Chủ tịch nước: Tăng cường kiểm soát, nâng cao chất lượng cử nhân luật
![]() |
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) |
Sáng 13/5, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo năm 2022.
Dự phiên họp có các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình.
Cùng dự phiên họp có Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, các thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương.
Phiên họp này, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương cho ý kiến về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thi hành án hình sự và cho ý kiến vào Báo cáo kết quả hoàn thiện Đề án các giải pháp tăng cường kiểm soát chất lượng đào tạo cử nhân luật theo kết luận của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban chỉ đạo trong các phiên họp trước.
Về Đề án các giải pháp tăng cường kiểm soát chất lượng đào tạo cử nhân luật, một số thành viên dự họp đề nghị, cần mạnh dạn xây dựng quy hoạch lại mạng lưới đào tạo cử nhân luật, đưa ra các tiêu chí cao hơn.
Cần có cơ quan chủ trì xây dựng mạng lưới quy hoạch các cơ sở đào tạo về luật, có lộ trình rõ ràng, khoa học, khả thi. Cần bổ sung điều kiện chia tách, thành lập mới các cơ sở đào tạo cử nhân luật; có biện pháp xử lý đối với các đơn vị đào tạo luật không đạt chuẩn…
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương nhấn mạnh nâng cao chất lượng đào tạo luật là một vấn đề cấp bách hiện nay, phục vụ phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Và đây là lần thứ ba trong một năm rưỡi qua Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương cho ý kiến về Đề án các giải pháp tăng cường kiểm soát chất lượng đào tạo cử nhân luật, do Bộ Giáo dục và Đào tạo dự thảo.
Cho rằng Đề án triển khai chậm tiến độ và thiếu tính khả thi, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo nâng cao tinh thần trách nhiệm, tập trung hoàn thiện Đề án.
Theo Chủ tịch nước Đề án chưa tiếp thu tinh thần chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương, nhất là yêu cầu chặt chẽ về việc nâng cao chất lượng cử nhân luật chưa được thể hiện rõ. Hiện có tới gần 100 cơ sở đào tạo về luật nhưng nhiều đơn vị không đủ giảng viên, cơ sở vật chất.
Chủ tịch nước nhắc lại Nghị quyết số 48 về Chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49 về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị là phải tập trung vào hai trường trọng điểm gồm Đại học Luật Hà Nội và Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Nêu các tồn tại đó, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương yêu cầu có các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật đảm bảo yêu cầu nghiêm túc, chặt chẽ, tăng cường kiểm soát. Mạnh dạn, kiên quyết trong quy hoạch mạng lưới, giáo trình, giáo án, tiêu chuẩn đầu vào, đầu ra, giáo viên cơ hữu...
Chủ tịch nước nhắc lại tinh thần từ phiên họp trước của Ban Chỉ đạo giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp, thành viên của Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp thay mặt Ban Chỉ đạo thẩm định kỹ lưỡng, chặt chẽ vấn đề đào tạo cử nhân luật để trình Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn đào tạo cử nhân luật ở Việt Nam với tinh thần "quý hồ tinh bất quý hồ đa;" phục vụ tốt hơn sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập sâu rộng của Việt Nam.
Đối với công tác thi hành án hình sự, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ đây là vấn đề hệ trọng, cần tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Tại phiên họp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng nhắc lại 14 nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo năm 2022, yêu cầu các thành viên thực hiện theo nhiệm vụ được phân công, trong đó, một nhiệm vụ trọng tâm là thành lập một số đoàn công tác do Trưởng ban, Phó Trưởng ban Thường trực của Ban Chỉ đạo làm trưởng đoàn đi khảo sát về tình hình công tác tư pháp và cải cách tư pháp tại một số cơ quan trung ương, một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan tư pháp, qua đó kịp thời nắm bắt khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất các cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ./.
Theo Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Công đoàn quận Long Biên: Lan tỏa những câu chuyện ý nghĩa về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đơn vị điển hình trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp và chăm lo đời sống người lao động

Đại biểu đề nghị bố trí các cơ quan chuyên môn thống nhất đối với tất cả các xã, phường

Chùa Quán Sứ mở cửa cả đêm phục vụ người dân chiêm bái xá lợi Đức Phật

Người dân, Phật tử xúc động chiêm bái xá lợi Đức Phật
Tin khác

Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới
Sự kiện 14/05/2025 18:56

Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013
Sự kiện 14/05/2025 18:54

Đại biểu đề nghị bố trí các cơ quan chuyên môn thống nhất đối với tất cả các xã, phường
Sự kiện 14/05/2025 18:51

Đề xuất công chức, viên chức được tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình
Sự kiện 14/05/2025 16:13

Đề xuất trao thêm thẩm quyền cho Thủ tướng về dự toán ngân sách Nhà nước
Sự kiện 14/05/2025 16:12

Đã có hàng triệu lượt ý kiến góp ý của Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013
Sự kiện 14/05/2025 12:18

Đề nghị giữ quyền chất vấn của đại biểu HĐND với Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND
Sự kiện 14/05/2025 12:17

Lấy hiệu quả hoạt động tổng thể để đánh giá doanh nghiệp nhà nước
Sự kiện 13/05/2025 18:51

Doanh nghiệp rất hào hứng chờ đợi Nghị quyết 68-NQ/TW đi vào cuộc sống
Sự kiện 13/05/2025 17:33

Đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp đến hết năm 2030
Sự kiện 13/05/2025 15:21