Chiến lược hậu thượng đỉnh Mỹ-Triều
Toàn văn Tuyên bố chung Mỹ-Triều sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử | |
Cơ hội vì một bán đảo Triều Tiên hòa bình, thịnh vượng |
Chưa dỡ bỏ trừng phạt
Từ trái qua phải: Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha và Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono gặp 3 bên tại Seoul ngày 14.6. Ảnh: Reuters |
Tại Seoul, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, Mỹ không từ bỏ mục tiêu phi hạt nhân hóa Triều Tiên theo cách “hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược” và rằng nhà lãnh đạo Kim Jong-un hiểu là ông ấy phải phi hạt nhân hóa nhanh chóng.
Phát biểu sau hội đàm với người đồng cấp Hàn Quốc và Nhật Bản về hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim, ông Pompeo nhấn mạnh rằng, trừng phạt với Triều Tiên sẽ không được dỡ bỏ trước khi nước này phi hạt nhân hóa. Ngoại trưởng Mỹ nhắc lại quan điểm của Tổng thống Donald Trump về “một Triều Tiên hùng mạnh, an toàn và thịnh vượng”. “Chúng tôi mong chờ họ có những bước tiếp theo để đạt được điều đó, vì Mỹ sẵn sàng cho một chương mới trong lịch sử”.
Tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ gây bối rối, vì trong tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh giữa ông Donald Trump và Kim Jong-un không đề cập rõ ràng đến mục tiêu phổ quát về phi hạt nhân hóa toàn diện, có kiểm chứng và không thể đảo ngược (CVID) mà Washington đề ra. Tuyên bố chung chỉ nói Triều Tiên sẽ “hành động hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên” và hai bên “nhất trí thiết lập quan hệ mới để chấm dứt hàng thập kỷ thù địch kể từ chiến tranh Triều Tiên 1950-1953”.
Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA cũng diễn giải kết quả thượng đỉnh là “hai nhà lãnh đạo nhất trí tuân thủ nguyên tắc hành động từng bước và đồng thời trong việc đạt được hòa bình, ổn định và phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên”.
Nhưng Ngoại trưởng Mỹ hôm 14.6 chỉ rõ: “Chúng tôi tin rằng ông Kim Jong-un hiểu rõ tính cấp bách của thời gian hoàn thành phi hạt nhân hóa, và hiểu rằng chúng ta phải làm điều này nhanh chóng. Và các biện pháp trừng phạt sẽ không được dỡ bỏ cho đến khi chúng tôi chứng minh rằng Triều Tiên đã phi hạt nhân hóa hoàn toàn”.
Hàn - Triều đàm phán quân sự
Cùng ngày 14.6, Hàn Quốc và Triều Tiên lần đầu tiên trong hơn 1 thập kỷ tổ chức đàm phán quân sự cấp tướng. Trưởng phái đoàn Triều Tiên, trung tướng An Ik-san cho biết, hai bên sẽ thảo luận với tinh thần Tuyên bố Bàn Môn Điếm và nguyên tắc cân nhắc lập trường của đối phương.
Tuyên bố Bàn Môn Điếm ngày 27.4 bao gồm cam kết của Hàn Quốc và Triều Tiên về nỗ lực chung để giảm căng thẳng quân sự và loại bỏ một cách thực tế nguy cơ chiến tranh. Hai bên cũng tập trung thảo luận khôi phục đường dây liên lạc quân sự xuyên biên giới, tổ chức đàm phán quân sự thường xuyên và thiết lập đường dây nóng giữa các nhà lãnh đạo quân sự.
Cuộc đàm phán diễn ra ở làng đình chiến Bàn Môn Điếm, sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hồi tháng 4, trong đó hai bên nhất trí giảm căng thẳng và chấm dứt mọi hành động thù địch. Cuộc đàm phán cũng diễn ra hai ngày sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố tại thượng đỉnh với ông Kim Jong-un rằng Mỹ sẽ ngừng tập trận với Hàn Quốc vì chúng “khiêu khích và tốn kém”.
Theo CNN, chính quyền ông Donald Trump dự kiến sớm nhất trong ngày 14.6 (giờ Mỹ) chính thức thông báo ngừng cuộc tập trận đa phương dự kiến tổ chức vào tháng 8. Tuy nhiên, một lần nữa, Ngoại trưởng Mike Pompeo và người đồng cấp Hàn Quốc Kang Kyung-wha nói rằng các quyết định ngừng tập trận “cần tham vấn”. “Đây là vấn đề liên quan đến liên minh Mỹ-Hàn và cần tham vấn giữa giới chức quân sự hai nước, trong tương lai cũng vậy” - bà Kang nói với báo giới.
Sau các cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Nhật Bản và Hàn Quốc, ông Pompeo vào chiều cùng ngày đã bay sang Bắc Kinh, gặp Ngoại trưởng Vương Nghị và hội kiến Chủ tịch Tập Cận Bình. Một nguồn tin quen thuộc với CNN cho biết, ý tưởng ngừng tập trận quân sự Mỹ-Hàn đã được ông Tập Cận Bình thúc đẩy mạnh mẽ trước cuộc thượng đỉnh Trump-Kim. CNN dẫn lời nguồn tin bổ sung, ông Tập Cận Bình đã có nhiều cuộc trao đổi trực tiếp với ông Donald Trump trước khi nhà lãnh đạo Mỹ gặp ông Kim Jong-un.
Trong khi đó, Nhật Bản phản ứng lo ngại với kế hoạch ngừng tập trận, nói rằng những cuộc tập trận này là “sống còn” với an ninh Đông Á. Tờ Yomiuri ngày 14.6 đưa tin, Nhật Bản đang thu xếp tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh giữa Thủ tướng Shinzo Abe và nhà lãnh đạo Kim Jong-un, với khả năng ông Abe sẽ thăm Bình Nhưỡng vào tháng 8.
Theo Vân Anh/ laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol chính thức bị bắt giữ
Quốc tế 15/01/2025 11:14
Cháy rừng ở California thiệt hại về kinh tế lên tới khoảng 150 tỷ USD
Quốc tế 13/01/2025 11:16
Động đất ở Tây Tạng: Ít nhất 95 người đã tử vong
Quốc tế 07/01/2025 21:19
Động đất ở Tây Tạng, khoảng 53 người bị thiệt mạng
Quốc tế 07/01/2025 15:15
Cập nhật bầu cử tổng thống Mỹ: Ông Trump đang dẫn đầu về số phiếu đại cử tri
Quốc tế 06/11/2024 12:02
Malaysia tái khởi động cuộc tìm kiếm máy bay MH370 đã mất tích hơn 10 năm
Quốc tế 06/11/2024 11:20
Vì sao cuộc bầu cử Mỹ 2024 tốn kém nhất trong lịch sử?
Quốc tế 06/11/2024 10:01
Ông Donald Trump giành chiến thắng ở các bang Florida, Texas
Quốc tế 06/11/2024 09:59
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Ông Donald Trump đang dẫn đầu
Quốc tế 06/11/2024 08:41
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Quốc tế 05/11/2024 19:30