--> -->

Chiêm ngưỡng cận cảnh "Báu vật Hoàng cung Thăng Long"

Nhiều báu vật độc đáo, quý giá lần đầu được trưng bày tại Nhà N19 - Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, phục vụ du khách tham quan và tìm hiểu về lịch sử hoàng cung của dân tộc Việt Nam.
Check-in với trường quay ảo tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long Gần 30 cổ vật Hoàng cung lần đầu tiên được ra mắt công chúng
Chiêm ngưỡng cận cảnh

Những di vật vô cùng quý giá tìm thấy ở dưới lòng đất Khu di sản Hoàng thành Thăng Long được trưng bày nhằm giới thiệu tới công chúng những hiện vật tiêu biểu, đặc sắc nhất kể từ dấu mốc phát lộ khảo cổ học đột phá năm 2002.

Chiêm ngưỡng cận cảnh "Báu vật hoàng cung Thăng Long"

29 cổ vật tiêu biểu, đặc sắc nằm trong khu trưng bày “Báu vật Hoàng cung Thăng Long” là minh chứng sống, lưu giữ và thể hiện giá trị văn hóa trong suốt chiều dài lịch sử Hoàng cung Thăng Long. Đó là các đồ dùng, vật dụng không thể thiếu, có vai trò rất quan trọng trong đời sống Hoàng cung; từ cuộc sống sinh hoạt thường nhật đến các yến tiệc của nhà vua và triều đình trong các dịp đại lễ, sinh nhật vua, lễ đăng quang của nhà vua…

Chiêm ngưỡng cận cảnh

Báu vật được trưng bày theo ba phần: Không gian giới thiệu các hiện vật thời Lý - Trần; Không gian giới thiệu hiện vật thời Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng và Không gian phía ngoài tạo điểm nhấn với các hiện vật lần đầu tiên giới thiệu tới công chúng như Chậu đất nung thời Trần có kích thước lớn nhất từ trước đến nay, mô hình kiến trúc men xanh thời Lê sơ... Nổi bật với những hình ảnh trình chiếu tái hiện cung điện nhà Lý và bức tường bao thể hiện sự tươi đẹp bốn mùa trong Hoàng cung xưa kia.

Chiêm ngưỡng cận cảnh "Báu vật hoàng cung Thăng Long"

Đặc biệt, đây là lần đầu tiên Ban tổ chức trưng bày giới thiệu công nghệ trình chiếu 3D mapping mô phỏng lại những hoa văn của hiện vật để khách tham quan nhận diện rõ hơn về vẻ đẹp của đồ gốm ngự dụng Hoàng cung Thăng Long. Đáng nói, các loại đồ gốm sứ hiếm quý này phần nhiều được tìm thấy và phục dựng từ các mảnh vỡ nhỏ.

Chiêm ngưỡng cận cảnh

Đĩa hình rồng chân có 5 móng là đồ gốm quý giá của thời Lê sơ, được làm bởi bàn tay điêu luyện của các nghệ nhân xưa kia, ở một trình độ rất cao của thợ làm gốm sứ. Để có thể tạo ra một chiếc đĩa trên, thợ thủ công sẽ vẽ lớp màu xanh cô ban dưới lớp men gốm, sau đó đem đi nung ở nhiệt độ cao. Công đoạn tiếp theo là vẽ men màu đỏ, xanh lá cây và sử dụng vàng thật trên lớp men. Cuối cùng, họ đem đi nung ở nhiệt độ thấp hơn và cho ra tạo tác hoàn chỉnh, trở thành đồ ngự dụng của nhà vua.

Chiêm ngưỡng cận cảnh

Lần đầu tiên Khu di sản Hoàng thành Thăng Long giới thiệu tới công chúng những di vật có chất liệu bằng vàng, bao gồm những hiện vật như: Thanh kiếm cẩn tam khí hình nhân vật và hoa lá thời Trần thế kỷ 13-14; mảnh lá vàng trang trí hình rồng và vân mây thời Lý thế kỷ 11-12; cúc áo vàng đúc nổi hình rồng và cánh sen thời Trần thế kỷ 13-14; lệnh bài "Cung nữ xuất mãi bài" nên hiệu Quang Thuận thứ 7 (1466); mảnh vàng trang trí văn mây thời Trần thế kỷ 13-14 và trâm đồng cài tóc thời Lê sơ thế kỷ 15-16.

Chiêm ngưỡng cận cảnh

Dựa trên nhiều nguồn tư liệu, các chuyên gia gốm cổ Việt Nam đã tái tạo lại một số đồ án hoa văn vẽ trên loại đĩa lớn. Hiện vật chiếc đĩa lớn được phục dựng nhờ một mảnh đĩa nhỏ. Nếu được tái hiện hoàn chỉnh bằng công nghệ trình chiếu 3D mapping, chiếc đĩa lớn có miệng tạo cánh sen sẽ xuất hiện cảnh không gian sân vườn cùng lầu gác và nhân vật; tái hiện sự thanh bình, thơ mộng, sự hòa hợp thân thiện trong chốn Hoàng cung Thăng Long xưa.

