-->

Chủ động phòng ngừa gian lận vì kỳ thi công bằng

Chỉ còn vài ngày nữa là kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2024 - 2025 ở Hà Nội sẽ chính thức diễn ra. Với quyết tâm tổ chức kỳ thi nghiêm túc, công bằng, bảo đảm cho kết quả thi phản ánh thực chất chất lượng học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng “đầu vào” ở cấp THPT, việc xây dựng phương án bảo đảm an toàn, chủ động phòng ngừa các hành vi gian lận được quán triệt trong toàn ngành.
Đảm bảo công tác y tế cho kỳ thi vào lớp 10 và kỳ thi tốt nghiệp THPT Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Đảm bảo an toàn, thuận lợi cho thí sinh

Không để xảy ra gian lận

Theo kế hoạch, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2024 - 2025 tại Hà Nội sẽ chính thức diễn ra trong hai ngày 8 - 9/6 với 3 bài thi độc lập gồm: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Tiếp đến, từ ngày 10 đến hết ngày 12/6, các thí sinh có nguyện vọng sẽ làm bài thi các môn chuyên và chương trình song bằng. Tại kỳ thi này, Hà Nội có trên 117.000 lượt thí sinh đăng ký dự thi (trong đó có hơn 106.000 lượt thí sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 các trường THPT công lập không chuyên, hơn 11.000 lượt thí sinh đăng ký dự thi môn chuyên và hơn 250 lượt thí sinh đăng ký dự thi chương trình song bằng). Với số lượng thí sinh dự thi lớn, có tính cạnh tranh cao nên việc tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc, công bằng luôn được cả hệ thống chính trị của Thành phố quan tâm, vào cuộc.

Chủ động phòng ngừa gian lận vì kỳ thi công bằng
Để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024 - 2025, Sở GD&ĐT Hà Nội đã huy động gần 15.500 cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia công tác coi thi. (Ảnh: P.T)

Thông tin tại Hội nghị hướng dẫn coi thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025 vừa được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức, Thượng tá Ngô Xuân Hải (Phó trưởng Phòng An ninh Chính trị nội bộ, Công an thành phố Hà Nội) cho biết, để đảm bảo an ninh, an toàn cho kỳ thi, Công an Thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai đến tất cả các đơn vị, Công an quận, huyện, thị xã. Theo báo cáo, hiện các đơn vị đã phân công nhiệm vụ cụ thể tới các bộ phận, cử cán bộ, chiến sĩ tới các điểm thi liên hệ công tác...

Thượng tá Ngô Xuân Hải cho rằng, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024 - 2025 của Hà Nội là kỳ thi quan trọng, được dư luận quan tâm bởi mức độ cạnh tranh cao, tiềm ẩn nhiều yếu tố gian lận thi cử. Ngoài việc sử dụng các thiết bị còn có tình trạng thí sinh nhờ người thi hộ, thi kèm, đánh dấu bài thi. Do đó, các cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia phục vụ kỳ thi cần nâng cao ý thức cảnh giác để phát hiện, xử lý kịp thời các vụ việc nếu có. Về việc vẫn phổ biến tình trạng thí sinh vi phạm quy chế thi do sử dụng điện thoại di động, Thượng tá Ngô Xuân Hải đề nghị các điểm thi cần quán triệt, nhắc nhở thí sinh thực hiện quy định nghiêm túc.

Rút kinh nghiệm từ một số vụ việc xảy ra tại các kỳ thi trước, Thượng tá Ngô Xuân Hải đề nghị, mặc dù các cán bộ, giáo viên, nhân viên làm việc tại các điểm thi được tập huấn hàng năm, song nếu mất cảnh giác thì vẫn có thể diễn ra các vụ việc gian lận thi cử. Do đó, để nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, thí sinh, trưởng điểm thi cần phổ biến, tuyên truyền về mức độ nghiêm trọng của hành vi gian lận, cố ý làm lộ bí mật nhà nước. Đặc biệt, khi phát hiện thí sinh sử dụng thiết bị gian lận, Trưởng điểm thi cần lập biên bản và báo cáo ngay cho lực lượng công an để kịp thời truy xét, khẩn trương ngăn chặn việc phát tán ra bên ngoài, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến kỳ thi.

Một số phương pháp phát hiện hoạt động sử dụng phương tiện kỹ thuật để thực hiện hành vi gian lận thi cử cũng được Thượng tá Hà Thị Hằng (Phó trưởng Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ, Công an thành phố Hà Nội) triển khai tới các Trưởng điểm thi. Trong đó, các hành vi sử dụng thiết bị kỹ thuật và công nghệ để gian lận trong thi cử không chỉ diễn ra với thí sinh mà còn diễn ra với cả giáo viên và phụ huynh. Bên cạnh đó, việc quan sát, nhận biết thái độ, hành vi bất thường của thí sinh cũng cần được các cán bộ coi thi chú trọng để kịp thời phát hiện, ngăn chặn gian lận...

