--> -->

Chính phủ đề nghị bổ sung 4 dự án luật vào Chương trình lập pháp năm 2025

Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, bổ sung 4 dự án luật vào Chương trình lập pháp năm 2025, gồm: Luật Tiết kiệm, chống lãng phí (thay thế); Luật An ninh mạng; Luật Thương mại điện tử; Luật Giám định tư pháp (thay thế).
Dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật sẽ được đăng tải lấy ý kiến trên Cổng Pháp luật quốc gia Giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, nổi cộm, đảm bảo đúng quy định pháp luật

“Ngày toàn dân tiết kiệm, chống lãng phí” là ngày 31/5

Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 47, sáng 10/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định điều chỉnh Chương trình lập pháp năm 2025.

Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, bổ sung 4 dự án luật vào Chương trình lập pháp năm 2025, gồm: Luật Tiết kiệm, chống lãng phí (thay thế); Luật An ninh mạng; Luật Thương mại điện tử; Luật Giám định tư pháp (thay thế).

Trong đó, dự án Luật Tiết kiệm, chống lãng phí (thay thế) có phạm vi điều chỉnh bao gồm quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, vốn đầu tư công, tài sản công, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước; quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên, năng lượng; hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Đối tượng áp dụng là các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến quản lý, sử dụng các nguồn lực này.

Đáng quan tâm, dự án Luật bổ sung quy định về “Ngày toàn dân tiết kiệm, chống lãng phí” là ngày 31/5 hằng năm; bổ sung quy định về việc lồng ghép nội dung giáo dục về tiết kiệm, chống lãng phí trong hệ thống giáo dục quốc dân để hình thành văn hóa, nhận thức về tiết kiệm, chống lãng phí trong nhân dân.

Chính phủ đề nghị bổ sung 4 dự án luật vào Chương trình lập pháp năm 2025
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh. Ảnh: Quốc hội

Đồng thời bổ sung các quy định để nhận diện rõ hơn hành vi gây lãng phí và chế tài xử lý theo Hướng dẫn số 63-HD/BCĐTW ngày 28/4/2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực…

Dự án Luật An ninh mạng điều chỉnh về hoạt động bảo đảm an ninh mạng nhằm bảo vệ chủ quyền không gian mạng quốc gia, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tham gia không gian mạng.

Đối tượng áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến các hoạt động trên không gian mạng tại Việt Nam.

Hoàn thiện khung pháp lý cho các mô hình thương mại điện tử mới

Dự án Luật Thương mại điện tử dự kiến điều chỉnh chính sách phát triển và quản lý hoạt động thương mại điện tử. Đối tượng áp dụng là tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam.

Một số nội dung chính như hoàn thiện khung pháp lý cho các mô hình thương mại điện tử mới như livestream, tiếp thị liên kết, nền tảng tích hợp. Bổ sung quy định về định danh người bán qua VNeID, trách nhiệm của chủ thể cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và cơ chế kiểm soát hàng vi phạm.

Chính phủ đề nghị bổ sung 4 dự án luật vào Chương trình lập pháp năm 2025
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quốc hội

Bổ sung quy định về giao kết hợp đồng tự động, hợp đồng thông minh trong thương mại điện tử, phù hợp với xu hướng công nghệ mới; quản lý hoạt động thương mại điện tử trên nền tảng mạng xã hội, nền tảng đa dịch vụ, kiểm soát hành vi lạm dụng vị thế thị trường, thao túng thuật toán, bảo vệ dữ liệu cá nhân và chống thất thu thuế từ giao dịch phi chính thức…

Dự án Luật Giám định tư pháp (thay thế) giữ nguyên phạm vi điều chỉnh của Luật Giám định tư pháp hiện hành. Một số điểm mới quan trọng là mở rộng phạm vi xã hội hoá đối với một số lĩnh vực giám định tư pháp mà tổ chức, cá nhân trong xã hội có nhu cầu lớn, thường xuyên. Đối với một số lĩnh vực thuộc chuyên ngành kỹ thuật hình sự như tài liệu, dấu vết và đường vân thì chưa xem xét xã hội hóa.

