--> -->

Chủ động, sáng tạo trong triển khai công tác ngoại giao kinh tế

Chiều tối 22/2, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì hội nghị triển khai công tác ngoại giao kinh tế (ngoại giao kinh tế) năm 2024 phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Chủ tịch Quốc hội: Cần thiết tăng vốn để Co-opBank hoàn thành tốt sứ mệnh của mình Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng từ những tháng đầu năm Phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt của doanh nghiệp Nhà nước

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng, Trưởng ban chỉ đạo ngoại giao kinh tế điều hành thảo luận. Tham dự trực tiếp hội nghị có các lãnh đạo Bộ Ngoại giao, thủ trưởng các đơn vị trong Bộ, các Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027 và 94 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài dự trực tuyến.

Chủ động, sáng tạo trong triển khai công tác ngoại giao kinh tế
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu định hướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, hội nghị được tổ chức nhằm triển khai các yêu cầu của Chính phủ, các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình hành động của Hội nghị Ngoại giao 32 đối với công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển. Từ đó, xác định các nhiệm vụ cần triển khai trong năm 2024 và thảo luận các giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai công tác ngoại giao kinh tế. Hội nghị sẽ tập trung trao đổi về các nhiệm vụ cần phải làm trong năm 2024, đặc biệt các ý tưởng tạo đột phá, đóng góp thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, tình hình thế giới và khu vực năm 2024 tiếp tục chiều hướng phức tạp, có thể phát sinh thêm những biến động mới. Kinh tế thế giới năm 2024 dự báo ổn định hơn nhưng vẫn tiếp tục tăng trưởng chậm, không đồng đều và còn nhiều rủi ro, thách thức.

Trong nước, tình hình kinh tế - xã hội tháng 1 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực của những tháng cuối năm 2023 và đạt được những kết quả quan trọng, đặc biệt về xuất khẩu và đầu tư. Các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đánh giá tích cực, đặt kỳ vọng cao về tình hình và triển vọng phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, kinh tế trong nước còn nhiều thách thức, khả năng cạnh tranh và sức chống chịu của nền kinh tế còn hạn chế, nhu cầu của các thị trường xuất, nhập khẩu chủ chốt còn nhiều khó khăn...

Phát huy các thành tựu quan trọng, có tính lịch sử, tạo cơ hội mới để phát triển và nâng cao uy tín, vị thế đất nước đã đạt được trong năm 2023, công tác đối ngoại và ngoại giao kinh tế tiếp tục đóng góp vào các thành tựu chung của đất nước.

Chủ động, sáng tạo trong triển khai công tác ngoại giao kinh tế
Quang cảnh Hội nghị.

Riêng trong tháng 1, Việt Nam đã tổ chức thành công, hiệu quả chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ tham dự Hội nghị WEF Davos 2024 và thăm chính thức Hungari và Rumani; đón 5 đoàn cấp cao (các đoàn Tổng thống Đức, Indonesia, Philippines, Thủ tướng Lào, Chủ tịch Quốc hội Bungari), với nhiều thỏa thuận quan trọng được ký kết, được Lãnh đạo cấp cao đánh giá cao.

Tại hội nghị, bà Đoàn Phương Lan - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế, Phó Trưởng Ban chỉ đạo ngoại giao kinh tế trình bày báo cáo về các nhiệm vụ Ngoại giao kinh tế trọng tâm năm 2024 và các giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai công tác ngoại giao kinh tế.

Các Trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, thủ trưởng các đơn vị cũng đã tập trung thảo luận vào 3 nội dung: Thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới phục vụ ba đột phá chiến lược; Làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống; Nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao kinh tế với trọng tâm là việc rà soát các thoả thuận, cam kết quốc tế.

Các đại biểu đã xác định các nội hàm, trọng tâm và động lực cần tập trung thúc đẩy từ việc nâng tầm, nâng cấp quan hệ với các đối tác lớn, đối tác chủ chốt, theo lĩnh vực trong thời gian qua; Đề xuất và thống nhất các nhiệm vụ ngoại giao kinh tế trọng tâm năm 2024 trên cơ sở bám sát các nhu cầu phát triển của đất nước, tình hình địa bàn và các định hướng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32.

Các đại biểu cũng thảo luận về các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao kinh tế, trong đó có giải pháp trọng tâm trong năm 2024 là tập trung đôn đốc, thúc đẩy, các thỏa thuận với các đối tác, nhất là trong các lĩnh vực mới như: bán dẫn, công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh...

Phát biểu bế mạc hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa tiên quyết để thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, tạo nền tảng quan trọng hướng tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Chủ động, sáng tạo trong triển khai công tác ngoại giao kinh tế
Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài dự hội nghị theo hình thức trực tuyến.

