--> -->

Chữa bệnh cứu người nhờ... công nghệ số

Lâu nay, bốn thủ pháp thăm khám cổ điển là nhìn, sờ, gõ, nghe thể hiện sự tiếp xúc trực tiếp giữa bác sĩ và người bệnh. Thế nhưng, gần đây, nhất là từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện đã thúc đẩy sự chuyển dịch của một mô hình mới, đó là khám, chữa bệnh từ xa (Telehealth) dựa trên nền tảng công nghệ số.
Bộ Y tế khánh thành 1.000 cơ sở y tế khám, chữa bệnh từ xa Kích hoạt Trung tâm tư vấn, khám chữa bệnh từ xa tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội Đẩy mạnh hình thức tư vấn khám, chữa bệnh từ xa

Qua đó, đã mở ra cơ hội cho bệnh nhân ở vùng sâu, vùng xa được tiếp cận với các giáo sư đầu ngành và y, bác sĩ tuyến dưới cũng được nâng cao tay nghề, tiến tới thu hẹp khoảng cách giữa y tế các tuyến.

Chữa bệnh cứu người nhờ... công nghệ số
Việc hội chẩn trực tuyến giúp các y, bác sĩ thuận tiện hơn trong việc phát hiện, cứu chữa người bệnh.

Tạo ra những kỳ tích…

Khác với những mùa xuân trước, xuân năm nay với gia đình bé N.T.T.V. (5 tuổi ở tỉnh Phú Thọ) thật đặc biệt và ý nghĩa. Bởi lần đầu tiên kể từ khi V. chào đời, họ mới được chứng kiến bé có thể chạy nhảy, hát múa, cười đùa như bao đứa trẻ bình thường.

Cách đây 6 tháng, cô bé 5 tuổi, cân nặng 12,5kg này chỉ chạy, nhảy được vài phút là mệt, thở dốc và nghe rõ tiếng tim đập thình thịch trong lồng ngực. V. được phát hiện có lỗ thông liên thất từ khi 1 tháng tuổi. Những năm đầu đời, em chậm tăng cân, liên tục bị viêm phổi và viêm phế quản tái diễn nhiều lần. Cuộc sống của em và mẹ có lẽ gắn với bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Thế nhưng, sau cuộc phẫu thuật tim hở từ xa, kết nối giữa Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ và Bệnh viện Tim Hà Nội qua hệ thống Telehealth, dưới sự điều hành trực tiếp của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Sinh Hiền, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội vào tháng 8-2020, V. đã khỏe mạnh trở lại và được đến trường.

Nhớ lại thời điểm trước khi ca mổ diễn ra, mẹ của V. chia sẻ: "Thời điểm đó, chúng tôi vừa mừng, vừa lo. Lo lắng vì trước đó nhiều người khuyên gia đình nên đưa bé xuống Hà Nội để các chuyên gia, giáo sư phẫu thuật trực tiếp sẽ tốt hơn. Với quãng đường 100km từ nhà đến bệnh viện, việc đi lại, chăm sóc quá trình con trị bệnh sẽ mệt mỏi và tốn kém. May mắn, con đã được các chuyên gia hàng đầu ở Hà Nội hỗ trợ điều trị ngay tại quê nhà, không phải đi lại xa xôi...".

Giống với gia đình bé V., Tết năm nay, gia đình chị L.T.N. (ở huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) có thêm thành viên mới, đó là một bé trai khỏe mạnh, bụ bẫm được gần 6 tháng tuổi. Bé trai này được ví như một kỳ tích trong khám, chữa bệnh từ xa giữa Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Nhớ lại khi “đẻ rơi” trên xe taxi vào tháng 9-2020, chị L.T.N. kể, khi đang mang thai ở tuần thứ 28, chị có dấu hiệu chuyển dạ. Trên quãng đường tới bệnh viện, chị N. bất ngờ sinh non, bé trai chỉ nặng 1,1kg, sức khỏe rất yếu, suy hô hấp, phổi thông khí kém… và cơ hội sống chỉ còn 40%. Xác định đây là ca bệnh khó và phức tạp, Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu lập tức xin hội chẩn từ xa với các chuyên gia của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Nhờ được hướng dẫn cụ thể về phác đồ điều trị cho trẻ sinh non từ những người thầy của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, các y, bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu đã giành lại sự sống cho bệnh nhi.

