-->

Cẩn trọng với “giặc lửa” trong “tháng cô hồn”!

Dù đã được cơ quan chức năng khuyến cáo nhưng tình trạng thắp hương, đốt vàng mã lại có xu hướng tăng mạnh trong “tháng cô hồn” (tháng 7 Âm lịch) nên có thể xảy ra cháy nổ bất cứ lúc nào. Vì vậy, trong thời điểm này, người dân cần cẩn trọng khi thực hiện các nghi thức tâm linh để tránh xảy ra mối họa lớn từ cháy nổ...
Công an Hà Nội quyết liệt đấu tranh với “giặc lửa”
“Giặc lửa” đâu có trừ ai?
Quyết tâm diệt “giặc lửa”

Nhiều vụ cháy nổ từ việc thắp hương, đốt vàng mã

Theo văn hóa và tín ngưỡng dân gian, tháng 7 âm lịch được gọi là “tháng cô hồn”. Đây là thời điểm người dân tiến hành rất nhiều hoạt động thờ cúng, tâm linh để mong cầu sự bình an, tránh xui xẻo trong cuộc sống và công việc. Vì thế, nhiều gia đình dù kinh tế không khá giả cũng cố gắng để sắm đầy đủ bộ lễ cúng trọn vẹn, thể hiện đạo lý làm con.

Nhà giàu thì sắm ôtô, máy bay, biệt thự. Nhà nghèo thì cũng xe máy, quần áo, giày dép…giá mỗi loại từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng. Dạo một vòng Hà Nội những ngày này, có thể thấy người dân đều đổ đến các chợ dân sinh mua sắm vàng mã rất đông. Thế nhưng ít ai nghĩ rằng, đốt nhiều vàng mã, nhiều đồ dùng đắt tiền, thậm chí sắm mâm cao, lễ đầy thì người “cõi âm” chắc gì đã nhận được, mà chỉ gây lãng phí, tốn kém, ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ…

2219 3
Đốt vàng mã trong tháng 7 dễ tạo nguy cơ gây cháy nổ nếu không cẩn thận (Ảnh: K.Tiến)

Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng, trên cả nước hàng năm có đến hàng trăm vụ cháy xảy ra do thói quen người dân. Cụ thể, tại Hà Nội, việc đốt vàng mã cũng là nguyên nhân gây ra nhiều vụ cháy, nổ gây thiệt hại nặng nề về tài sản của người dân. Trong đó, đáng kể đến là các vụ cháy ở khu nhà gỗ phố Vọng Hà, phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm năm 2007 khiến 1 người tử vong và thiêu rụi 25 căn nhà. Ngày 09/10/2018, một vụ cháy lớn xảy ra tại quán karaoke 7 tầng ở phố Hào Nam, gần ngã tư Hào Nam – Đê La Thành (Hà Nội) khiến cột viễn thông lớn trên nóc nhà và nhiều đồ đạc trong ngôi nhà bị thiêu rụi. Nguyên nhân xảy ra vụ cháy là do chủ nhà đốt vàng mã nhân ngày mồng 1 âm lịch…

Hay trong tháng 10/2029, tại số nhà 69 ngõ 50 thuộc Mễ Trì Thượng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cũng đã xảy ra một vụ cháy do chủ nhà đốt vàng mã nhưng không dập tắt hết tàn tro khiến lửa bùng phát trở lại. Vào thời điểm trên, ngọn lửa bùng phát từ tầng 2 của ngôi nhà. Ngay sau khi phát hiện cháy, chủ nhà đã hô hoán người dân kêu gọi sự giúp đỡ, cùng đó đã gọi lực lượng phòng cháy chữa cháy. Bước đầu, chủ nhà cùng người dân dùng biện pháp thủ công để khống chế ngọn lửa nhưng không thành.

Do ngôi nhà xảy ra cháy là cửa hàng bán hàng tạp hoá, chứa nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa bén lan rất nhanh ra các tầng của ngôi nhà…Và còn rất nhiều vụ cháy lớn, nhỏ khác cũng được cơ quan chức năng xác định nguyên nhân ban đầu xuất phát từ việc vô ý, thiếu hiểu biết của người dân khi đốt vàng mã.

Đề cập đến nguy cơ cháy nổ từ thói quen thắp hương, đốt vàng mã của người dân, Đại tá Nguyễn Trường Sơn, Phó trưởng Công an quận Cầu Giấy nhận định, việc thắp hương thờ cúng tổ tiên, đốt vàng mã trong những ngày lễ tết, rằm tháng 7 vốn đã tồn tại trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt từ lâu đời nay. Tuy nhiên, chính những thói quen này cũng tiềm ẩn các nguy cơ cháy nổ luôn được các cơ quan chức năng khuyến cáo.

