Càng màu mỡ, cạnh tranh càng quyết liệt
Rau quả, mỳ gói chứa acid oxalic |
Gây sự chú ý của dư luận nhiều nhất có lẽ là “cuộc chiến” giữa mì Hảo Hảo và mì Hảo Hạng, nhất là ngày 4/5 vừa qua, VinaAcecook (chủ nhãn hàng mì Hảo Hảo) đã chính thức gửi đơn khởi kiện Asia Foods (chủ nhãn hàng mì Hảo Hạng) vì xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “Hảo Hảo, mì tôm chua cay” & hình sản phẩm.
Được biết, sản phẩm mì Hảo Hảo được Vina Acecook cho ra mắt trên thị trường Việt Nam vào năm 2000. Khi đó, nhãn hiệu này cũng đã được bảo hộ theo giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 62360. Cuối năm 2014, trên thị trường xuất hiện loại mì ăn liền với trọng lượng, bao bì, tên gần giống với Hảo Hảo, nhưng giá rẻ hơn. Đây là mì ăn liền “Hảo Hạng” của Công ty Cổ phần thực phẩm Á Châu (Asia Foods). Để bảo vệ nhãn hiệu chiếm 60% doanh số của Vina Acecook mỗi năm, công ty này đã có công văn khuyến cáo hành vi sản xuất kinh doanh hàng hóa vi phạm nhãn hiệu gửi đến Asia Foods. Mặc dù Asia Foods khẳng định không vi phạm bản quyền nhưng ngày 4/2/2015, sản phẩm mì Hảo Hạng của công ty này đã ngưng sản xuất. Tưởng rằng cuộc chiến sẽ kết thúc tại đây nhưng có lẽ khó chấp nhận được những thiệt hại về việc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về thương hiệu do Asia Foods gây ra nên ngày 4/5/2015, Acecook Việt Nam đã gửi đơn lên TAND tỉnh Bình Dương khởi kiện.
Sản phẩm mì ăn liền luôn được người tiêu dùng Việt quan tâm |
Còn nhớ, cách đây 4 năm cũng đã diễn ra "đại chiến mì tôm" trên bàn cân pháp lý giữa Masan và Acecook, khi Acecook cho rằng mẫu quảng cáo mì Tiến Vua bò cải chua của Masan có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh, còn sau đó Masan lại khiếu nại ngược lại Acecook về hành vi “gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác”, khiến người tiêu dùng không biết đường nào mà lần.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, hiện nay, khi cuộc sống ngày được nâng cao, khẩu vị ẩm thực của người tiêu dùng cũng đa dạng. Vì thế, sản phẩm phải đáp ứng yêu cầu về khẩu vị, về chất lượng thì mới được chấp nhận. Thương hiệu nào chậm đổi mới về kiểu dáng, chất lượng là sẽ bị loại bỏ. “Khi cuộc chiến giành thị phần không chỉ diễn ra ở những thương hiệu nội mà còn có sự tham gia ở những thương hiệu mì ăn liền ngoại nhập đến từ Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc,… buộc các hãng sản xuất trong nước phải thay đổi ngay cả chiến lược truyền thông của mình”, ông Hùng nhấn mạnh.
Theo tìm hiểu, hiện nay, Masan Consumer là doanh nghiệp Việt chiếm thị phần mì ăn liền cao nhất với tỷ lệ 16,5%. Asia Food chiếm thị phần 12,1%. Vina Acecook, công ty có vốn đầu tư từ Nhật Bản đang dẫn đầu thị trường với thị phần 51,5% và đang sở hữu hơn 20 nhãn hiệu mì... Như vậy chỉ còn 20% thị phần dành cho các thương hiệu nhỏ hơn như Miliket - Cosula, Vifon... |
Điều này là hoàn toàn có lý, bởi ngay đầu năm 2015, khi "ông lớn" Hảo Hảo gặp vấn đề khan hàng, các thương hiệu Asia Foods, Massan, Micoem... đều tranh nhau đăng ký quảng cáo vào các giờ vàng trên truyền hình. Thời điểm này, khán giả dễ dàng thấy một loạt chương trình quảng cáo line trên sóng truyền hình quốc gia. Để giành được phần thắng trong chiến dịch truyền thông qua quảng cáo, các hãng đã không ngại bỏ ra khoản đầu tư lớn. Điều đáng nói, ở các chương trình truyền thông, quảng cáo, các hãng mì ăn liền luôn đưa ra thông điệp thật “ ấn tượng” để thu hút sự quan tâm của khán giả- người tiêu dùng.
Ví như Vina Acecook nhấn mạnh đến yếu tố chất lượng được bảo chứng bởi công nghệ Nhật Bản thì Vifon lại tạo dựng sức mạnh từ một thương hiệu lâu đời nhất Việt Nam, và đã chứng thực được niềm tin thông qua mạng lưới xuất khẩu rộng khắp và cả ở những thị trường khó tính, có yêu cầu cao. Trong khi đó, Masan tung ra dòng sản phẩm Omachi với thông điệp thiết thực “không sợ nóng” đã đánh trúng vào tâm lý người tiêu dùng.
Có lẽ, đã qua rồi cái thời không cần quảng cáo, mì ăn liền vẫn không có để bán; đã qua rồi thời mì ăn liền có thế nào dùng nấy,… Cuộc chiến giành thị phần của các hãng mì ăn liền sẽ vẫn còn tiếp diễn, nhất là khi Việt Nam được xếp thứ 4 về mức tiêu thụ sản phẩm này, chỉ sau Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản.
Thương Huế
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt
Thông tin doanh nghiệp 23/01/2025 15:06
SHB dành hơn 13 tỷ đồng quà tặng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Thông tin doanh nghiệp 22/01/2025 20:02
BCG mua lại gần 400 tỷ đồng trái phiếu trước hạn
Thông tin doanh nghiệp 22/01/2025 14:16
Khúc Xuân yêu thương của Tập đoàn Mường Thanh
Thông tin doanh nghiệp 22/01/2025 12:25
Home Credit: Kiên định trong các hoạt động phát triển bền vững
Thông tin doanh nghiệp 22/01/2025 06:27
EVNHANOI khuyến cáo khách hàng cảnh giác với chiêu giả mạo nhân viên điện lực để lừa đảo
Thông tin doanh nghiệp 22/01/2025 06:25
Techcombank sẵn sàng dẫn dắt ngành Ngân hàng trong kỷ nguyên vươn mình
Thông tin doanh nghiệp 21/01/2025 17:59
Techcombank công bố cách “săn vé” concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai vào tháng 3/2025
Thông tin doanh nghiệp 20/01/2025 20:07
Chính thức khai trương Trung tâm thương mại GO! Ninh Thuận
Thông tin doanh nghiệp 16/01/2025 15:17
Techcombank được vinh danh "Đơn vị vững mạnh" tại Wechoice Awards 2024
Thông tin doanh nghiệp 14/01/2025 17:15