Chính phủ đề xuất giữ nguyên mô hình tổ chức chính quyền địa phương
Từ chính quyền số đến chính quyền phục vụ Đề xuất tổ chức Ủy ban nhân dân theo mô hình cơ quan hành chính, làm việc theo chế độ thủ trưởng |
Chiều 12/2, tiếp tục Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Đây là một trong các luật được sửa đổi nhằm phục vụ cho việc sắp xếp tinh gọn bộ máy.
Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, việc sửa Luật nhằm đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương theo nguyên tắc “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, qua đó nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương các cấp.
Đồng thời, bảo đảm vừa kế thừa những quy định còn phù hợp, vừa tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương; khắc phục các hạn chế, bất cập, vướng mắc từ thực tiễn thi hành Luật trong thời gian qua.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: Quốc hội |
Dự thảo Luật đã kế thừa các nguyên tắc còn phù hợp, đồng thời bổ sung các nguyên tắc nhằm phân định nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp chính quyền địa phương.
Theo đó, khi phân quyền, phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền địa phương phải bảo đảm: Xác định rõ nội dung và phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn mà chính quyền địa phương được quyết định, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả; không trùng lặp, chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan và giữa các cấp chính quyền địa phương; phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và khả năng, điều kiện thực hiện nhiệm vụ của chính quyền địa phương các cấp; Kiểm soát quyền lực và quy định trách nhiệm giám sát, kiểm tra của cơ quan Nhà nước cấp trên.
Đáng quan tâm, về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị tại cuộc họp ngày 7/2/2025 và Thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Văn bản số 4926/TB-TTKQH ngày 7/2/2025, dự thảo Luật chỉnh lý theo hướng giữ nguyên mô hình tổ chức chính quyền địa phương như Luật hiện hành.
Các đại biểu tại Kỳ họp. Ảnh: Quốc hội |
Theo đó, tại tất cả các đơn vị hành chính các cấp, tổ chức cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND), trừ trường hợp cụ thể Quốc hội quy định không phải là cấp chính quyền địa phương. Quy định này để bảo đảm việc tiếp tục thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại một số thành phố trực thuộc Trung ương theo Luật Thủ đô và các Nghị quyết của Quốc hội.
Qua thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Pháp luật tán thành với sự cần thiết sửa đổi, phạm vi, tên gọi và bố cục của dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) với những lý do như đã được nêu trong Tờ trình của Chính phủ.
“Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với đề xuất của Chính phủ về việc tiếp tục duy trì mô hình tổ chức chính quyền địa phương như quy định của Luật hiện hành và các luật, nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị.
Việc trước mắt vẫn giữ ổn định mô hình tổ chức chính quyền địa phương sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan có thời gian “tiếp tục tập trung nghiên cứu, hoàn thiện mô hình tổng thể tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới” trước khi thực hiện đổi mới một cách đồng bộ, tổng thể bộ máy của hệ thống chính trị, xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương thực sự tinh gọn, phù hợp vào thời điểm thích hợp theo yêu cầu tại Kết luận số 121-KL/TW”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nêu rõ.
Không ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện Luật Thủ đô
Cũng theo ông Hoàng Thanh Tùng, thời gian qua, Quốc hội đã cho phép thành phố Hà Nội thực hiện mô hình chính quyền đô thị theo quy định tại Luật Thủ đô; một số thành phố khác trực thuộc Trung ương cũng đang thực hiện mô hình chính quyền đô thị theo các Nghị quyết của Quốc hội và bước đầu phát huy hiệu quả tích cực.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: Quốc hội |
Do đó, đề nghị Chính phủ tiếp tục tổng kết, đánh giá một cách toàn diện về việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại các địa phương, trên cơ sở đó đề xuất mô hình tổ chức chính quyền địa phương phù hợp để thực hiện một cách tổng thể, đồng bộ, thống nhất trên phạm vi cả nước.
Ủy ban Pháp luật cũng tán thành với đề xuất của Chính phủ về thời điểm có hiệu lực thi hành của Luật là từ ngày 1/3/2025 để kịp thời đáp ứng yêu cầu cấp bách về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tháo gỡ các “điểm nghẽn” về thể chế theo yêu cầu của Trung ương, Bộ Chính trị.
Liên quan đến Luật Thủ đô, Ủy ban Pháp luật thấy rằng, tuy các quy định về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, tổ chức chính quyền đô thị trong dự thảo Luật cơ bản không ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện Luật Thủ đô nhưng các quy định về phân cấp, ủy quyền và cơ chế chịu trách nhiệm khi thực hiện phân cấp, ủy quyền trong dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương lại có sự thay đổi đáng kể so với quy định của Luật hiện hành, đặc biệt là về tăng cường chế độ trách nhiệm đối với các cơ quan, cá nhân được phân cấp, thực hiện đúng chủ trương “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
Vì vậy, Ủy ban thẩm tra đề nghị trong dự thảo Luật cần xác định rõ các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội không thực hiện các quy định liên quan đến chế độ trách nhiệm, việc bảo đảm điều kiện thực hiện, việc phân cấp tiếp, việc sử dụng hình thức văn bản, con dấu đang được quy định tại khoản 5 Điều 14 của Luật Thủ đô, mà các nội dung này sẽ được thực hiện theo quy định mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Đối với các vấn đề khác, qua quá trình rà soát, thực hiện sau này nếu thấy cần thực hiện theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì Chính phủ sẽ báo cáo để Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định như đề xuất của Chính phủ và quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật Thủ đô.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Huyện Thường Tín sẵn sàng cho ngày hội tòng quân
Nô nức khai hội đền Và
Giá vàng chiều 12/2: Mỗi lượng vàng giảm thêm cả triệu đồng/lượng
Năm 2025, huyện Thạch Thất có 565 thanh niên tình nguyện viết đơn lên đường nhập ngũ
Nâng cao văn hóa giao thông, đảm bảo an toàn cho học sinh
Hiệu quả từ việc triển khai các phong trào thi đua tại doanh nghiệp
Hàng loạt khoản vay tại Eximbank Đắk Lắk có vấn đề
Tin khác
Sửa Luật Tổ chức Chính phủ: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền
Sự kiện 12/02/2025 16:44
Đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới
Sự kiện 12/02/2025 05:52
Chính phủ đề xuất điều chỉnh tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên
Sự kiện 10/02/2025 20:00
Trình Quốc hội xem xét đầu tư dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
Sự kiện 10/02/2025 18:52
Nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Sự kiện 09/02/2025 12:37
Cần quy định cụ thể về ưu đãi đầu tư với lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm
Sự kiện 08/02/2025 05:54
Sau sắp xếp, bộ máy Viện Kiểm sát nhân dân tối cao gồm 24 đơn vị
Sự kiện 07/02/2025 21:34
Đưa vào khai thác 10,4 km dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành
Sự kiện 07/02/2025 18:46
Cử tri đặc biệt quan tâm đến Tổng kết Nghị quyết 18, sắp xếp tổ chức bộ máy
Sự kiện 07/02/2025 16:44
Đề xuất giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm 5 năm không bị trừ lương
Sự kiện 07/02/2025 11:01