-->

Chấn chỉnh an toàn vận tải đường sông

Sau vụ lật thuyền Dìn Ký ở Bình Dương (16 thiệt mạng), chìm tàu ở huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh (9 người thiệt mạng), vụ lật thuyền chở khách đi chùa trong dịp đầu xuân 2023 mới đây xảy ra trên sông Đồng Nai khiến 1 người phụ nữ tử vong tiếp tục gióng lên “hồi chuông” cảnh báo về tình trạng mất an toàn giao thông đường thủy nội địa (ĐTNĐ), nhất là tại các bến đò ngang sông ở một số tỉnh thành phía Nam.
Tăng cường đảm bảo trật tự giao thông đường thủy nội địa Bình Dương rẽ sóng cho du lịch đường thủy

Phóng viên Báo Lao động Thủ đô quay lại khu vực bến đò xảy ra tai nạn trên sông Đồng Nai vừa qua nhưng bến đò này đã dừng hoạt động. Theo một số người dân xung quanh, sau vụ tai nạn, một số bến đò ở thành phố (TP) Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và Đồng Nai đã tạm dừng hoạt động. Trước đây, những bến đò này thường rất đông khách, nhất là vào những ngày đầu năm khi nhu cầu thăm viếng chùa Phước Long tăng cao.

Chấn chỉnh an toàn vận tải đường sông
Nhiều người dân vẫn chủ quan không mặc áo phao khi đi đò. Ảnh: Minh Tuấn

Do sông Đồng Nai, nơi giáp ranh giữa TP.Thủ Đức và Đồng Nai hiện chỉ có cầu Đồng Nai và cầu Long Thành bắc qua nên nhiều người dân sống xung quanh vẫn lựa chọn đi đò để tiết kiệm thời gian. Nắm bắt được nhu cầu đó, những năm qua, nhiều bến đò tự phát đã được lập nên, chuyên chở hàng trăm lượt hành khách. Những bến bãi này sử dụng nhiều đò được cải hoán từ các phương tiện đánh bắt cá, công suất nhỏ, người điều khiển phương tiện chưa có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn theo quy định.

Theo tìm hiểu của phóng viên, mỗi lượt đi đò qua sông, hành khách chỉ phải trả từ 25.000 đồng/người/xe máy. Mỗi ngày, những bến đò này hoạt động từ liên tục từ 5h - 17h30, trung bình 50 -70 chuyến. Khi đi trên những chuyến đò này, hành khách không được khuyến cáo phải mang áo phao để đảm bảo an toàn, dù những chiếc áo phao cũ kỹ vẫn được treo ở khu vực buồng lái.

Anh Phạm Hữu Danh (46 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức) cho biết, do đặc thù công việc phải di chuyển qua lại giữa qua lại giữa TP Thủ Đức và Đồng Nai nên dù biết chưa an toàn nhưng bản thân vẫn thường xuyên lựa chọn bến đò để tiết kiệm thời gian, nhanh hơn so với việc đi đường bộ theo tuyến xa lộ Hà Nội hoặc phà Cát Lái. Tương tự, bà Nguyễn Thị Hồng (56 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức) cho hay, vì thời gian đi đò chỉ mất khoảng 10 - 15 phút nên việc mang áo phao là không cần thiết. "Tôi đi đò nhiều năm rồi nhưng rất ít khi mang áo phao, vì đi qua bờ bên kia chỉ một lúc nên mang áo phao mất thời gian, trong khi áo phao không được vệ sinh thường xuyên nên mang lên người sẽ dính bụi bẩn", bà Hồng cho biết.

Dù được trang bị đầy đủ áo phao, phao cứu sinh nhưng nhiều người dân TP.HCM khi đi đò vẫn chủ quan, thờ ơ với việc mang áo phao, trong đó có nhiều bến đò nhỏ ở quận 8. Đơn cử tại bến đò Rạch Cát chở khách từ đường Lưu Hữu Phước băng qua kênh Đôi để đến đường Phạm Thế Hiển, người dân phải đi vào một con hẻm nhỏ, từ con hẻm đó, người dân phải đi xe xuống đò bằng một con dốc khá cao, đặc biệt khi nước thấp, con dốc càng cao và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn. Mỗi lần xe máy lên được đò là con đò lại chòng chành tưởng chừng như muốn lật úp.