Trên địa bàn quận Cầu Giấy, trong nhiều năm qua cũng đã xảy ra các vụ cháy, nổ liên quan đến việc thắp hương hay đốt vàng mã. Có thể kể đến, vụ cháy xảy ra tại ngôi đình cổ Thọ Tháp (phường Dịch Vọng) là do người dân bất cẩn trong lúc thắp hương...

Cũng theo Đại tá Nguyễn Trường Sơn, những vụ cháy, nổ xảy ra do thắp hương, đốt vàng mã chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân như bố trí nơi thắp hương thờ cúng chật chội không đảm bảo khoảng cách phòng cháy chữa cháy, để quá nhiều vàng mã gần vị trí thắp hương dẫn đến việc khi xảy ra sự cố, rất dễ bắt cháy gây ra hỏa hoạn. Hệ thống các thiệt bị điện sử dụng trên bàn thờ không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, tiết diện dây dẫn điện không đảm bảo về cường độ dòng điện, hệ thống điện không có át tô mát đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, dẫn đến dễ xảy ra chập điện.

Đối với việc đốt vàng mã, người dân thường đốt vàng mã ở vị trí không đảm bảo khoảng cách an toàn phòng cháy chữa cháy dễ tiếp xúc với các vật liệu dễ cháy, đốt trong các vật liệu dễ cháy, trong quá trình đốt không có người trông coi, tàn lửa có thể cháy lan sang các vật dụng xung quanh.

Vẫn còn nhiều người chủ quan

Mặc dù đã có nhiều cảnh báo về hỏa hoạn từ hoạt động thờ cúng như thế, song trên thực tế không ít người dân vẫn còn tỏ ra thờ ơ, mất cảnh giác, thậm chí là cố tình xem nhẹ. Bằng chứng là những sự việc như đốt vàng mã không đúng nơi quy định, bất chấp quy định phòng cháy chữa cháy vẫn còn là thực trạng khá phổ biến.

Trong những ngày tháng 7 âm lịch, một hình ảnh rất dễ bắt gặp trên khắp các con phố tại Hà Nội là người lập bàn thờ cúng với nhang đèn nghi ngút khói trước cửa nhà, trước đầu ô tô, xe máy và sau đó kết thúc nghi lễ bằng việc đốt vàng mã ngay trên nền đất, để mặc cho gió thổi tàn tro còn đỏ rực bay tứ tung.

2246 4
Thời điểm này, trên một số tuyến phố Hà Nội nhiều người đã đốt vàng mã ngay tại ven đường (Ảnh: K.Tiến)

Cụ thể, theo ghi nhận của phóng viên, trong sáng 25/8, trên đường Lạc Trung (Hai Bà Trưng, Hà Nội) một số người dân sau khi cúng bái xong đã mang cả bao vàng mã ra đường để đốt. Khoảng 30 phút sau khi đã đốt gần hết, mặc kệ đám cháy, những người đốt kéo nhau về mặc kệ đám cháy vẫn đang âm ỉ, nếu không cẩn thận có thể xảy ra nguy cơ cháy nổ.

Không chỉ riêng trường hợp này, mà rất nhiều các tuyến phố khác cũng xảy ra các trường hợp tương tự. Thậm chí, việc đốt vàng mã còn được nhiều người đốt ngay trên lan can nhà, dưới chân cầu thang chung cư, trong hầm để xe, thậm chí ngay tại chợ…

Nhằm chấn chỉnh việc đốt vàng mã – tục lệ mang tính tâm linh lâu đời của người dân đi vào nền nếp hơn, ngày 01/9/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định 75/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa. Nghị định quy định người dân đốt vàng mã không đúng nơi quy định tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử – văn hóa sẽ bị phạt tiền. Năm 2013, tại Điều 15, Nghị định 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ tiếp tục nhấn mạnh các quy định này.

Theo đó, việc người dân đốt vàng mã tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử, văn hóa và nơi công cộng, thậm chí việc rải vàng mã trong đám tang cũng sẽ bị phạt tiền từ 200 - 500 nghìn đồng. Tuy nhiên, vì chưa có ai bị xử phạt nên hầu như chẳng ai quan tâm tới quy định này và việc đốt vàng mã tràn lan vẫn diễn ra.