Bổ sung quyền của người thực hiện giám định tư pháp được miễn trừ trách nhiệm công vụ, trách nhiệm pháp lý khi đưa ra kết luận giám định, trừ trường hợp thực hiện hành vi bị cấm; bổ sung quy định về trách nhiệm của cơ quan Toà án, Viện kiểm sát cấp tỉnh trong việc thống kê, đánh giá, sử dụng kết luận giám định trong hoạt động tố tụng; chế tài xử lý đối với cơ quan trưng cầu giám định, cá nhân, tổ chức thực hiện giám định…

Về trình tự, thủ tục xây dựng, Chính phủ đề xuất xây dựng 2 dự án Luật Tiết kiệm, chống lãng phí (thay thế) và Luật Thương mại điện tử theo trình tự, thủ tục thông thường; đề xuất xây dựng 2 dự án Luật Giám định tư pháp (thay thế) và Luật An ninh mạng theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Báo cáo ý kiến về đề nghị điều chỉnh Chương trình lập pháp năm 2025, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật - Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Thường trực Ủy ban Pháp luật - Tư pháp và các cơ quan tán thành với sự cần thiết bổ sung 4 dự án luật nêu trên vào Chương trình lập pháp năm 2025, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 10 với những lý do, mục đích ban hành được nêu tại các Tờ trình của Chính phủ.

Thường trực Ủy ban Pháp luật - Tư pháp cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý Chính phủ, các cơ quan trình dự án luật tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc quy trình xây dựng pháp luật, chỉ đề xuất áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong trường hợp thực sự cần thiết và đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật...

Tại phiên họp, với 100% thành viên có mặt biểu quyết tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua việc đưa 4 dự án luật nêu trên vào chương trình Kỳ họp thứ 10; trong đó dự án Luật Giám định tư pháp và Luật An ninh mạng được trình Quốc hội theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Phương Thảo

Nên xem

Sáng mai (11/7), Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ hai về lương tối thiểu vùng năm 2026

Sáng mai (11/7), Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ hai về lương tối thiểu vùng năm 2026

Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ hai vào sáng mai (11/7) để trao đổi về phương án lương tối thiểu vùng năm 2026.
EVNHANOI hiện đại hóa công tác quản lý vận hành sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy quản lý

EVNHANOI hiện đại hóa công tác quản lý vận hành sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy quản lý

Kể từ ngày 1/7/2025, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã tổ chức lại mô hình các Công ty Điện lực trực thuộc. Theo đó, EVNHANOI tổ chức lại các Công ty Điện lực cấp quận/huyện từ 30 đơn vị xuống còn 12 Công ty Điện lực khu vực. Việc sắp xếp này nhằm tinh gọn bộ máy quản lý, phát huy hiệu quả nguồn lực, hướng đến xây dựng mô hình hoạt động chuyên nghiệp, hiện đại, đồng bộ với tiến trình chuyển đổi số toàn diện trong ngành điện.
Hà Nội: Tập huấn những điểm mới về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Tập huấn những điểm mới về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Ngày 10/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn công tác chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tới cán bộ, viên chức, người lao động BHXH các đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài

Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài

Chiếc Boeing B727-200 của Hãng hàng không Royal Khmer Airlines “bỏ quên” ở Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài được 18 năm và cơ quan quản lý Nhà nước đang đưa ra các giải pháp xử lý.
Gần 900 trẻ em Nghệ An nhiễm giun sán từ chó mèo

Gần 900 trẻ em Nghệ An nhiễm giun sán từ chó mèo

Từ đầu năm 2025 đến nay, Bệnh viện sản nhi Nghệ An đã tiếp nhận gần 900 ca trẻ em nhiễm ký sinh trùng như giun đũa chó mèo và sán dây – những bệnh lý thường lây truyền từ thú nuôi trong gia đình
Nỗ lực hợp tác, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững

Nỗ lực hợp tác, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững

Các nước ASEAN và đối tác cam kết đưa quan hệ đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả. Trong bối cảnh khu vực và thế giới biến động khó lường, các nước nhấn mạnh yêu cầu tăng cường đối thoại, hợp tác, phối hợp hành động ứng phó các thách thức chung, đóng góp tích cực vào việc duy trì hoà bình, an ninh, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và bền vững.
Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên và ra mắt Tòa soạn hội tụ

Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên và ra mắt Tòa soạn hội tụ

Chiều 10/7, tại Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025) và ra mắt tòa soạn hội tụ. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc đánh giá cao những đóng góp nổi bật của Báo Pháp luật Việt Nam với Bộ, ngành Tư pháp.