Cách đó không xa là bến đò Hội Đồng. Tại đây người dân và thuyền viên thường xuyên không mang áo phao khi đi đò. Mỗi khi đò lắc sóng hoặc cần bẻ lái, những người đứng trên dò lại gồng người theo hướng ngược lại để giữ thăng bằng. Chị Nguyễn Thị Hải Minh (29 tuổi, ngụ quận 8) cho hay, mỗi lần di chuyển bằng đò qua kênh Đôi khá tiện lợi và tiết kiệm thời gian, cộng với việc chi phí chỉ mất 3.000 đồng nên chị vẫn ưu tiên lựa chọn di chuyển bằng những chuyến đò nhỏ. Dù vậy, chị vẫn cảm thấy lo lắng khi đi đò, nhất là vào lúc nước thấp, dốc cao và khá trơn trượt.

TP.HCM và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An… có hệ thống sông ngòi chằng chịt, thường xuyên đối mặt với triều cường, thời tiết xấu do mưa, bão. Trong khi đó người dân vẫn còn thói quen đi lại bằng thuyền đò nhưng nhiều bến bãi chưa được cấp phép. Theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM, tính đến nay trên địa bàn Thành phố có 59 bến thủy nội địa đang hoạt động chưa được công bố, cấp phép hoạt động và các bến thủy nội địa không đủ điều kiện xem xét công bố lại, gia hạn hoạt động. Địa bàn có nhiều bến không phép nhất là huyện Bình Chánh (27 bến), TP.Thủ Đức (11 bến), quận 8 (7 bến)…

Trước thực trạng đó, Sở GTVT TP.HCM đã đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) TP.Thủ Đức và các quận, huyện chủ trì, phối hợp với đơn vị thuộc Công an TP.HCM, Sở GTVT kiểm tra, xử lý triệt để tình trạng bến thủy nội địa chưa được công bố, cấp phép hoạt động, các trường hợp vi phạm lấn chiếm sông, kênh, rạch trên địa bàn quản lý, các hành vi neo đậu phương tiện để xếp dỡ, chuyển tải hàng hóa hoặc đón, trả hành khách sai quy định… Đồng thời, xử lý nghiêm hành vi vi phạm đối với phương tiện chở quá tải trọng cho phép; tăng cường kiểm tra giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn. Đối với việc quản lý hoạt động bến bãi, Sở GTVT TP.HCM đề nghị các địa phương yêu cầu chủ các bến ký cam kết chấp hành trong kinh doanh hoạt động vận tải hành khách ngang sông, cam kết không chở quá sức chở cho phép, thuyền viên có đầy đủ giấy tờ chứng nhận chuyên môn.

Tương tự, tại Bình Dương, lực lượng chức năng cũng đã và đang quyết liệt xử lý các trường hợp vi phạm để đảm bảo an toàn giao thông ĐTNĐ. Đáng chú ý, giữa tháng 8/2022 Thanh tra Sở GTVT tỉnh Bình Dương đã lập biên bản xử lý một công ty du lịch tự ý lập bến thủy không phép trên sông Sài Gòn để kinh doanh. Tính riêng trong năm 2022 lực lượng chức năng tỉnh Bình Dương đã thực hiện hơn 200 ca tuần tra kiểm soát và phòng chống tội phạm trên sông Đồng Nai, sông Sài Gòn; qua đó phát hiện, lập biên bản hơn 38 trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông ĐTNĐ. Lực lượng chức năng cũng đã yêu cầu chủ 24 bến ký cam kết đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy.

Xuân Tình – Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

Mỗi giọt máu tình nguyện cho đi không chỉ đơn thuần là cứu người mà còn là trách nhiệm, tấm lòng yêu thương, sẻ chia của đoàn viên, người lao động quận Ba Đình; qua đó tiếp thêm động lực, niềm tin vào cuộc sống cho các bệnh nhân đang điều trị bệnh.
Vì sao Kim Ngân 1 xứng danh khu phố “hội hè” tại đô thị Sun Group Hà Nam?

Vì sao Kim Ngân 1 xứng danh khu phố “hội hè” tại đô thị Sun Group Hà Nam?

