Cảnh giác chiêu trò giả danh Cảnh sát giao thông gửi thông báo phạt nguội
Theo thông tin từ Công an thành phố Hà Nội, mới đây, anh L.H.P (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) bất ngờ nhận được tin nhắn từ một người tự xưng là cán bộ Đội Cảnh sát giao thông thuộc Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội). Nội dung tin nhắn thông báo về việc lực lượng chức năng ghi nhận anh P điều khiển xe gắn máy có hành vi lạng lách, đánh võng; nêu rõ số tiền xử phạt là từ 6 - 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng.
![]() |
Ảnh minh họa (Nguồn: Cục An toàn thông tin) |
Để tăng lòng tin, đối tượng còn trích dẫn các điều, khoản trong Nghị định 100/2019 để làm căn cứ, đồng thời đề nghị chủ xe cầm theo giấy tờ xe, đăng ký xe, căn cước công dân lên Đội Cảnh sát giao thông để xử phạt theo quy định của pháp luật. Đáng chú ý, nội dung cuối cùng của tin nhắn còn có lời răn đe, dọa nạt người dân để tạo tâm lý lo sợ. Nghi ngờ, anh P đến trực tiếp cơ quan Công an để xác minh và tránh được việc sập bẫy lừa đảo.
Thủ đoạn chung của các đối tượng này là tự xưng Cảnh sát giao thông, thông báo hành vi vi phạm giao thông, tuy nhiên, do đã quá thời hạn xử lý, đề nghị người vi phạm cung cấp số biên bản. Nếu người vi phạm chưa nhận được biên bản, các đối tượng giả danh yêu cầu người vi phạm cung cấp một loạt thông tin như: Tên, tuổi, địa chỉ, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, số hộ chiếu, số tài khoản ngân hàng… để lực lượng chức năng cung cấp số biên bản, hành vi vi phạm, hình thức xử lý, số tiền xử phạt; sau đó, đối tượng yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản của đối tượng. Những người có tâm lý nhẹ dạ, không cảnh giác sẽ trở thành nạn nhân của chiêu trò lừa đảo trên.
Trước thông tin trên, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân nên tỉnh táo khi nhận các cuộc gọi và tin nhắn từ những đối tượng không rõ danh tính. Người dân cần chủ động tìm hiểu và kiểm tra, xác minh danh tính đối tượng bằng cách liên hệ qua các trang thông tin chính thống. Các trường hợp bị phạt nguội, Cảnh sát giao thông đều gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện hoặc người liên quan đến trụ sở cơ quan công an (nơi xảy ra vi phạm) để làm việc chứ không gọi điện, nhắn tin qua điện thoại thông báo vi phạm.
Để không trở thành nạn nhân của chiêu trò lừa đảo, người dân cần tuyệt đối không làm theo hướng dẫn, không thực hiện giao dịch chuyển tiền cho các đối tượng lạ; không cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm dưới bất kỳ hình thức nào; không truy cập vào các đường dẫn lạ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng trong mùa cây thay lá

Đổi mới tài chính và chiến lược huy động vốn cho tăng trưởng xanh toàn cầu

Xây dựng môi trường làm việc xanh, sạch, đẹp

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả, thuốc giả

Thuốc giả hậu quả thật

Đăng tải clip đánh bạc để câu "like" cô gái trẻ bị xử phạt hành chính

Công đoàn Dầu khí Việt Nam phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2025
Tin khác

Đăng tải clip đánh bạc để câu "like" cô gái trẻ bị xử phạt hành chính
Tin nóng 17/04/2025 20:10

Người phụ nữ "dâng" hàng trăm triệu đồng cho Văn phòng luật sư rởm
Tin nóng 17/04/2025 19:48

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?
Điều tra - bạn đọc 17/04/2025 13:18

Tài xế xe tải mang theo "đồ nghề" sử dụng ma túy đá
Tin nóng 17/04/2025 12:47

Bắt khẩn cấp Hải "lé" và 9 đối tượng trong đường dây tín dụng đen
Tin nóng 17/04/2025 09:42

Tài xế đã uống bia trong bữa tối nhưng vẫn chở khách về Hà Tĩnh
Tin nóng 17/04/2025 09:36

Công an Bình Dương triệt xoá chuyên án, thu giữ gần 25kg ma túy
Tin nóng 17/04/2025 09:00

Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả
Tin nóng 16/04/2025 22:47

Đối tượng làm sản phẩm giả tự tin đăng ký sở hữu trí tuệ tại cơ quan quản lý
Tư vấn luật 16/04/2025 20:44

Kiểm lâm Nghệ An chấn chỉnh hoạt động tại các vườn thú
Tin nóng 16/04/2025 17:46