Hoan nghênh và đánh giá cao các ý kiến của các trưởng cơ quan đại diện và thủ trưởng các đơn vị trong Bộ, Bộ trưởng đề nghị thủ trưởng các đơn vị, trưởng cơ quan đại diện bám sát các chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ và nhu cầu thực tiễn trong nước của các ngành, lĩnh vực, địa phương, doanh nghiệp.

Từ đó, tập trung vào huy động nguồn lực của toàn đơn vị và cơ quan đại diện trong phục vụ 3 đột phá chiến lược; làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới để đưa Ngoại giao kinh tế thực sự trở thành một động lực mạnh mẽ cho phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh 3 nhóm nhiệm vụ trọng tâm của công tác ngoại giao kinh tế năm 2024:

Thứ nhất, củng cố các động lực tăng trưởng truyền thống, khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới.

Thứ hai, tăng cường hiệu quả, đổi mới sáng tạo trong công tác nghiên cứu, tham mưu, thông tin dự báo.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao kinh tế và vai trò điều phối của Ban Chỉ đạo Ngoại giao kinh tế.

Để hoàn thành những nhiệm vụ trọng tâm trên, Bộ trưởng đề xuất chú trọng nội dung như: Tập trung phát huy các động lực tăng trưởng truyền thống để mở rộng cơ hội xuất khẩu và thu hút đầu tư chất lượng cao; Rà soát, đôn đốc, triển khai các cam kết, thoả thuận quốc tế trong các hoạt động đối ngoại; Chủ động nghiên cứu, tham mưu, đánh giá và dự báo tình hình kinh tế quốc tế; Đưa các hoạt động ngoại giao kinh tế gắn kết chặt chẽ với sự phát triển của địa phương, doanh nghiệp; Tiếp tục tổ chức hiệu quả việc quán triệt, rà soát, đôn đốc thực hiện, sơ kết, tổng kết các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, của Bộ về công tác ngoại giao kinh tế…

Trong thời gian tới, Bộ trưởng nhấn mạnh, nhiệm vụ đặt ra đối với công tác đối ngoại nói chung, ngoại giao kinh tế nói riêng sẽ nặng nề, khó khăn và vất vả hơn, “đòi hỏi chúng ta phải hết sức chủ động, sáng tạo, đổi mới tư duy, cách làm” để có thể hoàn thành nhiệm vụ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ giao cho Bộ Ngoại giao.

Mạnh Quân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/7: Mưa rào và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/7: Mưa rào và dông

Dự báo ngày 4/7, khu vực Hà Nội nhiều mây, có lúc có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to.
Diễn viên nhí Khôi Nguyên gây ấn tượng trên sóng phim giờ vàng VTV

Diễn viên nhí Khôi Nguyên gây ấn tượng trên sóng phim giờ vàng VTV

Diễn viên nhí Khôi Nguyên (6 tuổi) đang là gương mặt chiếm trọn cảm tình của khán giả truyền hình qua vai diễn Khoai trong bộ phim Dịu dàng màu nắng.
Tập huấn về chuyển đổi số và AI: Nâng cao năng lực cho Công an Hà Nội trong kỷ nguyên mới

Tập huấn về chuyển đổi số và AI: Nâng cao năng lực cho Công an Hà Nội trong kỷ nguyên mới

Ngày 3/7/2025, Phòng An ninh chính trị nội bộ và Phòng An ninh điều tra - Công an thành phố (CATP) Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên đề về chuyển đổi số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác chuyên môn của hai đơn vị.
Kinh tế tư nhân kỳ vọng vào Nghị quyết 68: Không chỉ ưu đãi, mà là sự đồng hành và tin tưởng

Kinh tế tư nhân kỳ vọng vào Nghị quyết 68: Không chỉ ưu đãi, mà là sự đồng hành và tin tưởng

Không đợi ưu ái, không xin hỗ trợ, hàng nghìn doanh nghiệp tư nhân vẫn ngày ngày lặng lẽ lớn lên bằng chính nội lực của mình. Trong dòng chảy đổi mới mạnh mẽ từ Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, niềm tin đã trở thành “chất dẫn” giúp kinh tế tư nhân khẳng định vai trò động lực quan trọng của nền kinh tế quốc gia. Những chia sẻ chân thật từ các doanh nghiệp cho thấy điều họ cần nhất không phải ưu đãi, mà chính là sự tin tưởng, đồng hành và khích lệ phát triển dài hạn.
Tuyển chọn tác phẩm báo chí chất lượng cao dự Giải Búa liềm vàng