Ông Nghiêm Văn Bình (Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng, Sở GD&ĐT Hà Nội) nêu một số lưu ý trong công tác coi thi, trong đó có việc nhắc nhở thí sinh kiểm tra tình trạng của đề thi và báo cho cán bộ coi thi chậm nhất 5 phút từ thời điểm bắt đầu tính giờ làm bài. Nếu nhận được phản ánh về đề thi và các sự cố bất thường trong phòng thi, cán bộ coi thi phải báo ngay cho Trưởng điểm thi (qua cán bộ giám sát).

Đảm bảo kỳ thi an toàn, nghiêm túc

Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay, Sở GD&ĐT Hà Nội đã huy động gần 15.500 cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia công tác coi thi; hơn 2.000 cán bộ, giáo viên tham gia công tác chấm thi; đồng thời huy động hơn 600 cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ thanh tra tất cả các khâu của kỳ thi như: Chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo, xét tuyển thẳng, công nhận trúng tuyển...

Hiện tại, 19 đoàn kiểm tra của Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã hoàn thành kiểm tra tại 100% các điểm thi. Về cơ bản, các điểm thi đều chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị để tổ chức kỳ thi. Ban Chỉ đạo thi quận, huyện, thị xã đã sẵn sàng về nhân lực theo quy định với quyết tâm tổ chức kỳ thi an toàn, minh bạch, thực chất. Các Trưởng điểm thi và các thành phần liên quan đã được tập huấn quy trình tổ chức kỳ thi, trong đó có khâu coi thi. Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu, đúng 9h ngày 7/6, 201 điểm thi đồng loạt tổ chức cho thí sinh làm thủ tục dự thi, học Quy chế thi. Các điểm thi có trách nhiệm phổ biến đầy đủ, chính xác cho thí sinh về lịch thi, quy định về hiệu lệnh trống, hướng dẫn về sơ đồ phòng thi, cách làm bài thi...

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương yêu cầu tất cả các thành viên tham gia kỳ thi cần có nhận thức nghiêm túc về kỳ thi quan trọng được xã hội quan tâm này. Mỗi cá nhân, mỗi đơn vị phải chịu trách nhiệm trong nhiệm vụ được giao, đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, minh bạch, khách quan và chất lượng. Các đơn vị tiếp tục rà soát kỹ điều kiện cơ sở vật chất, đặc biệt là hệ thống điện, nước, điều hòa, quạt mát tại các phòng thi; đồng thời lường trước được những tình huống có thể phát sinh để chủ động ứng phó, bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho thí sinh…

Đặc biệt, các cán bộ, giáo viên, nhân viên cần ghi nhớ thực hiện “3 chủ động, 4 đúng, 3 không” khi làm nhiệm vụ. Trong đó, “3 chủ động” là: Chủ động làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền; chủ động đề xuất các điều kiện phục vụ thi, nhất là các biện pháp bảo đảm an toàn; chủ động thông tin báo cáo và xử lý thông tin. “4 đúng” là: Đúng quy chế, hướng dẫn; đúng, đủ quy trình; đúng vị trí, chức trách nhiệm vụ; đúng thời điểm, kịp thời xử lý tình huống bất thường. “3 không” là: Không chủ quan, lơ là; không tự ý xử lý tình huống bất thường; không gây căng thẳng quá mức.

Phạm Thảo

Nên xem

Doanh nhân không chỉ là người làm kinh tế

Doanh nhân không chỉ là người làm kinh tế

Trong dòng chảy hiện đại hóa của đất nước, doanh nhân không chỉ là lực lượng phát triển kinh tế, mà cần vươn mình trở thành những kiến trúc sư xã hội, người truyền cảm hứng văn hóa, tri thức và đổi mới thể chế.
Tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của MTTQ Việt Nam sau khi sắp xếp

Tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của MTTQ Việt Nam sau khi sắp xếp

Sáng 17/4, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ ba khóa X để thảo luận, cho ý kiến một số nội dung trình tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Những lưu ý về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế để tránh vi phạm

Những lưu ý về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế để tránh vi phạm

Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế cá thể và nền kinh tế số đang mang đến những cơ hội lớn cho cộng đồng kinh doanh. Tuy nhiên, việc chưa nắm rõ các quy định về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế khiến nhiều hộ, cá nhân rơi vào tình huống vi phạm pháp luật mà không hay biết.
Đảo tiền tiêu và câu chuyện về giếng nước ngọt cổ

