Chợ nón Làng Chuông – điểm đến làm ngỡ ngàng bao du khách
Đặc sắc làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ | |
Vị Tết quê từ làng nghề sản xuất bánh kẹo truyền thống Cổ Hoàng | |
Tập trung khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề |
Chợ nón làng Chuông ngay tại sân chùa làng, tạo nên nét duyên dáng cổ kính và mộc mạc đậm chất thôn dã Việt Nam. |
Đến với làng Chuông, các bạn nên chọn đúng những ngày có phiên chợ để chơi cho đã và hiểu cho hết những cái hay ở đây nhé! Thường thì chợ nón làng Chuông sẽ họp vào những buổi sáng ngày mồng 4, 10, 14, 20, 14 và 30 âm lịch hàng tháng. Phiên chợ nón tấp nập, các mẹ, các chị lại nhộn nhịp ra chợ để chào bán sản phẩm độc đáo của quê hương.
Nón làng Chuông được nhiều thế hệ người Việt tin dùng vì sự chắc chắn, bền bỉ với thời gian và kiểu dáng đẹp. Nhiều sản phẩm của làng cũng đã vươn ra khắp thế giới. Ngoài mục đích che mưa che nắng, nón còn là một phụ kiện làm đẹp, có thể kết hợp được với nhiều loại trang phục nhưng đẹp nhất vẫn là với tà áo dài truyền thống.
Những phụ nữ bán lá không cần một chỗ ngồi cố định. Nếu trời mát, các bà các chị sẽ tụ tập thành nhóm ở sân chùa. Đến khi mưa xuống hoặc nắng lên, họ rủ nhau vào tháp chuông ngồi. |
Những gian bán nón ngay trong chợ, từng gian từng gian cách nhau một lối đi nhỏ thôi mà vẫn cứ tấp nập người qua. Phiên chợ quê buổi sáng sớm luôn nhộn nhịp như thế. Tiếng rao bán, tiếng mặc cả cò kè, tiếng cười nói cứ vang vọng trong không khí còn đẫm sương buổi sớm.
Lá lụi, nguyên liệu làm nón làng Chuông được mua ở Thanh Hoá - Hà Tĩnh. |
Lá lụi là nguyên liệu chính làm nên nón Chuông. Thứ lá trắng xanh bắt mắt này được lấy từ vùng đồi núi Thanh Hóa, Hà Tĩnh, về vò với cát rồi phơi khô 2-3 nắng cho đến khi chuyển màu trắng bạc. Sau đó người thợ dùng chiếc giẻ bọc vào lưỡi cày hơ trên than củi sao cho nhiệt độ vừa phải để là lá cho phẳng mịn. Công đoạn này đòi hỏi người thợ phải cẩn thận, căn cho nhiệt độ sao cho vừa phải để chiếc lá không bị cháy, đỏ.
Vòng nón ở làng Chuông được làm bằng cật nứa vót nhỏ và đều. Vòng nón sau khi được hoàn thành sẽ được xếp vào khuôn, sau đó sẽ xếp từng lá vào vòng nón.Lá sẽ có hai lớp, một lớp mo tre và ngoài cùng là một lớp lá nữa. Người khâu nón cũng được ví như người thợ thêu. Bàn tay người thợ cầm kim đưa nhanh thoăn thoắt, mềm mại từng mũi khâu, thẳng đều từ vòng trong ra vòng ngoài. Khâu nón là công đoạn khó nhất đòi hỏi sự tài tình khéo léo của người thợ. Người thợ giỏi là người khi khâu bảo đảm nón không bị nát lá, không bị lộ chân kim, đường kim mũi chỉ phải đều tăm tắp, chặt chẽ, khi soi lên mặt trời không thấy kẽ hở. Chiếc nón hoàn tất khi kết thúc công đoạn làm nôi, tức phần buộc quai nón, tùy nón mà nôi pha mầu, phối mầu.
Khi chiếc nón được khâu xong, người thợ hơ bằng hơi diêm làm cho màu nón trở nên trắng muốt và giúp nón không mốc.Cẩn thận hơn có thể quang dầu bên ngoài nón để làm cho nón bóng, đẹp và bền lâu. Trong lúc khâu nón, các cô gái làng Chuông trang trí cho chiếc nón đẹp như dán vào lòng nón những hình hoa lá bằng giấy nhiều màu sắc.Tinh tế hơn, là dùng chỉ màu khâu giăng mắc ở hai điểm đối diện trong lòng nón để từ đó có thể buộc quai nón bằng những giải lụa mềm mại, đủ màu sắc, làm tôn thêm vẻ đẹp khuôn mặt các cô gái dưới vành nón.
Nghề làm nón được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, chủ yếu là những người phụ nữ bằng sự khéo léo của đôi bàn tay đã tạo ra những chiếc nón xinh xắn, bền đẹp. Trong mỗi gia đình, người già người trẻ đều có thể tham gia vào những công việc làm nón. Người trẻ tinh mắt, khéo tay thắt những mũi thắt đều đặn làm cho chiếc nón càng có giá.
Chiếc nón lá từ bao đời nay đã gần gũi, quen thuộc đối với người phụ nữ Việt Nam, chẳng hề phân biệt giàu - nghèo, hèn - sang, từ người nông dân đến các thiếu nữ nơi đô thị. Trải qua thời gian và đổi thay của đời sống, nhưng những chiếc nón vẫn theo các bà, các mẹ, các chị hằng ngày không chỉ che mưa, che nắng mà còn tạo nên cái "duyên" rất đặc sắc, trở thành nét văn hóa của dân tộc Việt, làm ngỡ ngàng bao du khách nước ngoài.
Một chiếc nón có giá dao động được bán với khoảng 30.000 – 40.000 đồng. |
Một chiếc nón có giá dao động được bán với khoảng 30.000 – 40.000 đồng. Chiếc nón được bán với giá cao nhất tại làng Chuông đạt mức 150.000 đồng với nhiều họa tiết cầu kỳ.
Ngoài thăm quan làng Chuông nhỏ bé nằm ngay bên dòng sông Đáy hiền hòa, bạn có thể tranh thủ thăm chùa Trầm. Ngôi chùa linh thiêng nằm ngay dưới chân núi Trầm Tử Sơn, bao quanh là những dãy núi đá nhỏ thoai thoải, tạo nên khung cảnh cực hữu tình.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Thủ đô 24/01/2025 15:16
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 16:21
Thanh Xuân: Trao 150 suất quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 09:21
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu 75 tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 20:24
Huyện Thường Tín phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 14:07
Tại sao năm nay phố Hàng Mã ít đồ cúng ông Công ông Táo?
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 22:28
Cụm thi đua số 1: Các phong trào thi đua đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 22:08
Sắm Tết với 40 gian hàng đặc sản vùng miền
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 08:55
Đồng chí Bùi Huyền Mai thăm, chúc Tết các đơn vị ứng trực, phục vụ Tết
Nhịp sống Thủ đô 20/01/2025 20:21
Lễ hội Chùa Hương 2025: Mỗi lái đò có mã QR code tiếp nhận thông tin phản ánh của du khách
Nhịp sống Thủ đô 20/01/2025 16:17