Tuyển chọn tác phẩm báo chí chất lượng cao dự Giải Búa liềm vàng

Ngày 3/7, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội ban hành Kế hoạch số 30-KH/BTGDVTU và Công văn số 368-CV/BTGDVTU, triển khai tổ chức sơ tuyển, tuyên truyền, vận động tham gia Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ X - năm 2025 trên địa bàn Hà Nội.
Việt Nam đóng góp 6 cơ thủ tại vòng chính World Cup Carom 3 băng Porto 2025

Việt Nam đóng góp 6 cơ thủ tại vòng chính World Cup Carom 3 băng Porto 2025

Billiards Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế trên đấu trường quốc tế khi có tới 6 đại diện góp mặt tại vòng chính của giải World Cup Carom 3 băng Porto 2025. Trong số này, ngoài những cái tên quen thuộc như Trần Quyết Chiến hay Bao Phương Vinh, còn có sự xuất hiện đáng chú ý của hai tay cơ mới vượt qua vòng loại - Thón Viết Hoàng Minh và Đào Văn Ly.
Doanh nghiệp, người dân sẽ dễ tiếp cận vay tín dụng hơn trong 6 tháng cuối năm

Doanh nghiệp, người dân sẽ dễ tiếp cận vay tín dụng hơn trong 6 tháng cuối năm

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà, tính đến ngày 26/6, dư nợ toàn hệ thống đạt trên 16,9 triệu tỷ đồng, tăng 8,3% so với cuối năm 2024. Từ nay đến cuối năm Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận với tín dụng của ngân hàng.

Tin khác

Tuyển chọn tác phẩm báo chí chất lượng cao dự Giải Búa liềm vàng

Tuyển chọn tác phẩm báo chí chất lượng cao dự Giải Búa liềm vàng

Ngày 3/7, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội ban hành Kế hoạch số 30-KH/BTGDVTU và Công văn số 368-CV/BTGDVTU, triển khai tổ chức sơ tuyển, tuyên truyền, vận động tham gia Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ X - năm 2025 trên địa bàn Hà Nội.
Người dân, doanh nghiệp thuận lợi hơn

Người dân, doanh nghiệp thuận lợi hơn

Chiều 3/7, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà đã thông tin về hiệu quả trong những ngày đầu cả nước chính thức vận hành chính quyền 2 cấp (1/7/2025) và triển khai giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.
Đánh giá công chức theo KPI, không kỷ luật giáng chức, hạ bậc lương

Đánh giá công chức theo KPI, không kỷ luật giáng chức, hạ bậc lương

Luật Cán bộ, công chức quy định nguyên tắc, thẩm quyền, nội dung, phương thức đánh giá, xếp loại chất lượng công chức trên cơ sở theo dõi, đánh giá thường xuyên, liên tục, đa chiều, định lượng bằng các tiêu chí cụ thể gắn với tiến độ, số lượng, chất lượng của kết quả, sản phẩm theo vị trí việc làm (KPI).
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với địa phương

Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với địa phương

Chiều 3/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ Trụ sở Chính phủ tới 34 tỉnh, thành phố và hơn 3.300 xã, phường, đặc khu trong cả nước.
Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt gần 34 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt gần 34 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm

Trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật, với tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 33,84 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số được công bố tại cuộc họp báo thường kỳ do Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức sáng 3/7 tại Hà Nội.
Quy định mới về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức

Quy định mới về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 170/2025/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump điện đàm

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump điện đàm

20h00 ngày 2/7/2025 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kiên quyết chống lại hàng giả, hàng kém chất lượng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Kiên quyết chống lại hàng giả, hàng kém chất lượng

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: "Chúng tôi đã chỉ đạo không để hàng giả tràn lan như vậy, đặc biệt là thực phẩm giả, thuốc giả. Chúng tôi rất chia sẻ với bà con và phải kiên quyết chống lại hàng giả, hàng kém chất lượng. Chúng tôi sẽ tuyên chiến với các loại tội phạm này"
Thanh Hóa tiếp nhận 1.095 hồ sơ trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp

Thanh Hóa tiếp nhận 1.095 hồ sơ trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp

Trong ngày đầu tiên thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các sở, ngành cấp tỉnh và UBND các xã, phường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tiếp nhận 1.095 hồ sơ của tổ chức, công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, đứng thứ 4 cả nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Chiều 2/7, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 1) đã tiếp xúc cử tri 11 phường thuộc Đơn vị bầu cử số 1 thành phố Hà Nội (gồm: Ba Đình, Ngọc Hà, Giảng Võ, Đống Đa, Kim Liên, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Láng, Ô Chợ Dừa, Hai Bà Trưng, Vĩnh Tuy và Bạch Mai) để báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Xem thêm
Phiên bản di động