Nếu cách đây khoảng 5-6 năm, những trường hợp này ở tuyến dưới đều không cứu được, thì nay mọi chuyện đã khác. Bác sĩ Phạm Hồng Tươi, Đơn nguyên sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu chia sẻ: “Từ khi có hội chẩn trực tuyến, tôi và các đồng nghiệp tự tin hơn. Không chỉ cứu sống được nhiều bệnh nhân ngay tại địa phương, không phải chuyển lên tuyến trên, mà trình độ của các y, bác sĩ tuyến dưới cũng được nâng lên”,

Chia sẻ về những kỷ niệm đáng nhớ khi tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức kể về trường hợp một người dân tộc Mông ở tỉnh Điện Biên bị chấn thương sọ não, tình trạng bệnh nhân xấu đi, máu còn tụ lại ở một vị trí khác trong não. Ngay lập tức, qua hệ thống Telehealth, nhờ sự hướng dẫn của các chuyên gia đầu ngành ở Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức, lần đầu tiên, các y, bác sĩ của tỉnh Điện Biên đã thực hiện thành công một ca phẫu thuật sọ não khó như vậy.

“Trường hợp này, nếu đưa bệnh nhân từ Điện Biên về Hà Nội với quãng đường hơn 600km, thì bệnh nhân không có cơ hội sống sót. Trong khi chỉ cần 30 phút hội chẩn từ xa, chúng ta đã cứu sống người bệnh. Telehealth sẽ tạo ra nhiều kỳ tích như thế với nền y tế Việt Nam”, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Bình Giang tin tưởng.

Chữa bệnh cứu người nhờ... công nghệ số

Nâng niềm tin của người dân vào hệ thống y tế

Chính thức khởi động từ tháng 6-2020, đến hết năm 2020, Đề án khám, chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020-2025 đã kết nối được khoảng 1.500 điểm cầu trên cả nước. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Đề án khám, chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020-2025 (Bộ Y tế) cho biết, không phải bây giờ ngành Y tế nước ta mới triển khai Telehealth, mà đã làm cách đây cả chục năm.

Thời điểm đó, việc kết nối y tế giữa các tuyến thông qua điện thoại, sau đó hiện đại hơn là qua cầu truyền hình. Chỉ khi công nghệ Telehealth được triển khai, các bác sĩ đầu ngành cách xa hiện trường hàng trăm, thậm chí hàng nghìn ki lô mét, mà vẫn có thể như đứng trực tiếp trong phòng mổ.

Trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19, cùng với các thầy thuốc trực tiếp chiến đấu, giành giật sự sống bên giường bệnh, thì sự chi viện của các thầy thuốc giỏi ở mọi miền đất nước qua hệ thống Telehealth cũng vô cùng quan trọng, góp phần vào việc điều trị thành công cho các bệnh nhân nặng, như: Bệnh nhân Covid-19 thứ 19 (64 tuổi, ở quận Tây Hồ, Hà Nội) và bệnh nhân 91 - phi công người Anh. Quan trọng hơn, niềm tin của người dân vào hệ thống y tế Việt Nam được nâng lên.

“Không chỉ dừng lại ở đó, Telehealth còn giúp y tế Việt Nam kết nối với thế giới, từ đó chất lượng vươn cao, vươn xa hơn… Dù phía trước vẫn còn nhiều thách thức, song chúng tôi sẽ nỗ lực và tiếp tục hoàn thiện”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.

Theo Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Nguyễn Lân Hiếu, để mô hình khám, chữa bệnh từ xa ngày càng phát triển cần có sự quyết tâm của tất cả cơ sở y tế. Nếu chỉ có bệnh viện tuyến trên tích cực, còn bệnh viện tuyến dưới hoạt động theo hình thức, tham gia cho có thì sẽ không mang lại hiệu quả. Thậm chí, khi tham gia Telehealth, bệnh viện chỉ muốn khoe mình làm tốt, thì mô hình khám, chữa bệnh từ xa sẽ không có ý nghĩa. Trong khi trên thực tế, nếu triển khai thực hiện tốt mô hình khám, chữa bệnh từ xa sẽ nâng cao vị thế của bệnh viện tuyến dưới, giúp người bệnh yên tâm ở lại địa phương điều trị, không phải vượt tuyến.