Đảo tiền tiêu và câu chuyện về giếng nước ngọt cổ

Ra huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi mà không một lần đặt chân kính cẩn nghiêng mình trước tượng đài Hải đội Hoàng Sa rồi tới giếng Vua còn được người dân gọi là giếng Gia Long hay giếng Xó La, nằm ở thôn Đông, xã An Vĩnh thì chưa thể gọi là đến đảo tiền tiêu. Cạnh tượng đài vẫn còn ngôi mộ tụ hồn từ xa xưa như muốn nhắc nhở con cháu muôn đời sau rằng ông cha họ xưa kia bất chấp hiểm nguy, hy sinh tuổi xuân thẳng tiến Hoàng Sa để đánh dấu phần biển đảo thiêng liêng của đất nước.
Hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Nghệ An tăng đột biến

Hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Nghệ An tăng đột biến

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An vừa có báo cáo về việc rà soát tình hình dạy thêm, học thêm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT.
Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù – từ một nghi lễ dân gian – đã trở thành biểu tượng tinh thần của sự từ bi, trí tuệ, gắn kết cộng đồng và gìn giữ bản sắc dân tộc. Việc ghi danh lễ hội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia không chỉ là sự khẳng định giá trị truyền thống, mà còn là bước mở ra một chặng đường mới để lan tỏa di sản, kết nối các thế hệ, và bồi đắp tinh thần yêu nước, đạo hiếu trong lòng người Việt.
Nâng cao nhận thức đoàn viên, người lao động nhân dịp Tháng Công nhân

Nâng cao nhận thức đoàn viên, người lao động nhân dịp Tháng Công nhân

Tháng Công nhân không chỉ là chuỗi sự kiện thường niên, mà là hành trình lan tỏa tinh thần gắn kết, tri ân và nâng cao nhận thức về vai trò của giai cấp công nhân trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Với nhiều hoạt động thiết thực, Công đoàn các cấp huyện Thanh Trì đã hành động cụ thể, chăm lo sát sườn đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.

Tin khác

Hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Nghệ An tăng đột biến

Hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Nghệ An tăng đột biến

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An vừa có báo cáo về việc rà soát tình hình dạy thêm, học thêm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT.
Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa có Quyết định số 717/QĐ-SGDĐT về việc giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh năm học 2025 - 2026 các trường có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có Quyết định số 716/QĐ-SGDĐT về việc giao chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông cho các trường trung cấp trực thuộc trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2025 - 2026.
77 trường tư thục được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

77 trường tư thục được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

Năm học 2025 - 2026, 77 trường trung học phổ thông (THPT) tư thục ở Hà Nội được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.
Học sinh được thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến đến hết ngày 18/4

Học sinh được thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến đến hết ngày 18/4

Từ hôm nay (15/4) đến hết ngày 18/4, các thí sinh là học sinh đang học lớp 12 được thử đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi.
Hà Nội: 6 điểm tiếp nhận đăng ký thi tốt nghiệp THPT với thí sinh dự thi theo chương trình cũ

Hà Nội: 6 điểm tiếp nhận đăng ký thi tốt nghiệp THPT với thí sinh dự thi theo chương trình cũ

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã bố trí 6 điểm tiếp nhận phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 dành cho thí sinh đăng ký dự thi theo chương trình cũ (Chương trình giáo dục phổ thông 2006).
Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT

Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị trong hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Chương trình 9+: Cơ hội thứ 2 cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở

Chương trình 9+: Cơ hội thứ 2 cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở

Trong bối cảnh việc thi vào các trường trung học phổ thông (THPT) công lập của Hà Nội có sự cạnh tranh gay gắt (chỉ khoảng hơn 60% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở có cơ hội vào lớp 10 công lập), thì chương trình Chương trình 9+ (học văn hóa song song với học nghề) tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố chính là một cơ hội ý nghĩa, giúp giảm áp lực thi cử cho các em học sinh.
Sân chơi hấp dẫn dành cho học sinh đam mê âm nhạc

Sân chơi hấp dẫn dành cho học sinh đam mê âm nhạc

Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông (THPT) thành phố Hà Nội lần thứ II - năm 2025 là sân chơi bổ ích cho những học sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc. Thông qua Liên hoan nhằm phát hiện, bồi dưỡng tài năng âm nhạc theo định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh học sinh Thủ đô năng động, trẻ trung và giàu truyền thống văn hóa.
37 đội tham gia Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh THPT thành phố Hà Nội

37 đội tham gia Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh THPT thành phố Hà Nội

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông (THPT) thành phố Hà Nội lần thứ II - năm 2025 thu hút sự tham gia của 37 đội (tăng 3 đội so với lần tổ chức đầu tiên vào năm 2023).
Xem thêm
Phiên bản di động