Tin khác

Nỗ lực hợp tác, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững

Nỗ lực hợp tác, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững

Các nước ASEAN và đối tác cam kết đưa quan hệ đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả. Trong bối cảnh khu vực và thế giới biến động khó lường, các nước nhấn mạnh yêu cầu tăng cường đối thoại, hợp tác, phối hợp hành động ứng phó các thách thức chung, đóng góp tích cực vào việc duy trì hoà bình, an ninh, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và bền vững.
Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên và ra mắt Tòa soạn hội tụ

Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên và ra mắt Tòa soạn hội tụ

Chiều 10/7, tại Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025) và ra mắt tòa soạn hội tụ. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc đánh giá cao những đóng góp nổi bật của Báo Pháp luật Việt Nam với Bộ, ngành Tư pháp.
Nắm vững nguyên tắc, luôn sẵn sàng, tận tình hỗ trợ người dân

Nắm vững nguyên tắc, luôn sẵn sàng, tận tình hỗ trợ người dân

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương Nguyễn Phạm Duy Trang đề nghị, mỗi tình nguyện viên phải là một tấm gương về tác phong chuyên nghiệp: Nắm vững nguyên tắc, không làm thay nhiệm vụ chuyên môn, không vượt quyền, bảo mật thông tin, nhưng luôn sẵn sàng, tận tình hỗ trợ người dân.
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức trực thuộc MTTQ Việt Nam

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức trực thuộc MTTQ Việt Nam

Phát biểu kết luận Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam lần thứ tư khóa X diễn ra sáng nay (10/7), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương Đỗ Văn Chiến mong muốn và kêu gọi các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các vị Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát huy tinh thần nòng cốt của mình, lan tỏa sức mạnh đại đoàn kết, ủng hộ những chủ trương, đường lối mới của Đảng để cùng góp sức xây dựng đất nước ta phát triển. Đồng thời, tham mưu, rà soát, điều chỉnh, bổ sung chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức trực thuộc Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Trao trả hồ sơ chứng tích chiến tranh nhân 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ

Trao trả hồ sơ chứng tích chiến tranh nhân 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ

Ngày 10/7, nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ (11/7/1995 - 11/7/2025), Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã tổ chức Trưng bày tài liệu "30 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ" và trao trả hồ sơ chứng tích chiến tranh cho các gia đình liệt sĩ và cựu chiến binh.
Hiệp thương cử 6 vị giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X

Hiệp thương cử 6 vị giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X

Ngày 10/7, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ tư, khóa X. Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương; bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương chủ trì Hội nghị.
89,3% tổng lực lượng lao động làm việc ở khu vực ngoài Nhà nước

89,3% tổng lực lượng lao động làm việc ở khu vực ngoài Nhà nước

Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức còn khá cao, chiếm 64,6% lực lượng lao động, đa số thu nhập thấp, thời gian làm việc kéo dài, điều kiện lao động không bảo đảm.
Nghệ An tổ chức kỳ họp thứ 31 HĐND tỉnh khoá XVIII

Nghệ An tổ chức kỳ họp thứ 31 HĐND tỉnh khoá XVIII

Ngày 9/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Nghệ An khóa XVIII đã tổ chức kỳ họp thứ 31 – kỳ họp giữa năm 2025 với nhiều nội dung quan trọng liên quan đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, điều hành ngân sách, đầu tư công và công tác tổ chức bộ máy chính quyền địa phương sau sắp xếp.
ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 9/7, tiếp tục chương trình làm việc tại Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự phiên họp hẹp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 với trọng tâm là kiểm điểm, định hướng quan hệ đối ngoại của ASEAN và trao đổi các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.
Tiếp tục phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn khu vực và quốc tế

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn khu vực và quốc tế

Chiều 9/7, Bộ Ngoại giao cho biết, đồng chí Nguyễn Mạnh Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Thứ trưởng Ngoại giao đã thăm Lào và cùng Thứ trưởng Ngoại giao Lào Phongsamouth Anlavan đồng chủ trì tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao Việt Nam - Lào lần thứ 10 tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào.
Xem thêm
Phiên bản di động