Để lan tỏa và phát triển bền vững các hoạt động của Đề án khám, chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020-2025, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu các bệnh viện tuyến trên duy trì các buổi hội chẩn hằng tuần với bệnh viện tuyến dưới. Mặt khác, bệnh viện tuyến trên tăng cường hoạt động đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, hội thảo từ xa để nhiều bệnh viện tuyến dưới cùng tham gia. Bộ Y tế tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng các cơ chế tài chính, danh mục kỹ thuật, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật..., nhằm thực hiện thành công đề án, phục vụ người dân ngày một tốt hơn, xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân.

Theo Xuân Lộc/ Hanoimoi.com.vn

http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Doi-song/991066/chua-benh-cuu-nguoi-nho-cong-nghe-so

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chính phủ trình Quốc hội một số chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội

Chính phủ trình Quốc hội một số chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội

Ngày 20/5, tiếp chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình và báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
Dự kiến trụ sở 7 phường mới của quận Hoàng Mai sau sắp xếp

Dự kiến trụ sở 7 phường mới của quận Hoàng Mai sau sắp xếp

Theo thông tin từ UBND quận Hoàng Mai, địa phương này đã đề xuất địa điểm các cơ quan hành chính - chính trị 7 phường mới được thành lập sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn quận.
Đảm bảo tính độc lập tương đối trong hoạt động của các tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc

Đảm bảo tính độc lập tương đối trong hoạt động của các tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc

Sáng 20/5, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm đã tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt và triển khai việc lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
8 tội danh được đề xuất bỏ hình phạt tử hình

8 tội danh được đề xuất bỏ hình phạt tử hình

Các tội đề xuất bỏ tử hình gồm: Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; tội gián điệp; tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; tội vận chuyển trái phép chất ma túy; tội tham ô tài sản; tội nhận hối lộ; tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược.
Hàng giả, thực phẩm bẩn và trách nhiệm quản lý

Hàng giả, thực phẩm bẩn và trách nhiệm quản lý

Chưa bao giờ chúng ta được chứng kiến “tần suất” các vụ phá án liên quan đến sản xuất - kinh doanh các mặt hàng giả, thực phẩm bẩn, “chất cấm” để sản xuất bóng cười… nhiều đến như vậy. Câu hỏi mà người dân đặt ra, đâu là căn nguyên dẫn đến việc sản xuất - kinh doanh dễ như vậy trong thời gian dài?
Phim “Chốt đơn” do hoa hậu Thùy Tiên đóng chính có khả năng sẽ bị “đắp chiếu”

Phim “Chốt đơn” do hoa hậu Thùy Tiên đóng chính có khả năng sẽ bị “đắp chiếu”

Phim “Chốt đơn” do hoa hậu Thùy Tiên đóng chính có khả năng sẽ bị “đắp chiếu” vĩnh viễn sau thông tin nàng hậu bị khởi tố.
HDBank mở gói vay ưu đãi 20.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp hạ tầng và công nghệ số

HDBank mở gói vay ưu đãi 20.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp hạ tầng và công nghệ số

Thực hiện định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong chương trình tín dụng trọng điểm 500.000 tỷ đồng nhằm thúc đẩy đầu tư hạ tầng và công nghệ số - hai động lực tăng trưởng chiến lược của giai đoạn 2025 - 2030, HDBank triển khai gói tín dụng ưu đãi 20.000 tỷ đồng dành cho doanh nghiệp đang và sẽ đầu tư vào các lĩnh vực then chốt này.

