-->

Chia sẻ giải pháp khuyến khích học sinh, sinh viên vượt khó học giỏi

Sáng 15/10, Hội Khuyến học thành phố Hà Nội phối hợp với Hội Nữ tri thức Thành phố tổ chức Tọa đàm “Một số giải pháp khuyến khích học sinh, sinh viên vượt khó học giỏi”.
Tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT Nhiều điểm mới trong quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục Xây dựng nền giáo dục tiên tiến, đổi mới và hội nhập

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam Lê Mạnh Hùng dự và phát biểu chỉ đạo tại Tọa đàm.

Biến nhận thức thành kết quả cụ thể

Thông tin tại Tọa đàm, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị An (Chủ tịch Hội Nữ trí thức thành phố Hà Nội) cho biết: Việc đào tạo thế hệ trẻ luôn nhận được sự quan tâm của cả xã hội, kể cả những lúc khó khăn. Đặc biệt, từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, trên cơ sở đánh giá thực trạng nền giáo dục cho đến những năm 90 của thế kỷ 20, Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HNTW ngày 14/1/1993 xác định: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đã được Đại hội VII xem là quốc sách hàng đầu. Đó là một động lực thúc đẩy và là một điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước”. Điều này cũng đã được hiến định; khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đã được nâng lên vị trí mới, luôn được tập trung ngân sách để phát triển.

Chia sẻ giải pháp khuyến khích học sinh, sinh viên vượt khó học giỏi
Quang cảnh Tọa đàm.

Với Hà Nội - Thủ đô của cả nước, lãnh đạo Thành phố luôn xác định giáo dục là nhiệm vụ hàng đầu trong việc đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp xây dựng Thủ đô và đất nước. Chính vì vậy, trong suốt 70 năm qua, kể từ khi giải phóng, quy mô giáo dục Hà Nội đã phát triển mạnh mẽ với gần 3 nghìn trường học, hơn 70 nghìn lớp học với gần 140 nghìn giáo viên và khoảng 2,2 triệu học sinh các cấp. Đặc biệt, những năm gần đây, việc đầu tư cho giáo dục lại càng được Thành phố chú trọng. Trong Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy, Hà Nội đã dành hơn 2,5 nghìn tỷ đồng để xây dựng 5 trường liên cấp với diện tích từ 5ha trở lên với trang thiết bị hiện đại. Điều đó chứng tỏ cả hệ thống chính trị của Hà Nội đã vào cuộc chăm lo cho ngành Giáo dục, biến nhận thức thành kết quả cụ thể.

Tuy vậy, mặc dù kinh tế Thủ đô luôn tăng trưởng, năm sau tăng hơn năm trước, đời sống người dân đã được nâng lên đáng kể những vẫn chưa đồng đều giữa nội và ngoại thành, giữa vùng thành phố và núi cao, giữa vùng công nghiệp phát triển và vùng nông nghiệp đơn thuần.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị An, trong những năm gần đây, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều Nghị quyết mang tính đặc thù liên quan đến giáo dục để có các chính sách hỗ trợ phù hợp, kịp thời cho các học sinh, sinh viên sinh sống trên địa bàn Thủ đô. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thậm chí đặc biệt khó khăn do thiên tai, bệnh tật, bố (mẹ) mất sớm… nên việc học tập bị ảnh hưởng.

Chia sẻ giải pháp khuyến khích học sinh, sinh viên vượt khó học giỏi
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam Lê Mạnh Hùng phát biểu chỉ đạo tại Tọa đàm.

Bằng nhiều hoạt động đa dạng, thời gian qua, Hội Khuyến học thành phố Hà Nội đã hỗ trợ được nhiều học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vượt lên để học giỏi, duy trì được phong trào học tập trong cộng đồng dân Thủ đô. Tuy nhiên, về lâu dài vẫn cần sự chung tay của nhiều lực lượng với những giải pháp bền vững, giúp học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn yên tâm học tập tốt.

Cùng trao đổi để tìm ra giải pháp thiết thực, kịp thời

Tọa đàm đã thu hút nhiều ý kiến trao đổi của các nhà khoa học, chuyên gia, nhà giáo, đại diện chính quyền địa phương... với cùng mục tiêu tìm ra giải pháp thiết thực, kịp thời khuyến khích học sinh, sinh viên vượt khó học giỏi.

Phát biểu tại Tọa đàm, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm (Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng) đã chia sẻ một số giải pháp khuyến khích học sinh vượt khó từ kinh nghiệm giáo dục thực tế của Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng trong 35 năm qua. Đó là các giải pháp về xây dựng mô hình tự học tự rèn, giúp học sinh có văn hóa phát triển bản thân, tạo động lực để học sinh phát triển...

Chia sẻ giải pháp khuyến khích học sinh, sinh viên vượt khó học giỏi
Các đại biểu trình bày tham luận tại Tọa đàm.