Chiêm ngưỡng cận cảnh

Nổi bật là hiện vật bát sứ thấu quang - bảo vật Quốc gia được làm bởi các nghệ nhân có trình độ tay nghề cao. Bát có xương gốm mỏng như vỏ trứng, nếu được soi sáng sẽ hiện lên hình rồng chân 5 móng, khắc chìm bên trong, biểu trưng cho quyền lực của Đế Vương thời đó.

Chiêm ngưỡng cận cảnh

Bộ sưu tập bát, đĩa, đồ gốm hoa lam thời Lê sơ ở thế kỷ 15. Tất cả các hình rồng được trang trí trên bát đĩa đều là biểu tượng rồng có chân 5 móng, trong lòng bát có chữ "quan" nghĩa là đồ dùng của nhà vua. Bộ sưu tập hiện đang trong quá trình đề nghị công nhận bảo vật Quốc gia.

Chiêm ngưỡng cận cảnh

Liễn gốm men ngọc, thân tạo nổi văn cánh cúc thời Trần, thế kỷ 13-14. Để tạo ra sản phẩm này, thợ thủ công phải sử dụng các lò cóc, lò nằm, có khi cả lò rồng để nâng nhiệt độ nung cho sản phẩm lên đến 1.200 - 1.300 độ C. Việc sử dụng bao nung và kỹ thuật nung chồng bằng con kê (lòng dong) cho thấy đạt trình độ sản xuất gốm cao cấp, nhất là gốm men ngọc thời đó rất phát triển.

Chiêm ngưỡng cận cảnh

Bộ sưu tập đồ gốm chữ Hán như "Trường Lạc cung", "Kính". Trong đó, "Trường Lạc cung" vốn là cung lớn và đẹp nhất thời Lê sơ, đây là nơi ở của bà Nguyễn Thị Hằng, vợ vua Lê Thánh Tông. Theo giới khảo cổ, diện tích cung Trường Lạc không giới hạn tại khu vực đã khai quật mà mở rộng tới đường Hoàng Diệu.

Chiêm ngưỡng cận cảnh

Bình rượu gốm hoa nâu, thân tạo hình bông sen, thời Lý, thế kỷ 11-12. Đây là loại đồ gốm được chế tạo công phu, cốt gốm dày dặn, dùng men nâu làm trang trí trên nền men ngà hoặc phủ toàn bộ men nâu, thường dùng làm đồ gia dụng và phục vụ tôn giáo.

Chiêm ngưỡng cận cảnh

Chậu gốm men trắng, chân đế trổ thủng văn hoa cúc dây, thời Lý, thế kỷ 11-12. Nhờ sự đặc biệt của chân đế trổ thủng, đã tạo ra vẻ mềm mại, thanh thoát, cả khối chậu và đế xứng đáng trở thành một tác phẩm nghệ thuật của thời Lý.

Chiêm ngưỡng cận cảnh

Mô hình kiến trúc men xanh lục thời Lê Sơ, thế kỷ 15 được tìm thấy tại khu phía Đông của Điện Kính Thiên. Mô hình đã cung cấp cho Khu di sản Hoàng thành Thăng Long nhiều tư liệu quý giá, nhất là về hình thái một cung điện thời Lê. Mô hình có mái lợp bằng ngói màu xanh và các ngói bóng trên kiến trúc gỗ, được xác định là ngói thanh lưu ly và hoàng lưu ly khi các nhà khảo cổ khai quật những mảnh vỡ tương tự ở khu vực lân cận Điện.

Chiêm ngưỡng cận cảnh

Chậu gốm lớn đựng nước rộng 1m2, vai trang trí khắc chìm văn đồng tiền và đắp nổi văn cánh sen ở thời Trần thế kỷ 13-14, là chiếc chậu có kích thước lớn nhất từ trước đến nay. Căn cứ chất liệu, thể tích và một lỗ gần sát ở đáy, các nhà khảo cổ xác định đây chính xác là một chậu nước thời xưa.

Quang Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo MTTQ thành phố Hà Nội chia buồn với gia đình bị thiệt mạng trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Lãnh đạo MTTQ thành phố Hà Nội chia buồn với gia đình bị thiệt mạng trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Chiều nay (23/7), thay mặt lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội, đồng chí Đặng Thị Phương Hoa - Phó Chủ tịch đã tới xã Đại Thanh thăm hỏi, chia buồn với người thân gia đình anh Nguyễn Hữu Toàn - nạn nhân trong vụ lật thuyền ở Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Sáng 23/7, Đảng bộ xã Ngọc Hồi long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Dự và chỉ đạo Đại hội có Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai và các đồng chí đại diện các Ban, Đảng của Thành ủy; các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện Thanh Trì (cũ) qua các thời kỳ và 162 đại biểu chính thức đại diện cho 1.966 đảng viên thuộc 52 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc.
Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Ngày 23/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến về 8 nội dung xây dựng pháp luật, trong đó có 7 dự án luật và đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026.
TP.HCM: Bắt nhà thiết kế Nguyễn Công Trí liên quan đến đường dây mua bán, tổ chức sử dụng ma túy