Tin khác

Đẩy mạnh chăm lo người lao động, bảo đảm ATVSLĐ trong lực lượng Công an nhân dân

Đẩy mạnh chăm lo người lao động, bảo đảm ATVSLĐ trong lực lượng Công an nhân dân

Ngày 14/5, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025 trong lực lượng Công an nhân dân (CAND). Đây là hoạt động thường niên, thiết thực hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ, công nhân lao động (CNLĐ). Tới dự Lễ phát động có ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Những "người hùng" thầm lặng bảo vệ môi trường Thủ đô

Những "người hùng" thầm lặng bảo vệ môi trường Thủ đô

Tháng 5 là tháng tri ân, tôn vinh công nhân, người lao động đang ngày đêm cống hiến cho xã hội. Và giữa muôn vàn nghề nghiệp, có một công việc đặc biệt mà ít ai để ý, nhưng lại không thể thiếu trong nhịp sống đô thị: Công nhân vệ sinh môi trường. Hãy cùng chúng tôi theo chân những người công nhân môi trường - những “người hùng áo phản quang” - để hiểu hơn về công việc, cuộc sống và cả những trăn trở phía sau lớp bụi đường họ đi qua mỗi ngày của họ nhé!
Phản hồi của Bộ Nội vụ về xem xét điều chỉnh lương công chức, viên chức trong năm 2025

Phản hồi của Bộ Nội vụ về xem xét điều chỉnh lương công chức, viên chức trong năm 2025

Bộ Nội vụ đã có thông tin phản hồi ý kiến của người lao động liên quan đến chế độ nâng bậc lương và kéo dài thời hạn nâng bậc lương của công chức, viên chức.
Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội:  Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội: Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Báo Lao động Thủ đô phản ánh khó khăn của 22 hộ gia đình từng là công nhân Nông trường Đông Anh II khi nằm trong Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sai tại ngã ba Kim nhưng không được bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Ngay sau khi báo đăng, đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Hà Nội cho biết đã có báo cáo đề xuất Thành phố chấp thuận chính sách hỗ trợ khác đối với các hộ dân, bao gồm, hỗ trợ về đất và hỗ trợ về tài sản (nhà, công trình xây dựng trên đất).
Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.
Thông tin mới vụ 4 lao động Việt Nam tử vong trong căn hộ thuê ở Đài Loan

Thông tin mới vụ 4 lao động Việt Nam tử vong trong căn hộ thuê ở Đài Loan

3 trong số 4 nạn nhân người Việt Nam được phát hiện tử vong trong một căn hộ cho thuê ở Đài Loan là người ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Bài 2: Đa dạng hình thức chăm lo đời sống cho người lao động

Bài 2: Đa dạng hình thức chăm lo đời sống cho người lao động

Nắm bắt nhu cầu của người lao động, các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang triển khai hiệu quả các hoạt động, mô hình để nâng cao chất lượng đời sống, giúp người lao động có điều kiện, cơ hội tái tạo sức lao động để làm việc năng suất, hiệu quả hơn.
Bài 1: Quẩn quanh với guồng quay “nhà trọ - công ty”

Bài 1: Quẩn quanh với guồng quay “nhà trọ - công ty”

Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, là địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp hoạt động, thu hút hàng triệu lao động sinh sống và làm việc. Thực tế cho thấy, nhu cầu thụ hưởng các thiết chế văn hóa, nâng cao đời sống của người lao động ngày càng cao. Nắm bắt nhu cầu đó, với vai trò của mình, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai nhiều mô hình, cách làm hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động.
Đảm bảo an toàn lao động là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người

Đảm bảo an toàn lao động là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người

Nhắc lại câu chuyện buồn của đồng nghiệp vừa ra đi cách đây 5 ngày, do không may bị tai nạn trên chính cung đường làm việc vào lúc nửa đêm, chị Ninh Thị Loan - công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) Môi trường đô thị Hà Nội cho rằng: Việc đảm bảo an toàn lao động là trách nhiệm và nghĩa vụ của cả người lao động, người sử dụng lao động và toàn xã hội.
Đi làm ngày lễ 30/4 và 1/5, người lao động được nhận mức lương thế nào?

Đi làm ngày lễ 30/4 và 1/5, người lao động được nhận mức lương thế nào?

Theo quy định, dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục. Nếu có việc phải đi làm vào ngày nghỉ lễ này, người lao động sẽ được nhận mức lương cao gấp gần 5 lần.
Xem thêm
Phiên bản di động