Chèo Thái Bình đến với Tết Hà Nội
![]() | Lắng đọng Tết Hà Nội |
![]() | Nhớ Tết xưa Hà Nội |
Bảo tàng Dân tộc học sẽ phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình tổ chức chương trình vui xuân Canh Tý ngay từ những ngày đầu xuân.
Đây là dịp du khách được hòa mình vào những sắc màu văn hóa đặc sắc của quê lúa Thái Bình, nổi bật trong đó là những làn điệu chèo mượt mà. Các nghệ nhân chèo làng Khuốc, xã Phong Châu, huyện Đông Hưng sẽ đưa du khách trở về không gian chiếu chèo xưa khi trình diễn những làn điệu cùng các trích đoạn chèo cổ.
![]() |
Các nghệ nhân chèo làng Khuốc (tỉnh Thái Bình) sẽ mang đến nhiều tiết mục đặc biệt. |
Không chỉ nghe hát chèo mà khán giả còn bị lôi cuốn vào những màn hỏi – đáp rất thú vị với nghệ nhân trình diễn. Trong những làn điệu chèo tha thiết, du khách còn được tham gia nhiều hoạt động văn hóa dân gian khác cũng đến từ Thái Bình.
Điển hình như, các diêm dân ở xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy sẽ trình diễn múa ông Đùng bà Đà gắn với sự tích bà Chúa Muối. Sau khi rước Đùng về đền, người dân ở Thụy Hải có tục phá Đùng, mọi người lấy những chiếc nan đan Đùng mang về nhà làm phúc và cầu mong may mắn cho năm mới.
Trải nghiệm làm pháo đất và thưởng thức tiếng nổ vang rộn ràng cũng là một hoạt động luôn đem đến cho du khách niềm phấn khích cũng như sự vui vẻ trong những ngày xuân...
![]() |
Các diêm dân xã Thụy Hải sẽ trình diễn múa ông Đùng bà Đà. |
Bên cạnh các hoạt động văn hóa Thái Bình, nhiều hoạt động văn hóa thường niên của Bảo tàng Dân tộc học như: Múa tứ linh, xin chữ đầu năm, in tranh Đông Hồ, đánh đu, kéo co, bắt chạch trong chum, ném pao, tung còn... cũng rộn ràng đón xuân.
Theo TS. Đặng Xuân Thanh – Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, hơn 40 nghệ nhân Thái Bình sẽ đến Hà Nội trình diễn, giới thiệu những nét đặc trưng văn hóa của vùng quê lúa. Bên cạnh các hoạt động của Thái Bình công chúng còn có cơ hội giao lưu với nghệ nhân đến từ các tỉnh Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh qua nhiều hoạt động gắn với dịp Tết.
“Thông qua chương trình chúng tôi mong muốn công chúng có cơ hội khám phá những nét văn hóa truyền thống của ngày Tết cũng như nét đặc trưng của các vùng miền bằng trải nghiệm thực tế. Đặc biệt, đây cũng là cơ hội để chủ thể văn hóa tự giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của tộc người mình”, TS. Đặng Xuân Thanh nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Thêm một doanh nghiệp kết nối du lịch Việt Nam - Nhật Bản

Tình cảm của người dân dành cho nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Đề xuất giao Sở GD&ĐT toàn quyền quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Học sinh cần rà soát kỹ thông tin trên Phiếu báo dự thi vào lớp 10

Biểu dương gia đình Thủ đô tiêu biểu “5 không, 3 sạch” giai đoạn 2021 - 2025

Hà Nội chỉ đạo nâng cao công tác tiếp dân

Biến chứng sau can thiệp thẩm mỹ: Cần lắm một hồi chuông cảnh tỉnh
Tin khác

Khai mạc Triển lãm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại EXPO Nhật Bản
Văn hóa 23/05/2025 18:26

Tháng Năm ở Làng Sen
Văn hóa 22/05/2025 11:28

Bảo tồn di sản thế giới tại Thủ đô: Lấy cộng đồng làm trung tâm
Văn hóa 21/05/2025 18:22

Gần 200 hình ảnh, tài liệu quý tại triển lãm “Tài liệu xuất xứ cá nhân”
Văn hóa 21/05/2025 18:13

Ký ức về chiếc mâm đồng cũ
Văn hóa 20/05/2025 21:57

Kéo dài thời hạn chiêm bái xá lợi Đức Phật tại Việt Nam sau 21/5
Văn hóa 20/05/2025 16:55

Nhà hát Tuổi trẻ công diễn vở kịch "Không gia đình" dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6
Văn hóa 19/05/2025 19:14

Tăng cường quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch trên nền tảng TikTok
Văn hóa 19/05/2025 18:07

Hà Nội bảo tồn làng nghề gắn liền với phát triển du lịch
Văn hóa 19/05/2025 17:21

Lưu giữ hồn dân tộc qua di sản văn hóa dân gian
Văn hóa 16/05/2025 15:21