TP.HCM: Bắt nhà thiết kế Nguyễn Công Trí liên quan đến đường dây mua bán, tổ chức sử dụng ma túy

Ngày 23/7, Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, vừa triệt phá đường đây mua bán, tổ chức sử dụng ma túy do nhà thiết kế Nguyễn Công Trí và đồng phạm thực hiện.
Thị trường chứng khoán: Hướng đến thay đổi về chất và phát triển lên tầm cao mới

Thị trường chứng khoán: Hướng đến thay đổi về chất và phát triển lên tầm cao mới

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang dần trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn chủ lực cho nền kinh tế, phản ánh sức khỏe, triển vọng và năng lực phát triển quốc gia. Các chuyên gia kinh tế tin rằng, Việt Nam có thể được nâng hạng trong tháng 9 này và tiến tới lọt vào rổ thị trường mới nổi trong thời gian tới.
Lộ diện dàn đại sứ của MC nhí toàn quốc 2025

Lộ diện dàn đại sứ của MC nhí toàn quốc 2025

Mới đây, Ban Tổ chức cuộc thi MC nhí toàn quốc 2025 đã công bố thông tin chính thức về mùa thi thứ 12 - một sân chơi uy tín, chuyên nghiệp dành cho thanh thiếu nhi cả nước đam mê với nghề dẫn chương trình.
Phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong mọi quyết sách

Phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong mọi quyết sách

Những mục tiêu, chỉ tiêu và giải pháp đưa ra trong dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội đều thiết thực, bám sát thực tiễn và xu thế phát triển hiện đại. Tuy nhiên, để hiện thực hóa những khát vọng đó, cần phải có tầm nhìn chiến lược, sự đầu tư bài bản và đặc biệt là phát huy mạnh mẽ vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong mọi quyết sách.

Tin khác

Lộ diện dàn đại sứ của MC nhí toàn quốc 2025

Lộ diện dàn đại sứ của MC nhí toàn quốc 2025

Mới đây, Ban Tổ chức cuộc thi MC nhí toàn quốc 2025 đã công bố thông tin chính thức về mùa thi thứ 12 - một sân chơi uy tín, chuyên nghiệp dành cho thanh thiếu nhi cả nước đam mê với nghề dẫn chương trình.
Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt dịp Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt dịp Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hai chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0

“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0

Ở thời buổi công nghệ chiếm lĩnh trong đời sống xã hội, chỉ một cái chạm người ta có thể dễ dàng cập nhật tin tức đang diễn ra khắp nơi trên thế giới một cách nhanh chóng, đâu đó trên các góc phố, vẫn có những khán giả trung thành với báo giấy như một phần không thể thiếu.
Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Ngày 21/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có Văn bản số 3022/SVHTT-QLDSVH gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các xã, các đơn vị quản lý di tích, danh thắng tại Hà Nội về việc phòng chống thiên tai tại các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam

Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam

Không bắt đầu bằng những buổi tọa đàm, cũng không phải những khẩu hiệu sáo rỗng, hành trình của "Seeds of Hope" (Hạt giống hy vọng) khởi nguồn từ một câu hỏi tưởng như đơn giản: "Ai sẽ lắng nghe các em học sinh khi các em buồn?" Từ trăn trở về khoảng trống trong chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường, một người trẻ đã cùng cộng sự của mình tạo nên dự án, nơi 15 học sinh THPT ở Vĩnh Phúc được đào tạo, học cách thở, lắng nghe và thấu cảm để trở thành những "đại sứ" gieo trồng ước mơ và hy vọng. Đứng sau dự án là một nữ leader khiêm tốn nhưng đầy nội lực, với niềm tin rằng: “Nếu các em được quan tâm từ bây giờ, các em có thể mang thay đổi đến cho cả một thế hệ.”
Công diễn vở kịch nói "Đối mặt" nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Công diễn vở kịch nói "Đối mặt" nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Tối 18/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức công diễn vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc.
Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Họa sĩ Lê Thiết Cương - nhà giám tuyển và phê bình mỹ thuật gạo cội - qua đời tối 17/7, ở tuổi 63 sau thời gian mắc bệnh ung thư hiếm gặp.
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm

Trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. GRDP ước tăng 7,63%, cao hơn cùng kỳ năm 2024.
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng chủ trì Hội nghị.
Hương sắc tháng Bảy

Hương sắc tháng Bảy

Mỗi độ tháng bảy về, quê tôi lại rộn ràng vào mùa thu hoạch, cánh đồng lúa chín vàng óng ả gió nhẹ nhàng lướt qua nhìn như những đợt sóng chạy lăn tăn trải dài, thoảng từ xa là tiếng cười giòn tan của người dân quê tôi khi được vụ bội thu.
Xem thêm
Phiên bản di động