-->

Cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học: Đừng để lợi bất cập hại

(LĐTĐ) Theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, học sinh sẽ được sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp nếu phục vụ cho việc học tập và được giáo viên cho phép. Ðây là một trong những giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập, phù hợp xu hướng phát triển của xã hội. Tuy nhiên, để triển khai tốt quy định này đòi hỏi cả giáo viên và học sinh đều phải tuân thủ theo những nội quy chặt chẽ.
Học sinh có thể sử dụng điện thoại di động trong lớp nếu phục vụ việc học Trẻ em đang nghiện điện thoại mà không có sự quản lý của bố mẹ

Nhiều ý kiến trái chiều

Giữa tháng 9/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1/11/2020 và thay thế Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học: Đừng để lợi bất cập hại
Học sinh sẽ được sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp nếu phục vụ cho việc học tập và được giáo viên cho phép. Ảnh minh họa: P.T

Một trong những thay đổi đáng chú ý trong Thông tư liên quan đến quy định sử dụng điện thoại trong giờ học. Cụ thể, nếu Điều lệ ban hành kèm Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT quy định một trong những hành vi học sinh không được làm là “sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học”, thì nội dung này được thay đổi tại Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT là “sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”. Như vậy, học sinh sẽ được sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp nếu phục vụ cho việc học tập và được giáo viên cho phép.

Ngay lập tức, quy định này đã gây ra những ý kiến trái chiều. Theo đó, một phần đánh giá là hợp lý với yêu cầu đổi mới giáo dục, những cũng không ít người cho rằng, quy định này tích cực nhưng chưa phù hợp với nhận thức của học sinh.

Là phụ huynh của 2 học sinh, anh Bùi Văn Kỹ (phường Đức Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi không phủ nhận những giá trị mà thiết bị công nghệ thông minh mang lại trong thời đại công nghệ số nhưng nó chỉ phù hợp với từng lứa tuổi. Trên mạng xã hội còn đầy rẫy những tệ nạn chưa thể kiểm soát. Cấp học Trung học cơ sở và Trung học phổ thông là độ tuổi các con tò mò tìm hiểu về cuộc sống, nhu cầu sinh lý. Liệu có bao nhiêu phần trăm học sinh sử dụng các thiết bị công nghệ cho việc học sau giờ học bắt buộc và trong giờ học bắt buộc, có bao nhiêu phần trăm các con học thực sự?”.

Đồng quan điểm, chị Nguyễn Thị Lê Quỳnh (phường Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội) cho rằng: Các em học sinh thường rất hào hứng, thậm chí rất dễ “nghiện” điện thoại. Do đó, nếu không kiểm soát tốt sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy. Trong giờ học, những vấn đề chưa biết, chưa hiểu, thay vì tập trung suy nghĩ thì các em lập tức tra cứu thông tin trên mạng. Điều này vô tình khiến các em trở nên thụ động và lười tư duy. Hay thay vì tập trung nghe cô giảng bài thì các em lại sử dụng điện thoại để nhắn tin, nói chuyện với nhau và không phải lúc nào giáo viên cũng có thể kiểm soát tốt việc này. Đó còn chưa kể đến việc những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhà nghèo không được mua điện thoại thông minh sẽ cảm thấy mặc cảm, tự ti với bạn bè của mình.

Trách nhiệm từ 3 phía

Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng, quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết: Sự đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay khiến học sinh không phải chỉ cần nghe thầy giảng, mà còn phải kiến tạo nên kiến thức để nhận thức. Do đó, các em được quyền đi tìm những nguồn tư liệu và không có nguồn nào nhanh chóng, phong phú bằng Internet. Điện thoại di động là một công cụ giúp học sinh có điều kiện học tốt hơn, vì vậy không nên cấm học sinh sử dụng điện thoại.Tuy nhiên, bài toán đặt ra ở đây là làm thế nào để việc sử dụng điện thoại trong trường học được đúng mục đích là giúp cho việc học tập của học sinh chứ không phải để chiều học sinh, để học sinh dùng điện thoại và muốn làm gì thì làm. Hai khái niệm phải tách biệt.

