bộ vì Tiền đường chùa Đông Khê cho ta nhận định đây là sản phẩm của nghệ thuật thế kỉ XVIII - hiếm thấy trong các di tích của huyện Đan Phượng.

Hàng cột quân tiền vẫn giữ được hệ thống ván đố lụa ở hai gian hồi. Ba gian giữa lắp cửa gỗ dạng bức bàn, hai gian dĩ được làm hai cửa phụ dạng vòm hơi cong, nhỏ và thấp nhưng ngưỡng cửa lại làm rất cao giống như ở ba gian giữa với dụng ý khách hành hương vào chùa, bước qua ngưỡng cửa thì phải bỏ hết những uế tạp ở bên ngoài, chỉ có tâm trong sáng vào lễ Phật. Cửa thấp phải cúi đầu với dụng ý để khách tỏ lòng thành kính trước Tam Bảo.

Chùa Đông Khê hiện còn lưu giữ được tương đối đầy đủ các tượng Phật truyền thống của một ngôi chùa thờ Phật theo phái Đại thừa. Ở Thượng điện, ở vị trí cao nhất là bộ tượng Tam Thế gồm 3 pho có kích thước và tạo dáng tương tự nhau. Bộ tượng này có chiều cao 73cm được tạo tác trong tư thế ngồi âm dương lộ bàn chân phải trên đùi trái, tay kết định ấn đặt ngửa trên lòng đùi. Lớp thứ hai là bộ tượng Tam Thân gồm ba pho Quan âm, có chiều cao 78cm được tạo tác trong thế ngồi kiết già trên hoa sen, tay phải của tượng giơ cao, tay trái kết ấn để trong lòng đùi.

Hàng thứ ba là lớp tượng A di đà có phong cách nghệ thuật thế kỷ XVIII, dưới là tượng Di Lặc bên trái, Tuyết Sơn bên phải. Hàng thứ năm là lớp tượng Ngọc Hoàng, hai bên là tượng Thị giả có niên đại nghệ thuật thế kỷ XIX, trước tượng Ngọc Hoàng là tượng Phạm Thiên và Đế Thích. Hàng tiếp theo là tượng Quan Thế Âm, hai bên là Kim Đồng và Ngọc Nữ được tác trong tư thế quỳ dâng lễ. Lớp cuối cùng là bộ tượng Thích Ca Cửu Long, hai bên là Nam Tào, Bắc Đẩu.

Gian bên trái của Thượng điện có bài trí tượng Nguyên Phi Ỷ Lan - người có công dạy dân nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa Đông Khê nổi tiếng. Phía trước tượng Nguyên Phi là sự hiện diện của tượng Quan Âm Nam Hải trong tư thế ngồi thiền trên đài sen với 5 lớp cánh, trên có chạm nổi các chấm tròn dạng tràng hạt - nghệ thuật thế kỷ XVII. Tượng có 10 đôi cánh tay tỏa đều bên thân, hai đôi ở giữa kết ấn chuẩn đề, đôi còn lại úp lên nhau đặt trên lòng đùi. Tượng có niên đại nghệ thuật thế kỷ XVIII. Dưới đài sen là quỹ Ô Ba Nan Đà Long Vương “gồng mình” đội tượng, được tạo tác tương tự như đầu con rồng đang vươn mình vượt sóng nước.

Gian bên trái Thượng điện có dựng một động tượng với Quan Âm Phổ Đà Sơn ở vị trí trung tâm, xung quanh là các pho tượng nhỏ hiện thân cho các chư Phật. Phía trước là pho tượng Thần Nông được tạo tác trong tư thế một vị vua, ngồi trên long ngai.

Hai bên ống muống bài trí tượng Thổ Địa, Giám Trai, Thập Điện Diêm Vương có kích thước tương tự nhau. Đây là các pho tượng có niên đại nghệ thuật thế kỷ XIX.

Trên các ban thờ tại tiền đường còn bài trí tượng Đức Ông, Thánh Tăng, tượng Hộ Pháp Khuyến Thiện và Hộ Pháp Trừng Ác có kích thước khá lớn. Các pho tượng này có niên đại nghệ thuật thế kỉ XIX. Ngoài ra, hai bên góc tiền đường còn có các tượng Hậu được tạc dưới hình thức một vị Quan Âm.

... Đến vẫn lưu giữ được nhiều di vật quý giá

Ni sư Thích Đàm Chi, Trụ trì chùa Đông Khê giới thiệu: “Ngoài hệ thống tượng Phật nói trên, chùa Đông Khê hiện còn lưu giữ được nhiều di vật quý giá gồm những chất liệu và chủng loại khác nhau, nổi bật như: Một số hoành phi, câu đối gỗ sơn son thếp vàng có giá trị, chủ yếu nói về giáo lý nhà Phật. Một quả chuông lớn cao 103cm, đường kính miệng 79cm trên có khắc nổi tên chuông “Sùng nghiêm tự chung”, bài minh văn nói việc nhân dân hưng công tu sửa chùa và niên hiệu Cảnh Thịnh (đã bị tẩy, đoán định theo phong cách đúc chuông) cửu niên; một khánh đồng có ghi tên chữ của chùa “Sùng nghiêm tự” (tên chùa), niên hiệu Thiệu Trị…Đây là những dấu tích vật chất có giá trị nhiều mặt, minh chứng cho thấy chùa Đông Khê là một ngôi chùa đã được kiến tạo từ lâu đời”.

Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài
Quả chuông cổ, phía trên có khắc nổi tên chuông “Sùng nghiêm tự chung”. Ảnh: K.H.

Sau Cách mạng tháng 8/1945, khu vực đình, chùa được huyện Liên Bắc lúc đó mượn làm trường quân chính để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Việt Minh. Đây cũng là nơi diễn ra nhiều cuộc mít tinh diễn thuyết về phong trào ủng hộ kháng chiến. Khu vực chùa thời kỳ kháng chiến chống Pháp là nơi nuôi giấu cán bộ hoạt động bí mật, phía sau chùa còn dấu tích giao thông hào từ thời kháng chiến chống Pháp.

Ngày 17/7/2008, chùa Đông Khê đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia tại Quyết định số 50/2008/QĐ-BVHTTDL.

Theo thời gian, các hạng mục Tam bảo đã bị xuống cấp trầm trọng. Đây chính là lý do, ngày 8/12/2022 Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đan Phượng đã có Tờ trình số 617/TTr-UBND gửi tới Sở Văn hoá Thể thao Hà Nội về việc thẩm định dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Đông Khê. Tiếp đó, ngày 5/1/2023, UBND thành phố Hà Nội có Tờ trình số 04/TTr-UBND gửi tới Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề nghị chấp thuận dự án. Ngoài việc đề xuất các hạng mục cần tu bổ, tôn tạo; phương án phát huy giá trị di tích…

Ngày 18/1/2023, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chính thức có Văn bản số: 173/BVHTTDL-DSVH đồng ý với Tờ trình của UBND thành phố Hà Nội. Như vậy, Dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Đông Khê được thực hiện trong giai đoạn 2022 - 2025.

Chính thức tháng 10/2024, Dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Đông Khê được thực hiện. Dự kiến, hết quý I/2025 sẽ hoàn thành.

Với diện mạo tới đây, sau khi được tu bổ, tôn tạo, chùa Đông Khê không những phát huy được các giá trị lịch sử về văn hoá, tôn giáo mà còn là điểm đến tín ngưỡng của nhân dân trong vùng, du khách thập phương... góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa, tín ngưỡng truyền thống, đồng thời phát huy thế mạnh về du lịch địa phương, một vùng quê vốn mang trong mình trầm tích văn hóa xứ Đoài từ ngàn xưa để lại.

Khắc Hạnh

Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.

Tin khác

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Tối 18/4, Festival Phở 2025 với chủ đề “Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số” đã chính thức khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội). Chương trình do Trung tâm Hội nghị thành phố Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và các đơn vị tổ chức.
Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã giới thiệu đến công chúng cả nước chuỗi chương trình đặc biệt với nội dung phong phú, hình thức thế hiện đa dạng, trải rộng trên các kênh sóng và nền tảng số.
Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đã chủ động rà soát các khu phố, tuyến phố nghề, khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa và dự kiến 10 khu vực có tiềm năng để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn.
Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù – từ một nghi lễ dân gian – đã trở thành biểu tượng tinh thần của sự từ bi, trí tuệ, gắn kết cộng đồng và gìn giữ bản sắc dân tộc. Việc ghi danh lễ hội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia không chỉ là sự khẳng định giá trị truyền thống, mà còn là bước mở ra một chặng đường mới để lan tỏa di sản, kết nối các thế hệ, và bồi đắp tinh thần yêu nước, đạo hiếu trong lòng người Việt.
Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh "Thiên thanh” của nữ họa sĩ Lê Thu Huyền diễn ra từ ngày 15 - 23/4 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 30 tác phẩm hội họa có chủ đề về thiên nhiên, ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của đất nước.
Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Ngày 8/5/2025, núi Bà Đen đón hàng nghìn đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Nhiều nghi lễ mang tính lịch sử sẽ được tổ chức ngày này.
Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt với sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật trực thuộc.
Bình yên nghe sóng vỗ

Bình yên nghe sóng vỗ

Tôi đến làng chài nhỏ ở Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam vào một ngày cuối hạ. Cái nắng chói chang của mùa hè dần dịu bớt, chỉ còn những tia nắng vàng nhẹ trải dài trên mặt biển xanh thẳm. Gió từ biển thổi vào mát rượi, mang theo mùi muối mặn nồng và hương biển thân thuộc. Xóm nhỏ nằm bình yên bên những rặng dừa xanh, tựa như một bức tranh yên ả giữa đất trời.
Xem thêm
Phiên bản di động