Trên thực tế cho thấy, phần lớn những vụ cháy, nổ xảy ra do việc đốt vàng mã lại là tại các hộ gia đình. Có lẽ vấn đề lớn nhất mà các cấp quản lý gặp phải khi đưa ra các chế tài xử phạt về việc đốt vàng mã bất cẩn chính là do tục lệ này đã ăn sâu vào trong tiềm thức của người dân Việt Nam từ hàng nghìn năm nay.Từ thực tế nêu trên, Đại tá Nguyễn Trường Sơn cho rằng quan trọng nhất vẫn là ý thức của người dân, cần cẩn trọng hơn nữa trong việc thắp hương, đốt vàng mã.

Theo đó,đối với người dân khi thắp hương thờ cúng, hết hương mới được ra ngoài, đốt vàng mã phải trông coi và có biện pháp phòng cháy chữa cháy không để cháy lan. “Người dân khi bố trí nơi thắp hương thờ cúng, các vật dụng trang thiết bị trên bàn thờ đảm bảo khoảng cách an toàn phòng cháy chữa cháy, luôn có biện pháp ngăn chặn cháy lan, việc thắp hương phải có người trông coi, tránh việc thắp hương vòng qua đêm, đặc biệt khi sử dụng nến cần phải được kê trên các đế đỡ không cháy, việc thăm hương thờ cúng cần đảm bảo trang trọng nghiêm túc theo tinh thần tín ngưỡng thắp hương thờ cúng”, Phó Trưởng Công an quận Cầu Giấy nhấn mạnh./.

Hiện nay, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy & Cứu nạn cứu hộ và Công an các tỉnh, địa phương đã đưa ra một số khuyến cáo với người dân để hạn chế những tai nạn cháy nổ có thể xảy ra khi đốt vãng mã, như: Cẩn trọng việc thắp hương, thắp nến thờ cúng và hóa vàng mã; thắp hương cách xa trần gỗ, xa các vật dụng dễ cháy và phải có người trông coi; không nên đốt quá nhiều vàng mã, nhất là các loại vàng mã có khối lượng lớn như nhà lầu, xe hơi… để tránh nguy cơ gây hỏa hoạn; nên đốt vàng mã ở nơi cách xa các vật liệu dễ cháy. Khi đốt vàng mã, phải sử dụng thùng kim loại (sắt, inox) có nắp đậy kín để tránh tàn lửa bay ra xung quanh, đồng thời phải chờ vàng mã cháy hết, dùng nước vẩy lên tro, đề phòng cháy ngầm. Người dân tuyệt đối không đốt vàng mã ở những nơi cấm như: Chợ, trung tâm thương mại, nơi có vật liệu dễ cháy. Bố trí nơi thắp hương thờ cúng, các vật dụng trang thiết bị trên bàn thờ đảm bảo khoảng cách an toàn phòng cháy chữa cháy, luôn có biện pháp ngăn chặn cháy lan, việc thắp hương phải có người trông coi, tránh việc thắp hương vòng qua đêm, đặc biệt khi sử dụng nến cần phải được kê trên các đế đỡ không cháy. Các thiết bị điện được bố trí trên bàn thờ cần đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy về điện, dây dẫn đảm bảo cường độ dòng điện, hệ thống điện cần phải có át tô mát để tránh sự cố về điện có thể gây ra cháy. Tại các chợ, phải có khu vực riêng cho việc đốt hương, thờ cúng của tiểu thương. Tại các khu vực đền, chùa cần tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng cháy chữa cháy cho những người làm việc phục vụ tại chỗ, phát trên loa tuyên truyền cho khách đến cúng, viếng, có ý thức chấp hành về phòng cháy chữa cháy.
Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.

Tin khác

Cháy lớn ở Tòa nhà Việt Tower số 1 Thái Hà

Cháy lớn ở Tòa nhà Việt Tower số 1 Thái Hà

Chiều 18/4, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại Tòa nhà Việt Tower (số 1 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội), khiến hàng trăm người đang sống và làm việc trong Tòa nhà hốt hoảng bỏ chạy ra ngoài.
Hà Nội: Cháy nhà lúc nửa đêm làm 2 người tử vong

Hà Nội: Cháy nhà lúc nửa đêm làm 2 người tử vong

Vụ cháy xảy ra tại ngách 14, ngõ 69 phố Trung Liệt (Đống Đa, Hà Nội). Ngọn lửa bao trùm toàn bộ ngôi nhà (2 tầng, 1 tum), có 3 người trong gia đình đã tự thoát nạn qua lối thoát nạn khẩn cấp, tuy nhiên 2 nạn nhân mắc kẹt bên trong đã tử vong.
Lửa thiêu rụi quán bò tơ ở Nam Từ Liêm và lan sang nhà bên cạnh