Những đại lộ thênh thang rực sáng ánh đèn, ngập tràn sắc màu biển hiệu, dòng người tấp nập, quán cà phê không vơi bóng khách… từ lâu đã là “điểm nhận diện” của các đô thị hoa lệ trên thế giới. Sắp tới, không khí sôi động, phồn hoa ấy sẽ hiện diện tại khu phố Kim Ngân 1, đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam.
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Hòa chung trong không khí cả nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiều công trình, dự án lớn về hạ tầng, đô thị đã được khởi công, khánh thành trong ngày 19/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tin khác

Chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài

Chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài

Tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài do Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm làm chủ đầu tư, chính thức khởi công từ tháng 2/2023. Tuyến đường có tổng chiều dài 2,67km, tổng mức đầu tư khoảng 705 tỉ đồng. Dự án được kỳ vọng là trục giao thông huyết mạch kết nối quận Nam Từ Liêm với Hà Đông và nhiều khu đô thị phía Tây Thủ đô.
Xử lý mạnh tay vi phạm giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Xử lý mạnh tay vi phạm giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Ngày 19/4, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an cho biết, nhằm triển khai thực hiện nghiêm túc các phương án, kế hoạch, biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) phục vụ lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lực lượng CSGT sẽ tập trung kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về TTATGT.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/4: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/4: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo ngày 19/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Cháy lớn ở Tòa nhà Việt Tower số 1 Thái Hà

Cháy lớn ở Tòa nhà Việt Tower số 1 Thái Hà

Chiều 18/4, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại Tòa nhà Việt Tower (số 1 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội), khiến hàng trăm người đang sống và làm việc trong Tòa nhà hốt hoảng bỏ chạy ra ngoài.
Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Sáng 18/4, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
“Bát nháo” xe khách: Kỳ 5: “Xe dù bến cóc” bủa vây Bến xe Mỹ Đình

“Bát nháo” xe khách: Kỳ 5: “Xe dù bến cóc” bủa vây Bến xe Mỹ Đình

Tình trạng xe khách hoạt động lộn xộn quanh khu vực Bến xe Mỹ Đình, đặc biệt trên tuyến đường Phạm Hùng lên tới khu vực cổng Đại học Ngoại ngữ, đã gây ra nhiều vấn đề về trật tự và an toàn giao thông. Mặc dù đã có những quy định pháp luật rất cụ thể về vấn đề dừng đỗ, đón trả khách, nhưng tình trạng này cứ lặp đi lặp lại không có hồi kết.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/4: Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/4: Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 18/4, thời tiết Hà Nội dự báo chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi, ngày nắng nóng.
Khai thác chuyến bay đầu tiên tại nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất

Khai thác chuyến bay đầu tiên tại nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất

Ngày 17/4, Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất thử nghiệm chuyến bay thực tế và khai thác chuyến bay đầu tiên tại nhà ga hành khách T3, được thực hiện bởi Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines với hành trình Thành phố Hồ Chí Minh - Vân Đồn (chở 105 hành khách) và ngược lại (SGN-VDO-SGN).
Chạy nước rút hồi sinh dòng sông Tô Lịch mộng mơ

Chạy nước rút hồi sinh dòng sông Tô Lịch mộng mơ

Sau 2 tháng tích cực đồng bộ nhiều giải pháp, hành trình “hồi sinh” dòng sông Tô Lịch đang bước vào giai đoạn mới với nhiều kỳ vọng. Từ việc nạo vét dòng sông, xây dựng phương án xử lý triệt để nguồn thải đến bổ cập nước sông Hồng, bổ cập nguồn nước thải sinh hoạt của các hộ dân quận Tây Hồ, xây đập dâng giữ nước và chỉnh trang cảnh quan... Hà Nội đang triển khai một chiến lược toàn diện, quyết tâm trả lại vẻ đẹp vốn có cho dòng sông.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/4: Nắng nóng quay trở lại

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/4: Nắng nóng quay trở lại

Dự báo ngày 17/4, khu vực Hà Nội có mây, đêm không mưa, ngày nắng, có nơi nắng nóng. Nhiệt độ từ 20 đến 35 độ C.
Xem thêm
Phiên bản di động