Với đặc thù địa bàn còn nhiều khó khăn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì Nguyễn Đức Anh cho biết một trong những giải pháp hỗ trợ học sinh đang được triển khai hiệu quả là phối hợp với các doanh nghiệp, các mạnh thường quân để xây dựng quỹ học bổng dành riêng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo từng giai đoạn; đồng thời chú trọng việc xây dựng quỹ học bổng dài hạn cho học sinh, sinh viên nghèo.

Trong khi đó, đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội cho biết đã và đang tích cực triển khai chương trình “Đồng hành cùng con” nhằm góp phần củng cố kết quả phổ cập giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông và giảm tỷ lệ học sinh bỏ học. Ngoài ra, đơn vị còn tích cực hưởng ứng chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động nhằm hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi...

Đánh giá cao chủ đề của Tọa đàm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam Lê Mạnh Hùng cho biết, chủ đề của buổi Tọa đàm rất hay, rất hấp dẫn, vừa có ý nghĩa thời sự lại vừa mang tính nhân văn.

Chia sẻ giải pháp khuyến khích học sinh, sinh viên vượt khó học giỏi
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, để bình đẳng trong học tập, tạo cơ hội học tập cho mọi người thì chính sách là quan trọng. Ngoài chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về giáo dục và đào tạo, các lực lượng trong xã hội cần quan tâm, chăm lo cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật, trẻ em tự kỷ, trẻ em yếu thế... để làm sao có tính nhân văn trong công tác khuyến học, khuyến tài, qua đó nhân lên những giá trị nhân văn, lòng nhân ái của con người... Các lực lượng xã hội phải cùng tham gia, đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu để đạt tới mục tiêu không ai bỏ lại phía sau.

Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phương án thành lập đơn vị hành chính cấp xã của huyện Thanh Oai

Phương án thành lập đơn vị hành chính cấp xã của huyện Thanh Oai

Theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thanh Oai về triển khai lấy ý kiến nhân dân đối với Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, trên địa bàn huyện Thanh Oai sẽ thực hiện trong 3 ngày, từ 19 đến 21/4/2025 (chậm nhất ngày 21/4/2025 phải hoàn thành).
Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Sau khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính, dự kiến quận Tây Hồ sẽ có 2 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Tây Hồ, Phú Thượng.
Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới, trong đó có những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô Hà Nội phát triển trong giai đoạn mới. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

Ngày 18/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025, tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024; trao chứng nhận “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” giai đoạn 2023 - 2024.
Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận Hoàn Kiếm còn 3 phường, đó là phường Hoàn Kiếm, phường Cửa Nam và phường Hồng Hà.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Nhằm thiết thực chăm lo và nâng cao sức khỏe cho đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), nhân dịp Tháng Công nhân, sáng 19/4/2025, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đan Phượng, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho CNVCLĐ.

Tin khác

Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tính đến 17h ngày 18/4 - ngày cuối cùng của đợt thử đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 - cả nước có 956.905 thí sinh đã thử đăng ký dự thi trực tuyến.
Nghệ An phát động hưởng ứng Ngày sách và Văn hoá đọc

Nghệ An phát động hưởng ứng Ngày sách và Văn hoá đọc

Chiều ngày 18/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ phát động Ngày sách và Văn hoá đọc Việt Nam (21/4) và Cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc năm 2025.
Hà Nội: Công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 trường công lập tự chủ tài chính, tư thục

Hà Nội: Công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 trường công lập tự chủ tài chính, tư thục

Chiều 18/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025 - 2026 của các trường THPT công lập tự chủ tài chính và THPT tư thục.
Học sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký

Học sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký

Theo lịch tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025 - 2026 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, hôm nay (18/4), học sinh lớp 9 sẽ nộp Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026. Học sinh cần cân nhắc thật kỹ các nguyện vọng và rà soát toàn bộ nội dung trong Phiếu để bảo đảm các thông tin đăng ký chính xác, đúng quy định.
Hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Nghệ An tăng đột biến

Hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Nghệ An tăng đột biến

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An vừa có báo cáo về việc rà soát tình hình dạy thêm, học thêm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT.
Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa có Quyết định số 717/QĐ-SGDĐT về việc giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh năm học 2025 - 2026 các trường có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có Quyết định số 716/QĐ-SGDĐT về việc giao chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông cho các trường trung cấp trực thuộc trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2025 - 2026.
77 trường tư thục được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

77 trường tư thục được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

Năm học 2025 - 2026, 77 trường trung học phổ thông (THPT) tư thục ở Hà Nội được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.
Học sinh được thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến đến hết ngày 18/4

Học sinh được thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến đến hết ngày 18/4

Từ hôm nay (15/4) đến hết ngày 18/4, các thí sinh là học sinh đang học lớp 12 được thử đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi.
Hà Nội: 6 điểm tiếp nhận đăng ký thi tốt nghiệp THPT với thí sinh dự thi theo chương trình cũ

Hà Nội: 6 điểm tiếp nhận đăng ký thi tốt nghiệp THPT với thí sinh dự thi theo chương trình cũ

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã bố trí 6 điểm tiếp nhận phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 dành cho thí sinh đăng ký dự thi theo chương trình cũ (Chương trình giáo dục phổ thông 2006).
Xem thêm
Phiên bản di động