Lửa thiêu rụi quán bò tơ ở Nam Từ Liêm và lan sang nhà bên cạnh

Vụ cháy xảy ra vào cuối giờ chiều ngày 3/4 tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc, trên đường Lưu Hữu Phước, thuộc Khu đô thị Mỹ Đình 2, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Ngọn lửa thiêu rụi gần như toàn bộ cơ sở này và lan rộng sang tòa nhà bên cạnh.
Cháy nhà lúc rạng sáng khi mẹ vắng nhà, bé trai 2 tuổi tử vong

Cháy nhà lúc rạng sáng khi mẹ vắng nhà, bé trai 2 tuổi tử vong

Vụ cháy xảy ra lúc 1h30 ngày 31/3 tại ngôi nhà cấp 4 của hai mẹ con thôn Yên Vĩnh, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức (Hà Nội). Lực lượng chức năng phát hiện bé trai trong đám cháy và đưa ra ngoài, nhưng cháu đã tử vong. Mẹ cháu bé không có mặt tại nhà khi vụ cháy xảy ra.
Cẩn trọng nguy cơ cháy nổ do đốt cỏ khô và rác thiếu kiểm soát

Cẩn trọng nguy cơ cháy nổ do đốt cỏ khô và rác thiếu kiểm soát

Để phòng ngừa việc cháy lan, cháy lớn do thói quen đốt cỏ, rác của người dân, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân luôn có ý thức, cẩn trọng khi đốt cỏ, rác, tránh gây thiệt hại không đáng có.
Đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy tại lễ hội chùa Hương 2025

Đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy tại lễ hội chùa Hương 2025

Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) Công an thành phố Hà Nội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng an toàn PCCC&CNCH đối với cán bộ nhân viên Ban Quản lý khu di tích, phật tử và chủ các cơ sở, gian hàng, hộ kinh doanh hoạt động tại lễ hội chùa Hương năm 2025.
Hà Nội: Kịp thời giải cứu 8 người trong vụ cháy nhà dân lúc nửa đêm

Hà Nội: Kịp thời giải cứu 8 người trong vụ cháy nhà dân lúc nửa đêm

Vụ cháy xảy ra trong đêm tại tầng 3 của nhà dân - số 49 đường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Tại hiện trường, phương tiện chữa cháy khó tiếp cận do tuyến đường vào hiện trường cháy nhỏ hẹp. Đám cháy đã được lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) cùng người dân dập tắt hoàn toàn, kịp thời đưa 8 người trong cùng gia đình thoát nạn ra ngoài an toàn.
Nỗ lực khắc phục những tồn tại về phòng cháy trước hạn chót 30/3

Nỗ lực khắc phục những tồn tại về phòng cháy trước hạn chót 30/3

Thời điểm này, Ban chỉ đạo Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) các phường trên địa bàn Hà Nội đang tích cực phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC và Cứu nạn, cứu hộ (CNCH) - Công an thành phố Hà Nội khẩn trương triển khai các biện pháp hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ sở nhà ở nhiều căn hộ và nhà ở kết hợp kinh doanh, nhà trọ khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác PCCC.
Thông tin về sự cố chập điện tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương

Thông tin về sự cố chập điện tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương

Sáng 18/3, trên mạng xã hội xuất hiện bài đăng kèm nội dung “Nhà H Bệnh viện Phụ sản Trung ương bị cháy tầng 1 và 2”. Bài viết thu hút sự quan tâm của nhiều người, tuy nhiên, đây là sự cố chập điện tại phòng máy (không sử dụng) tại Khoa Chẩn đoán Hình ảnh của bệnh viện.
Hà Nội: Nhanh chóng dập tắt đám cháy tại khu tập thể 11 Vọng Đức

Hà Nội: Nhanh chóng dập tắt đám cháy tại khu tập thể 11 Vọng Đức

Vụ cháy xảy ra khoảng hơn 11h ngày 18/3/2025 tại nhà dân trong khu tập thể 11 Vọng Đức, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đám cháy xảy ra nằm ở ngoài khu vực cửa sổ, ban công đã được cải tạo thành “chuồng cọp” nên rất khó tiếp cận.
Xem thêm
Phiên bản di động