--> -->

Cần xem xét lại quy định cấm người trong gia đình tham gia đấu giá cùng một tài sản

Đại biểu Quốc hội cho rằng, hiện nay, dự thảo Luật Đấu giá tài sản chưa làm rõ khái niệm cha, mẹ, anh, em… không được quyền tham gia đấu giá. Quá trình áp dụng có nhiều vướng mắc, nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn đến phát sinh khiếu nại, tố cáo về người tham gia đấu giá.
Chính phủ báo cáo thời điểm cải cách tiền lương và sáp nhập huyện, xã Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình dự luật về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ Quốc hội: Đặt trước tối thiểu 10% khi đấu giá quyền sử dụng đất

Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều 21/5, các đại biểu đã thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Cần làm rõ khái niệm cha, mẹ, anh, chị, em... trong Dự thảo Luật Đấu giá tài sản
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Nhiều đại biểu bày tỏ quan tâm tới việc dự thảo luật bổ sung những người sau đây không được đăng ký tham gia đấu giá, gồm: “Cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột; công ty mẹ, công ty con, các doanh nghiệp mà cá nhân, tổ chức hoặc nhóm cá nhân, tổ chức có khả năng chi phối hoạt động thông qua sở hữu, thâu tóm cổ phần, phần vốn góp hoặc thông qua việc ra quyết định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp khi đăng ký tham gia đấu giá trong cùng một tài sản”.

Đại biểu Trần Văn Tuấn (Đoàn tỉnh Bắc Giang) cho rằng, việc quy định thêm các đối tượng “công ty mẹ, công ty con, các doanh nghiệp mà cá nhân, tổ chức hoặc nhóm cá nhân, tổ chức có khả năng chi phối hoạt động thông qua sở hữu, thâu tóm cổ phần, phần vốn góp hoặc thông qua việc ra quyết định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp khi đăng ký tham gia đấu giá trong cùng một tài sản” là phù hợp với quy định của Khoản 2 Điều 195 Luật doanh nghiệp 2020; Điều 12, Nghị Định 47/2021/NĐ- CP quy định chi tiết một số điều Luật doanh nghiệp 2020; Điều 17a, Nghị định 10/2023/ NĐ- CP hướng dẫn thi hành luật đất đai năm 2013. Qua đó, sẽ giúp tránh được tình trạng thông đồng dìm giá, “quân xanh, quân đỏ”, tiêu cực trong hoạt động đấu giá tài sản.

Cần làm rõ khái niệm cha, mẹ, anh, chị, em... trong Dự thảo Luật Đấu giá tài sản
Đại biểu Trần Văn Tuấn (Đoàn tỉnh Bắc Giang) phát biểu ý kiến

Tuy nhiên, đại biểu Tuấn đề nghị không nên bổ sung nhóm đối tượng không được đăng ký tham gia đấu giá là “Cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột", vì quy định này không phù hợp cả về mặt pháp lý và thực tế.

Theo đại biểu Trần Văn Tuấn, nếu quy định không cho cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột đăng ký tham gia đấu giá trong cùng một tài sản là hạn chế quyền sở hữu tài sản của công dân, không phù hợp với Hiến pháp và các quy định pháp luật liên quan, không phù hợp đối với trường hợp Nhà nước đấu giá quyền sử dụng đất ở để giao đất cho cá nhân, tổ chức có thu tiền sử dụng đất.

Về mặt thực tế, nếu cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột đều có quyền đăng ký tham gia đấu giá nhiều lô đất khác nhau cùng với nhiều khách hàng khác không có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân cũng không ảnh hưởng đến tính khách quan của cuộc đấu giá và không phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thông đồng, dìm giá.

Cần làm rõ khái niệm cha, mẹ, anh, chị, em... trong Dự thảo Luật Đấu giá tài sản
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Cũng theo đại biểu Tuấn, quy định không cho cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột cùng đăng ký tham gia một cuộc đấu giá, trả giá cùng một lô đất còn phát sinh thủ tục hành chính hết sức phức tạp cho tổ chức đấu giá trong quá trình thực hiện thủ tục cho khách hàng đăng ký tham gia đấu giá.

“Nếu quy định cấm như Dự thảo nêu trên nhưng không kiểm soát được, sẽ dẫn đến sai sót mà sau khi đấu giá xong mới phát hiện người tham gia đấu giá có quan hệ hôn nhân, huyết thống... phải hủy kết quả trúng đấu giá để đấu giá lại. Điều này cũng sẽ tạo ra một hệ lụy rất lớn, gây tốn kém, lãng phí do việc phải tổ chức đấu giá lại, đó là chưa kể đến việc Tổ chức đấu giá tài sản phải đối diện với việc có tranh chấp khiếu kiện phức tạp”, đại biểu tỉnh Bắc Giang bày tỏ lo ngại.

