-->

Chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin cho nông sản miền núi

Thời gian qua, việc liên tiếp nhiều mặt hàng nông sản khu vực miền núi xuất khẩu sang các thị trường lớn trên thế giới cho thấy, những chính sách xây dựng, phát triển thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ cho bà con ở khu vực nông thôn, miền núi đang phát huy tác dụng. Điều này không chỉ khẳng định thương hiệu nông sản Việt Nam ở thị trường thế giới mà còn giúp tạo sinh kế cho người dân, góp phần giảm nghèo cho đồng bào ở khu vực này.
Đẩy mạnh kết nối tiêu thụ chuỗi nông sản an toàn Nâng cao năng lực thâm nhập thị trường Trung Quốc cho sầu riêng và chanh leo Hiệu quả từ nông nghiệp hữu cơ

“Thủ phủ” của nhiều loại nông sản chất lượng cao

Trong những năm qua, cùng với Sơn La, Quảng Ninh, thì Bắc Giang cũng nổi lên là một trong những địa phương có nhiều thương hiệu nông sản nổi tiếng được người tiêu dùng trong và ngoài nước đón nhận. Theo đánh giá của rất nhiều bộ ngành, một trong những bí quyết giúp Bắc Giang luôn là điểm sáng trong tiêu thụ nông sản cả ở nội địa và xuất khẩu chính là lãnh đạo địa phương luôn đặt sự quan tâm đặc biệt cho hoạt động này.

Chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin cho nông sản miền núi
Nông sản miền núi không chỉ được người tiêu dùng trong nước đón nhận mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính trên thế giới

Chia sẻ về hướng phát triển thương hiệu cho nông sản địa phương, tại buổi tọa đàm “Kết nối thông tin, tìm đầu ra cho nông sản vùng dân tộc thiểu số và miền núi” ngày 7/9 tại Hà Nội, ông Phạm Công Toản, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang cho biết, từ năm 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang đã phê duyệt danh mục 52 sản phẩm chủ lực, đặc trưng và tiềm năng để thúc đẩy sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn.

Từ đó, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tăng diện tích vùng trồng vải theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, nhân rộng mô hình sản xuất vải hữu cơ. Cùng với đó, xây dựng và quản lý chặt chẽ mã số vùng trồng, tạo ra sản phẩm vải thiều có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đồng đều và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Đặc biệt, Bắc Giang có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã hoàn thiện, chuẩn hóa bao bì, tem nhãn và truy xuất nguồn gốc (hỗ trợ 50% kinh phí bao bì, tem nhãn), hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, đa dạng hóa các kênh phân phối sản phẩm, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, kết nối doanh nghiệp phân phối với các nhà vườn, hợp tác xã.

Đáng chú ý, trong năm 2021, Bắc Giang đã hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã mở các gian hàng trên sàn thương mại điện tử và gặt hái nhiều thành công. Trong đó, tiêu biểu là chương trình tiêu thụ vải thiều trên các nền tảng internet, giới thiệu, bán sản phẩm trên các mạng xã hội như facebook, zalo... giúp nông sản tỉnh Bắc Giang được tiêu thụ thuận lợi; người nông dân đạt mức thu nhập cao.

Cũng như Bắc Giang, tại tỉnh Quảng Ninh, việc xây dựng thành công các sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được cho là một trong những bí quyết giúp nông sản Quảng Ninh không lo về đầu ra.

Theo bà Nguyễn Hoài Thương, Phó Giám đốc Sở Công Thương Quảng Ninh, với nhiều cách làm sáng tạo trong xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP, đã giúp người dân nâng cao thu nhập, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Đến nay, Quảng Ninh đã có 499 sản phẩm tham gia chương trình, trong đó có 267 sản phẩm đạt từ 3 - 5 sao với sự tham gia của gần 200 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất. Các sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Ninh thực sự tạo được thương hiệu và niềm tin đối với người tiêu dùng và thị trường.