“Để làm được điều này, trước hết, chúng ta cần giáo dục để học sinh tự nhận thức ra việc phải sử dụng điện thoại cho mục đích học tập. Theo đó, các nhà trường nên tổ chức hội thảo cho học sinh được nói hết những suy nghĩ của mình về việc được sử dụng điện thoại hiện nay, những mặt tích cực cũng như tiêu cực và đặt ra bài toán cho học sinh tự giải là làm thế nào để giảm đi được những hạn chế trong sử dụng điện thoại. Ngoài ra, chúng ta cũng phải tạo điều kiện để giúp thầy cô giáo có đủ năng lực và làm chủ được việc sử dụng công nghệ thông tin. Đối với những thầy cô giáo chưa nắm công nghệ thì nhà trường cần hướng dẫn, đào tạo để thầy cô làm chủ được công nghệ. Có như vậy mới hướng dẫn được học sinh. Song song với đó, thầy cô giáo phải có năng lực sư phạm, biết cách tổ chức lớp học trong những giờ cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động. Trên cơ sở tạo điều kiện để giáo viên làm tốt thì giáo viên sẽ sáng tạo ra những cách dạy, cách quản lý mới” - Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ.

Cũng theo Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, phụ huynh nên tạo điều kiện cung cấp thiết bị học tập cho các con, vì đây là phục vụ cho việc học; đồng thời tham gia cùng nhà trường, giáo viên để động viên, khuyến khích và ngăn chặn những biểu hiện chưa đúng khi sử dụng điện thoại của học sinh.

“Để học sinh sử dụng điện thoại đúng mục đích dành cho việc học, cần trách nhiệm của cả ba phía, từ bản thân học sinh, thầy cô giáo và phụ huynh học sinh. Tôi cho rằng, chúng ta hoàn toàn có thể làm tốt được việc này chứ không phải vì ngại khó mà chúng ta không làm” - Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm bày tỏ

Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) Đoàn Minh Châu cũng cho rằng, học sinh có thể sử dụng điện thoại di động ở một số môn học học đòi hỏi tra cứu, tìm thông tin trên mạng, chụp lại bài giảng... Tuy nhiên, giáo viên phải kiểm soát được việc sử dụng điện thoại di động của học sinh, đặc biệt là trong kiểm tra, nếu không sẽ dẫn đến mặt trái.

Việc cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học không chỉ có những ý kiến trái chiều ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới cũng như vậy. Nhưng phải thừa nhận, nếu học sinh làm chủ được công nghệ, làm chủ được cách sử dụng điện thoại thông minh của mình thì lợi ích về kiến thức và kỹ năng thu về là không nhỏ. Vì vậy, có lẽ đã đến lúc chúng ta nên tiếp cận, nhìn nhận việc này ở góc độ tích cực và tìm cách giảm bớt những tác hại, những tiêu cực do dùng điện thoại gây nên./.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.

Tin khác

Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) ​​​​​​Ngày 22/1, tại Trường Mầm non Việt Triều Hữu nghị (quận Đống Đa), Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức tặng quà cán bộ, giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn các trường mầm non và chuyên biệt trực thuộc. Đây là hoạt động thường niên của ngành mỗi dịp Tết Nguyên đán.
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018

Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018

(LĐTĐ) Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ, Trường Phổ thông Dewey Dương Kinh (Hải Phòng) đã chính thức nhận được Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm từ Viện Tiêu chuẩn Anh quốc (BSI), tiên phong mở ra bước tiến mới cho chất lượng bữa ăn của trường học Việt Nam.
Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh

Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh

(LĐTĐ) Thời điểm hiện tại, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã công bố phương án tuyển sinh năm 2025 với nhiều thay đổi đáng chú ý, trong đó có việc bổ sung tổ hợp tuyển sinh.
Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Ngày 20/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề thi và đáp án các môn thi của kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025.
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025

(LĐTĐ) Năm 2025, kỳ thi đánh giá năng lực được Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thành 2 đợt. Thời gian đăng ký thi đợt 1 bắt đầu từ ngày 20/1 và kết thúc vào ngày 20/2.
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia

Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia

(LĐTĐ) Với 200 học sinh đoạt giải, thành phố Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học phổ thông (THPT).
Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Ngày 18/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chính thức công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025.
Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

(LĐTĐ) Trước thông tin phản ánh trên mạng xã hội về việc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã họp, chính thức “chốt” phương án thi môn thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 là tổ hợp Khoa học tự nhiên, ngày 17/1, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có phản hồi.
Gặp mặt, tặng quà vợ, con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Gặp mặt, tặng quà vợ, con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(LĐTĐ) Hòa trong không khí tưng bừng của cả nước chuẩn bị đón Tết cổ truyền, ngày 16/1, Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng”; đồng thời gặp mặt, tặng quà cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) là vợ và học sinh là con chiến sĩ đang công tác biển đảo.
Sân chơi lành mạnh cho học sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc

Sân chơi lành mạnh cho học sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc

(LĐTĐ) Việc tổ chức Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông (THPT) thành phố Hà Nội lần thứ II năm 2025 nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho những học sinh có năng khiếu, đam mê âm nhạc; đồng thời phát hiện và bồi dưỡng tài năng âm nhạc trên địa bàn Thủ đô...
Xem thêm
Phiên bản di động