Cần làm rõ khái niệm cha, mẹ, anh, chị, em... trong Dự thảo Luật Đấu giá tài sản
Đại biểu Lã Thanh Tân (Đoàn thành phố Hải Phòng) phát biểu ý kiến

Đồng quan điểm, đại biểu Lã Thanh Tân (Đoàn thành phố Hải Phòng) cũng cho biết, khi tổ chức cuộc đấu giá, tổ chức đấu giá chuyên nghiệp không thể biết hết quan hệ trong gia đình trong số những người tham gia đấu giá là cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột… và không có điều kiện để xác minh các thông tin trên.

Mặt khác, việc sở hữu tài sản chung của vợ chồng đã được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình, cha mẹ với con, anh, chị, em ruột đều có năng lực hành vi dân sự riêng, độc lập với nhau về tài sản. Đại biểu Lã Thanh Tân đề nghị cân nhắc việc đưa nội dung này vào dự thảo luật; nếu đưa nội dung này vào dự thảo Luật Đấu giá tài sản cần có cơ chế để thực hiện, đảm bảo tính khả thi trong thực tế, cũng như đảm bảo quyền của cá nhân khi tham gia đấu giá. Đồng thời đề nghị làm rõ thế nào là “có khả năng chi phối hoạt động” vì quy định này mang tính định tính, rất khó xác định trong thực tế…

Trong khi đó, đại biểu Hoàng Đức Thắng (Đoàn tỉnh Quảng Trị) phân tích: Việc quy định không cho phép người thân trong gia đình cùng tham gia đấu giá nhằm tạo ra tính chặt chẽ, tránh trường hợp “quân xanh, quân đỏ”. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu đưa ra quy định như vậy sẽ hạn chế quyền công dân; đồng thời gây phức tạp khi thực hiện.

“Do đó, tôi ủng hộ việc cân nhắc lại quy định này. Nếu chưa đủ điều kiện thực tế thì không nên đưa vào Dự thảo Luật Đấu giá lần này”, đại biểu nhấn mạnh.

Cần làm rõ khái niệm cha, mẹ, anh, chị, em... trong Dự thảo Luật Đấu giá tài sản
Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Đoàn tỉnh Quảng Bình) phát biểu ý kiến

Quan tâm đến quy định nêu trên, đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Đoàn tỉnh Quảng Bình) cho rằng, hiện nay, dự thảo Luật chưa làm rõ khái niệm cha, mẹ, anh em… không được quyền tham gia đấu giá. Với quy định này, quá trình áp dụng có nhiều vướng mắc, nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn đến phát sinh khiếu nại, tố cáo về người tham gia đấu giá.

“Để tháo gỡ các vướng mắc và thống nhất trong áp dụng, đề nghị ở các điều dự thảo Luật này cần phải quy định rõ: Cha, mẹ là cha mẹ đẻ hay bao gồm cả cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; Con là con ruột hay con nuôi, con dâu, con rể; Anh, chị, em là cùng cha mẹ hay bao gồm anh, chị, em cùng cha khác mẹ; anh, chị, em cùng mẹ khác cha”, đại biểu Nguyễn Minh Tâm bày tỏ.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh ghi nhận các ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội và cho biết, trên cơ sở đó cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra tiếp thu, giải trình, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn thiện báo cáo và dự thảo Luật để bảo đảm chất lượng cao nhất để trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp này.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khẳng định vai trò trung tâm trong khối đại đoàn kết toàn dân

Khẳng định vai trò trung tâm trong khối đại đoàn kết toàn dân

Sau khi sáp nhập từ 4 xã Hoa Viên, Trường Thịnh, Liên Bạt và Quảng Phú Cầu, xã Ứng Thiên (Hà Nội) đã chính thức đi vào hoạt động. Cùng với sự kiện quan trọng này, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội của xã cũng đã được kiện toàn, sắp xếp theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp, khẳng định vai trò nòng cốt trong giai đoạn mới.
Hà Nội ghi nhận thêm 26 ca sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 26 ca sốt xuất huyết

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 11/7 đến ngày 17/7), thành phố Hà Nội ghi nhận 26 ca mắc sốt xuất huyết tại 19/126 phường, xã; 0 ca tử vong; giảm 8 ca so với tuần trước.
Cần định hình rõ nội hàm Quy hoạch đô thị làm tiền đề xây dựng Thủ đô sáng - xanh - sạch - văn minh