“Đến thời điểm này, 100% sản phẩm OCOP của Quảng Ninh đạt từ 3 sao trở lên đã có đầy đủ hồ sơ pháp lý, tiêu chuẩn để kết nối tiêu thụ vào kênh hệ thống các siêu thị lớn như: MM Mega Market, Tops Market,...”, bà Hoài Thương chia sẻ.

Nhiều giải pháp phát triển thương hiệu nông sản miền núi

Để xây dựng thương hiệu nông sản địa phương, một trong những giải pháp được tỉnh Quảng Ninh áp dụng là kết hợp phát triển nông sản, gắn với du lịch. Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương Quảng Ninh Nguyễn Hoài Thương, Quảng Ninh có nhiều điểm nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long kỳ quan thiên nhiên thế giới, Yên Tử, có biên giới… nên thực sự có lợi thế về du lịch thiên nhiên và du lịch văn hoá. Chính vì vậy, chính sách nhất quán của Quảng Ninh về phát triển sản xuất sản phẩm, nhất là sản xuất sản phẩm nông nghiệp là gắn chặt với du lịch.

Ví dụ thời điểm này, Quảng Ninh mới khánh thành tuyến đường cao tốc có lẽ dài nhất cả nước đến Móng Cái. Để kinh doanh tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP không những của tỉnh Quảng Ninh mà của các tỉnh, thành khác, chúng tôi có điểm dừng chân, điểm bán sản phẩm. Chúng tôi xây dựng sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP, sản phẩm có thương hiệu như một món quà tặng khách du lịch.

Chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin cho nông sản miền núi
Đưa nông sản miền núi vào các hệ thống phân phối hiện đại

Với Bắc Giang, theo chia sẻ của Phó giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang Phạm Công Toản, nông sản của địa phương này hiện chủ yếu bán trên thị trường dưới dạng thô, quả tươi hoặc qua sơ chế cả trong nước và xuất khẩu, chưa được chế biến sâu để gia tăng giá trị kinh tế và kéo dài thời gian tiêu thụ nông sản.

Để tăng sự cạnh tranh, thời gian qua tỉnh Bắc Giang rất quan tâm đến hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tỉnh khảo sát vùng nguyên liệu, môi trường đầu tư, để đầu tư các nhà máy chế biến nông sản thực phẩm. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có hơn 40 doanh nghiệp, Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản, thực phẩm.

“Chúng tôi đã có sản phẩm chế biến sâu đang được hỗ trợ khai thị trường Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, tới đây sẽ triển khai xúc tiến tại nhiều thị trường nước, cho nên chất lượng sản phẩm cũng như chế biến sâu cũng gây áp lực lớn cho vấn đề tiêu thụ”, ông Toản nhấn mạnh.

Đề cập đến việc tăng cường kết nối cung – cầu cho các sản phẩm nông sản khu vực miền núi, tại buổi tọa đàm, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nhấn mạnh, việc kết nối cung cầu tiêu thụ nông sản địa phương đã được Bộ Công Thương quan tâm và đẩy mạnh từ khi có Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam do Bộ Chính trị phát động 2019.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành nhiều đề án, chương trình cụ thể và giao cho Bộ Công Thương thực hiện rất nhiều hoạt động hiệu quả; trong đó, có hoạt động kết nối cung cầu tiêu thụ nông sản. Thời gian qua, hoạt động này đã thu được nhiều kết quả như giúp tiêu thụ cho những tỉnh có sản lượng nông sản lớn như Bắc Giang, Bình Thuận, Quảng Ninh, Sơn La...

Các chương trình cụ thể có thể kể đến là Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam với giải pháp quan trọng là triển khai Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai đoạn từ 2014-2020 hiện nay là giai đoạn 2021-2025, chương trình OCOP,...

Đặc biệt, nhờ có Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển nông thôn mới với Chương trình OCOP, Bộ Công Thương đã kết nối hàng hóa đạt tiêu chuẩn 3 sao, 4 sao, 5 sao đưa vào các hệ thống phân phối hiện đại, các sàn thương mại điện tử để đưa đến các thị trường khó tính ở nước ngoài.

