Chậm trễ giảm giá cước vận tải, do chế tài chưa “thấm”
Thành lập đoàn kiểm tra công tác quản lý giá cước vận tải | |
Vẫn mập mờ giá cước vận tải |
Sự chậm chễ giảm giá cước khi giá xăng dầu đã giảm sâu được ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội lý giải, ngành vận tải là ngành công nghiệp dịch vụ phải đầu tư vốn lớn nên phải có kế hoạch và chiến lược phát triển lâu dài. Doanh thu quyết định thành bại của doanh nghiệp, nếu doanh thu mất ổn định thì doanh nghiệp không thể ổn định được. Cước xăng dầu thay đổi 15 ngày 1 lần, người bán xăng điều chỉnh được nhưng doanh nghiệp vận tải rất khó điều chỉnh.
Xăng dầu chiếm tới 50 - 70% giá thành của cước taxi |
Theo ông Liên, giá cước taxi khoảng 11.000 đồng/km có thể cao nhưng riêng giá cước tuyến cố định chưa phải là cao bởi phải chịu rất nhiều loại phí. Trong khi đó, hiện nay kinh doanh vận chuyển hành khách tuyến cố định cung vượt cầu, xe nhiều khách ít, phải cạnh tranh khốc liệt, sản lượng hành khách giảm từ 5 - 10%. Những ngày giữa tuần, lượng khách không đủ 50% số ghế nên không có lợi nhuận để tích lũy phát triển. "Trong 2 lần xăng tăng giá, doanh nghiệp vận tải có được tăng giá vé đâu”, ông Liên nhấn mạnh.
Trước sự “biện minh” của đại diện Hiệp hội vận tải Hà Nội, có ý kiến tỏ ra cảm thông nhưng nhiều ý kiến lại tỏ ra không đồng tình. Anh Nguyễn Thành Công, tổ 38, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, không giấu nổi bức xúc bởi lẽ, giá xăng tăng thì giá cước lập tức tăng, nhưng giá xăng giảm thì giá cước không chịu giảm với nhiều lý do khó có thể chấp nhận, nếu có giảm thì tỉ lệ rất nhỏ, không tương xứng với tỉ lệ giảm giá xăng dầu. “Đã có những quy định điều chỉnh trách nhiệm của các hãng taxi phải xác định lại giá cả cho phù hợp với biến động của yếu tố hình thành giá (ở đây là giá xăng dầu). Luật Giá năm 2012, đặc biệt là Nghị định 109/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về giá đã quy định hình thức và mức phạt đối với hành vi vi phạm, nhưng dường như chưa “thấm” đối với các doanh nghiệp vận tải, bởi những quy định này còn rất chung chung, thiếu cụ thể, chi tiết, nhất là về thời hạn phải điều chỉnh giá làm căn cứ để xử phạt”, anh Công nhấn mạnh.
Nhận định về giá taxi hiện nay, ông Nguyễn Tiến Thoả, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký, Hội thẩm định giá Việt Nam, cho rằng, giá cước taxi ở Việt Nam hiện nay đang cao hơn đáng kể so với các nước trong khu vực. Cụ thể, so với thành phố đắt đỏ nhất thế giới như Singapore, cước taxi tại Hà Nội đang cao hơn 26,4-60% và ở TPHCM cao hơn 66,7-78,2%.
Thực tế cho thấy, xăng dầu chiếm tới 50 - 70% giá thành của cước taxi, do vậy việc giảm giá xăng dầu sẽ có tác động rất lớn đến giảm giá cước taxi. Vì thế, không có lý do gì khi giá xăng dầu giảm sâu mà giá cước taxi lại lấy lý do thoái thác. Theo Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam Nguyễn Văn Thanh, giá xăng dầu giảm 10%, các DN vận tải phải giảm cước. “ Tôi cho rằng, các DN đã tăng cước ở những lần xăng dầu tăng giá trước đó phải giảm cước trong lần này, đảm bảo công bằng cho người tiêu dùng. Còn những DN vẫn giữ nguyên giá cước từ đầu năm đến nay có thể cân đối phù hợp với tình hình kinh doanh của mình để quyết định việc giảm giá hay không”, ông Thanh nói.
Từ đầu năm 2015 đến nay, giá xăng Ron 92 được điều chỉnh tăng 4 lần với tổng mức tăng là 5.040 đồng/lít và điều chỉnh giảm 7 lần với tổng mức giảm 5.590 đồng/lít; dầu điêzen 0,05S điều chỉnh tăng 2 lần với tổng mức tăng 1.210 đồng/lít và điều chỉnh giảm 9 lần với tổng mức giảm 4.890 đồng/lít. Trong đó, kể từ tháng 7/2015 đến nay, giá xăng, dầu có xu hướng giảm khá rõ rệt (từ 04/7 đến nay, giá xăng, dầu được điều chỉnh giảm 5 đợt, xăng giảm 3.380 đ/lít, dầu điêzen 0,05S giảm 2.760 đ/lít). Như vậy, so với thời điểm đầu năm 2015 thì giá xăng Ron 92 giảm 550 đ/lít, điêzen 0,05S giảm 3.680 đ/lít.
Theo thông tin từ Sở GTVT Hà Nội, sau khi ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn thành phố khẩn trương tính toán giá thành, thực hiện việc điều chỉnh, kê khai giá cước phù hợp với biến động giảm của chi phí nhiên liệu theo đúng hướng dẫn của liên bộ Tài chính - GTVT, đến nay đã có 196 đơn vị vận tải thuộc diện phải kê khai giá cước vận tải đã ký bản cam kết thực hiện kê khai giá cước theo đúng quy định. “Sở GTVT Hà Nội sẽ phối hợp, chỉ đạo các đơn vị liên quan, tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị hoàn thành thủ tục nhanh nhất ngay sau khi các doanh nghiệp kê khai, nộp phương án giảm cước. Riêng việc dán tem đồng hồ taxi, Sở GTVT đã có ý kiến để đơn giản hóa thủ tục”, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội, cho biết. |
Thương Huế
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
Tin khác
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Giao thông 23/01/2025 20:03
Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động
Giao thông 23/01/2025 17:08
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng
Giao thông 23/01/2025 12:26
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành
Giao thông 22/01/2025 16:25
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm
Giao thông 22/01/2025 16:20
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long
Giao thông 22/01/2025 14:14
Kiểm tra công tác vận tải hành khách, hàng hóa dịp Tết
Giao thông 22/01/2025 14:06
Những hiệu quả tích cực sau hơn 20 ngày triển khai Nghị định 168/2024
Giao thông 22/01/2025 14:03