Cần định hình rõ nội hàm Quy hoạch đô thị làm tiền đề xây dựng Thủ đô sáng - xanh - sạch - văn minh

Là những người dân đang trực tiếp sinh sống và gắn bó với Hà Nội, chúng tôi luôn ấp ủ mong muốn về một không gian đô thị không chỉ hiện đại mà còn thực sự đáng sống. Do đó, khi xem xét Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến định hướng quy hoạch các khu đô thị mới.
Bài cuối: Tuyên ngôn Độc lập mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam

Bài cuối: Tuyên ngôn Độc lập mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam

Sáng 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, trước hàng chục vạn đồng bào Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, chính thức khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Khoảnh khắc ấy không chỉ đánh dấu sự cáo chung của chế độ phong kiến - thực dân trên đất nước ta, mà còn mở ra một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, Nhân dân làm chủ và đất nước bước vào thời đại cách mạng hiện đại hóa.
Nhận định Copenhagen vs Drita Gjilan: Đẳng cấp khác biệt tại đấu trường châu Âu

Nhận định Copenhagen vs Drita Gjilan: Đẳng cấp khác biệt tại đấu trường châu Âu

Trận đấu lượt đi vòng sơ loại thứ hai UEFA Champions League 2025/26 giữa Copenhagen và Drita Gjilan, sẽ diễn ra vào lúc 00h00 ngày 23/7 trên sân nhà Parken của Copenhagen. Sự chênh lệch về đẳng cấp và kinh nghiệm giữa hai đội là điều dễ nhận thấy và Copenhagen được kỳ vọng sẽ thể hiện sức mạnh vượt trội của mình.
Hiểu đúng cấp độ bão để chủ động ứng phó an toàn

Hiểu đúng cấp độ bão để chủ động ứng phó an toàn

Thiên tai bão lũ luôn là mối lo ngại thường trực, đặc biệt khi biến đổi khí hậu ngày càng khiến các cơn bão trở nên khó lường. Tuy nhiên nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về các cấp độ gió bão, từ áp thấp nhiệt đới đến những siêu bão có sức tàn phá khủng khiếp. Hiểu rõ tác động của từng cấp bão sẽ giúp bạn chủ động hơn trong công tác phòng ngừa và bảo vệ an toàn cho bản thân và gia đình.
Hà Nội bảo đảm 100% kết quả giải quyết TTHC trả đúng hạn và cấp bản điện tử

Hà Nội bảo đảm 100% kết quả giải quyết TTHC trả đúng hạn và cấp bản điện tử

Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo các xã, phường, sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan đồng loạt triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm, nhằm đẩy mạnh tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) theo hình thức trực tuyến, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Tin khác

TP.HCM: Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh - liệt sĩ

TP.HCM: Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh - liệt sĩ

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật

Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội thảo phản ánh khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật qua thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp và đề xuất phương án xử lý.
Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Sau 2 tuần vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, Nghệ An đã ghi nhận những tín hiệu tích cực từ cơ sở. Cấp xã, nơi trực tiếp tiếp xúc, phục vụ người dân đang thể hiện rõ tinh thần đổi mới, chuyển mình mạnh mẽ.
31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

Chiều 17/7, tại Hà Nội, Cục Quản lý thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp và Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự” lần thứ nhất.
Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Nhằm đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kỷ niệm, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3036/QĐ-UBND về việc thành lập 6 Tiểu ban giúp việc Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) được xây dựng nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện, hiện đại hóa và đột phá phát triển giáo dục và đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.
Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các vướng mắc được phản ánh rất đa dạng, trong nhiều ngành, lĩnh vực, vướng mắc cả trong quy định và thực thi, có trong các văn bản pháp lý khác nhau.
75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

Lực lượng Thanh niên xung phong đã có nhiều đóng góp to lớn, trở thành biểu tượng của tinh thần xung kích, dấn thân vì độc lập dân tộc, xứng đáng là niềm tự hào của tuổi trẻ Việt Nam. Ghi nhận những cống hiến đó, ngày 30/6/1995, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 382/TTg lấy ngày 15/7 hằng năm làm Ngày truyền thống của Lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đội viên các thế hệ.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Theo TTXVN, chiều nay (15/7), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, tặng quà thương, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành (phường Ninh Xá, tỉnh Bắc Ninh) nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Đồng chí Bùi Thanh Sơn giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao

Đồng chí Bùi Thanh Sơn giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao

Đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Xem thêm
Phiên bản di động