Giai đoạn mới, Chính phủ đã quan tâm và phê duyệt được hai đề án mới sẽ hỗ trợ tiêu thụ nông sản của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Đó là Đề án Đổi mới phương thức tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2030; trong đó hoạt động kết nối cung cầu nông sản sẽ là điểm nhấn quan trọng nhất,...

Bà Lê Việt Nga cũng cho biết, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tập trung hai chương trình gắn kết chặt chẽ với đồng bào dân tộc, miền đó là Đề án Đổi mới phương thức tiêu thụ nông sản đến năm 2030; thực hiện nhóm nhiệm vụ trong Chương trình mục tiêu Quốc gia đó là hỗ trợ phát triển tiêu thụ hàng hóa cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo đó, sẽ có nhóm giải pháp để hỗ trợ kết nối cung cầu đó là xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin cho nông sản vùng đồng bào dân tộc và miền núi; xây dựng hệ thống phân phối bài bản, thường xuyên liên tục, có tính điều phối vùng miền. Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ xây dựng các mô hình hỗ trợ đặc thù cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; trong đó, đặc biệt quan tâm tới hệ thống phân phối của Bưu điện Việt Nam,...

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Từ hôm nay (21/4) đến 17h ngày 28/4, các thí sinh chính thức đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Vào khoảng 0h30 ngày 21/4, một nữ công nhân môi trường đã bị tai nạn khi đang làm nhiệm vụ tại khu vực tòa nhà Hateco Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.
Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Hôm nay (21/4), giá dầu thế giới vừa ghi nhận tuần tăng mạnh, kết thúc chuỗi hai tuần sụt giảm. Đà tăng chủ yếu đến từ các yếu tố hỗ trợ nguồn cung và tâm lý kỳ vọng vào cải thiện quan hệ thương mại giữa Mỹ và EU. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,85 USD/thùng, tăng 3,20%, giá dầu WTI ở mốc 64,45 USD/thùng, tăng 3,54%.
“Cha tôi, người ở lại” tập 28: Bố Chính “lột xác” vì tình yêu, Đại loay hoay giữ An

“Cha tôi, người ở lại” tập 28: Bố Chính “lột xác” vì tình yêu, Đại loay hoay giữ An

Tập 28 của bộ phim truyền hình ăn khách “Cha tôi, người ở lại” hứa hẹn mang đến một làn gió mới đầy cảm xúc pha trộn giữa lãng mạn - hài hước - cảm động, khi bố Chính bất ngờ “bảnh bao” lạ thường bên cạnh cô Tuệ Minh, còn Đại tiếp tục khổ sở “giữ vị trí” trong lòng An.
Valverde lập siêu phẩm phút bù giờ, Real Madrid sống lại hy vọng vô địch

Valverde lập siêu phẩm phút bù giờ, Real Madrid sống lại hy vọng vô địch

Trong một trận cầu đầy kịch tính tại Santiago Bernabeu rạng sáng 21/4, Real Madrid đã giành chiến thắng nghẹt thở 1-0 trước Athletic Bilbao nhờ khoảnh khắc tỏa sáng ở phút bù giờ của Fede Valverde, qua đó tiếp tục bám đuổi Barcelona trong cuộc đua vô địch La Liga 2024/25.
Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông

Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông

Hà Nội đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc kéo giảm ùn tắc giao thông như việc tối ưu hóa tổ chức giao thông, phát triển vận tải hành khách công cộng đến phân luồng giao thông, giảm xung đột giữa các làn xe và gần đây nhất là xén dải phân cách để mở rộng lòng đường. Thực tế, trong bối cảnh lượng phương tiện tăng quá cao so với phát triển hạ tầng thì việc linh hoạt các giải pháp sẽ trực tiếp kéo giảm các “điểm đen” ùn tắc.
Nhận định Girona vs Betis: Ẩn chứa nhiều kịch bản bất ngờ

Nhận định Girona vs Betis: Ẩn chứa nhiều kịch bản bất ngờ

Trận đấu giữa Girona vs Betis trong khuôn khổ vòng 32 La Liga sẽ diễn ra vào lúc 02h00 ngày 22/4. Ở vòng đấu này chứng kiến cuộc chạm trán tưởng chừng chênh lệch giữa Girona và Real Betis, nhưng lại ẩn chứa nhiều kịch bản bất ngờ - đặc biệt trong giai đoạn nước rút của mùa giải.

