Chưa có cabin mô phỏng, đào tạo lái xe ôtô có nguy cơ bị đình trệ
Đề nghị không chuyển thẩm quyền đào tạo, cấp giấy phép lái xe Yêu cầu cơ sở đào tạo lái xe ô tô không tuỳ tiện tăng học phí |
Học viên học lái xe trên cabin. Ảnh: G.T |
Nhiều lần xin lùi lộ trình
Theo Quy định tại Thông tư số 04/2022/TT-BGTVT ngày 22.4.2022 của Bộ GTVT, từ ngày 1.1.2023, các trung tâm đào tạo phải đầu tư thiết bị cabin tập lái để học viên học.
Theo đó, học viên có tối thiểu 4 giờ thực hành các bài cơ bản như cách vận hành số xe, lên dốc, đường vuông góc, đường quanh co giống như bài sa hình thi sát hạch và làm quen với các bài về địa hình như đường đồi núi, cao tốc.
Việc kéo lùi thời hạn do các Sở GTVT, Hiệp hội Vận tải, cơ sở đào tạo lái xe kiến nghị do bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, khiến các cơ sở đào tạo gặp khó khăn về tài chính; dịch bệnh đã ảnh hưởng đến việc sản xuất, lắp ráp thiết bị và ảnh hưởng đến thử nghiệm và chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật.
Phó Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam - bà Phan Thị Thu Hiền cho hay, đến nay chưa có đơn vị có đủ điều kiện thực hiện thử nghiệm cabin học lái xe ôtô, chưa có sản phẩm được chứng nhận sự phù hợp quy chuẩn QCVN 106:2020/BGTVT, chưa có sản phẩm được công bố hợp quy để cung cấp cho các cơ sở đào tạo.
Việc lùi thời điểm áp dụng để các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hoặc sản xuất, lắp ráp trong nước có đủ thời gian đưa sản phẩm đi thử nghiệm, chứng nhận hợp quy, tổ chức nhập khẩu, sản xuất cabin học lái xe ôtô; để các cơ sở đào tạo có đủ thời gian thực hiện các trình tự thủ tục đấu thầu lựa chọn đơn vị cung cấp cabin học lái xe theo đúng quy định của pháp luật và để công tác đào tạo lái xe ôtô không bị gián đoạn, phục vụ nhu cầu chính đáng của người dân trong việc học, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.
Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Lương Duyên Thống - Trưởng phòng Vận tải và Quản lý phương tiện người lái (Cục Đường bộ Việt Nam) cho biết, quy định về cabin đào tạo lái xe xuất phát từ năm 2018 khi Bộ GTVT yêu cầu các Trung tâm sát hạch làm đường hầm, cầu, phà nhằm đào tạo sát hạch cho người học lái ôtô.
Với phần mềm và thiết bị mô phỏng lái xe, học viên sẽ được tập luyện kỹ năng và tập phản xạ trong điều kiện các yếu tố về địa hình, cung đường, thời tiết, tình trạng giao thông và các tình huống giao thông khác nhau nhằm nâng cao kỹ năng đảm bảo an toàn giao thông. Nhưng các Trung tâm đào tạo lái xe không thể đưa ý tưởng cabin mô phỏng vào thực hiện triển khai giống như ngành Hàng không và Đường sắt nhằm đào tạo, sát hạch cho phi công, lái tàu.
Cần thí điểm trước khi nhân rộng
Đó là quan điểm của ông Nguyễn Văn Toản - Chủ tịch Hội đồng thành viên Trung tâm sát hạch lái xe Đông Đô (Bắc Ninh) khi trao đổi với Báo Lao Động.
Theo ông Toản, với tình hình hiện nay, Bộ GTVT nên gia hạn thêm thời gian triển khai thực hiện cabin tập lái ôtô thêm khoảng 1 năm nữa và hiện các cơ sở đào tạo lái xe trên cả nước đã có văn bản kiến nghị xin lùi thời điểm áp dụng theo quy định từ ngày 1.1.2023. Cùng đó, cần làm thí điểm tại một số trung tâm đào tạo lái xe của Nhà nước rồi đánh giá hiệu quả nếu hợp lý mới nhân rộng bởi đầu tư cabin rất tốn kém.
Ông Toản cho rằng, thực tế của đào tạo cabin tập lái hiệu quả không cao do trước đây đã có triển khai nhưng không hiệu quả, các thiết bị đã bị vứt xó. Việc học lái xe cần phải “văn ôn võ luyện” trên sa hình, trên thực tế với các tình huống thật sự trong khi cabin tập lái với mục đích sử dụng chỉ có tính chất tham khảo.
Trước ý kiến trên, ông Lương Duyên Thống cho hay, việc trang bị thiết bị mô phỏng để đào tạo lái xe là điều kiện kinh doanh bắt buộc đối với các cơ sở đào tạo lái xe nhằm đổi mới công tác sát hạch lý thuyết và thực hành, nếu trung tâm nào không trang bị sẽ không được phép đào tạo lái xe ôtô.
Giám đốc Trung tâm sát hạch và cấp giấy phép lái xe ôtô Đức Thịnh (huyện Đông Anh) - ông Nguyễn Đức Hải, thông tin, việc trang bị phần mềm và cabin điện tử vào quy trình đào tạo là một giải pháp để đổi mới công tác sát hạch lý thuyết và thực hành, song cần có lộ trình thí điểm, kiểm chứng và rút kinh nghiệm trước khi áp dụng đại trà. Cần thiết có thể cho phép lùi thời điểm áp dụng thêm 2 năm để chuẩn bị kỹ lưỡng hơn.
Cũng theo ông Hải, hiện giá mỗi bộ cabin khoảng 400-500 triệu đồng, với lượng học viên bình quân khoảng 1.000 người/tháng để phục vụ công tác đào tạo thì mỗi trung tâm sẽ phải đầu tư tới 10-15 tỉ đồng cho khoảng 20-30 cabin.
Như vậy số tiền mà hàng trăm cơ sở đào tạo sát hạch trên toàn quốc bỏ ra sẽ rất lớn trong khi các trung tâm đào tạo vẫn chưa phục hồi “sức khỏe” tài chính sau ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19. Và việc đầu tư lớn như thế này chắc chắn các trung tâm phải tăng mức phí đào tạo.
Theo
/laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Giao thông 23/01/2025 20:03
Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động
Giao thông 23/01/2025 17:08
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng
Giao thông 23/01/2025 12:26
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành
Giao thông 22/01/2025 16:25
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm
Giao thông 22/01/2025 16:20
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long
Giao thông 22/01/2025 14:14
Kiểm tra công tác vận tải hành khách, hàng hóa dịp Tết
Giao thông 22/01/2025 14:06
Những hiệu quả tích cực sau hơn 20 ngày triển khai Nghị định 168/2024
Giao thông 22/01/2025 14:03