Tin khác

Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Hôm nay (21/4), giá dầu thế giới vừa ghi nhận tuần tăng mạnh, kết thúc chuỗi hai tuần sụt giảm. Đà tăng chủ yếu đến từ các yếu tố hỗ trợ nguồn cung và tâm lý kỳ vọng vào cải thiện quan hệ thương mại giữa Mỹ và EU. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,85 USD/thùng, tăng 3,20%, giá dầu WTI ở mốc 64,45 USD/thùng, tăng 3,54%.
Tỷ giá USD hôm nay (21/4): Giá USD thị trường tự do tăng cao

Tỷ giá USD hôm nay (21/4): Giá USD thị trường tự do tăng cao

Tỷ giá USD hôm nay (21/4), giá USD trên thị trường tự do đang tăng cao, theo dự báo của giới chuyên gia, tỷ giá USD/VND có thể tăng xấp xỉ 4% so với thời điểm cuối năm 2024.
Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Giá vàng hôm nay (21/4): Sau một tuần tăng giá mạnh liên tục rồi lao dốc tới 6 triệu đồng/lượng, giá vàng trong nước đã dần ổn định.
Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Giá xăng dầu thế giới tuần qua tăng mạnh. Dự báo giá xăng dầu trong nước kỳ tới đồng loạt tăng.
Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

Trên thị trường tiền tệ, hôm nay (20/4) Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm 24.898 đồng/USD. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần lần lượt là 23.654 - 26.142 đồng.
Tỷ giá USD hôm nay (20/4): Giá USD giảm ở cả trong nước và thế giới

Tỷ giá USD hôm nay (20/4): Giá USD giảm ở cả trong nước và thế giới

Hôm nay (20/4), chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm tuần 0,87%, xuống mức 99,23.
Giá xăng dầu hôm nay (20/4): Tăng mạnh trong phiên cuối tuần

Giá xăng dầu hôm nay (20/4): Tăng mạnh trong phiên cuối tuần

Giá xăng dầu hôm nay (20/4): Giá xăng dầu thế giới đã tăng trở lại trong những phiên cuối tuần.
Dự báo giá vàng tuần tới: Giá vàng trong nước khó tăng trở lại

Dự báo giá vàng tuần tới: Giá vàng trong nước khó tăng trở lại

Sau đợt tăng giá “khủng” vừa qua, giới chuyên gia cho rằng, vàng có thể sẽ chứng kiến một đợt điều chỉnh trước khi tăng giá trở lại.
Giá vàng hôm nay (20/4): Giá vàng trong nước giảm sâu, nguy cơ lỗ tiềm ẩn

Giá vàng hôm nay (20/4): Giá vàng trong nước giảm sâu, nguy cơ lỗ tiềm ẩn

Giá vàng hôm nay (20/4): Dù giá vàng thế giới ổn định, giá vàng trong nước vẫn lao dốc mạnh, giảm tới 6 triệu đồng/lượng. Rủi ro vẫn tiềm ẩn khi chênh lệch mua vào - bán ra quá cao.
Liên kết doanh nghiệp: Nâng tầm sức mạnh nội tại, đón đầu cơ hội toàn cầu

Liên kết doanh nghiệp: Nâng tầm sức mạnh nội tại, đón đầu cơ hội toàn cầu

Trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường như hiện nay, liên kết doanh nghiệp càng trở nên quan trọng hơn để mở rộng và đa dạng hóa thị trường, kết nối và hiện thực hóa các mô hình kinh doanh mới.
Xem thêm
Phiên bản di động