--> -->

Cẩn trọng với đột quỵ khi thời tiết lạnh

Thời tiết lạnh giá không chỉ gây co thắt mạch máu làm tăng huyết áp, mà còn làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, dẫn đến cả đột quỵ do xuất huyết não và nhồi máu não. Đáng lo ngại, không chỉ ở người cao tuổi, mà người trẻ ít vận động, dẫn tới tăng cân cũng là yếu tố làm tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ.
Bỏ qua dấu hiệu đột quỵ sớm khiến người đàn ông bị tai nạn giao thông Ứng dụng AI để nâng chất lượng chẩn đoán, điều trị đột quỵ

Nhiều yếu tố nguy cơ

Thời gian qua, nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội như Bệnh viện E, Bệnh viện Trung ương quân đội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh… đều ghi nhận bệnh nhân đến khám và điều trị do đột quỵ.Điển hình, tại Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai), trung bình mỗi ngày, tiếp nhận khoảng 50-60 ca đột quỵ nặng và phức tạp. Đáng lưu ý, đột quỵ ở người trẻ (từ 45 tuổi trở xuống) có xu hướng tăng hơn trong vài năm gần đây.

Cẩn trọng với đột quỵ khi thời tiết lạnh
Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Đức thăm, khám cho bệnh nhân.

Theo các chuyên gia y tế, nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước đã khẳng định, đột quỵ có mối liên quan mật thiết với thời tiết. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Đức, Khoa Thần kinh (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh) thông tin, có khoảng 60-70% các bệnh nhân đột quỵ xảy ra vào nửa đêm và buổi sáng sớm. Bởi vì đây là thời điểm nhiệt độ thường lạnh hơn buổi trưa, chiều. Thêm nữa, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ não có tăng huyết áp vào mùa lạnh cao hơn mùa nóng, chiếm khoảng 85%.

Theo bác sĩ Minh Đức: Khi nhiệt độ giảm xuống, cơ thể con người có phản xạ tăng tiết catecholamine nhằm co các mạch máu ngoại vi để giữ nhiệt làm ấm cơ thể. Khi co mạch sẽ làm tăng trương lực mạch máu dẫn đến huyết áp tăng cao. Điều này khiến cho người bệnh dễ bị chảy máu trong não, gây nên xuất huyết não, đặc biệt ở các bệnh nhân có kèm theo xơ vữa động mạch.

“Thêm vào đó, hiện tượng co mạch giúp giữ cơ thể không mất nước cũng làm tăng độ nhớt máu. Nhiệt độ giảm cũng làm cơ thể tăng sản xuất hồng cầu và tiểu cầu nhằm tăng sự trao đổi chất của cơ thể, dẫn đến máu vón cục tạo thành cục máu đông. Từ đó, tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, dễ dẫn đến nhồi máu não” - bác sĩ Minh Đức lý giải. Bên cạnh đó, theo vị chuyên gia này, việc mọi người ăn những thức ăn chứa nhiều năng lượng giúp làm ấm cơ thể nhưng lại ít vận động khi trời lạnh, cũng là yếu tố góp phần tăng nguy cơ đột quỵ mùa lạnh.

Cũng liên quan tới căn bệnh nguy hiểm này, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Phụ trách Trung tâm Oxy Cao áp Việt Nga cho biết: Có nhiều nguyên nhân gây đột quỵ, như nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân sâu xa và cả yếu tố nguy cơ. Trong đó, nguyên nhân trực tiếp gây ra đột quỵ có thể do xơ vữa mạch máu khiến lòng mạch bị hẹp, thành mạch xơ cứng kém đàn hồi; cục máu đông, do rung nhĩ, do hội chứng tăng đông ở người bị viêm mạn tính, đái đường, do ít vận động; do mạch máu não co thắt đột ngột, khi thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc giận dữ, căng thẳng...

Còn nguyên nhân sâu xa gây đột quỵ do lão hóa thành mạch, do các gốc tự do làm tổn thương gây viêm thành mạch máu, kết hợp với tăng mỡ máu hình thành nên các mảng xơ vữa, đồng thời dễ tạo thành các cục máu đông và huyết khối do rung nhĩ; do đặt stent hoặc van tim nhân tạo…

“Bên cạnh đó, đột quỵ có thể do các yếu tố nguy cơ như: Tăng huyết áp, rung nhĩ, đái tháo đường, tăng mỡ máu, xơ vữa mạch máu, hút thuốc lá, thừa cân, ít vận động, stress”- bác sĩ Hoàng thông tin.

Phòng đột quỵ mùa lạnh

Theo các chuyên gia y tế, đột quỵ được xem là bệnh lý cấp tính, hay xảy ra rất đột ngột và hậu quả thường gây tử vong hay tàn phế về sau. Tuy nhiên, đây là căn bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được.Để phòng đột quỵ mùa lạnh, bác sĩ Hoàng cho biết cần kiểm soát tốt bệnh nền: Duy trì huyết áp dưới 130/85 mmHg; kiểm soát đường máu HbA1c dưới 7.0 nếu dưới 6.5 càng tốt; kiểm soát mỡ máu; siêu âm tim định kỳ để phát hiện huyết khối; uống thuốc ức kết tập tiểu cầu hoặc thuốc chống đông theo chỉ định của bác sĩ.

Đồng thời, mọi người, đặc biệt là người cao tuổi cần thay đổi lối sống tích cực bằng cách vận động nhẹ nhàng, tuần 3-4 buổi thể dục nhẹ, tổng thời gian 180 phút/tuần; bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia; giảm thịt đỏ và tăng ăn cá, ăn nhiều rau xanh và chất xơ. Mọi người nên hạn chế căng thẳng, nếu có thể nên đi ngủ trước 23h, ngủ ít nhất 6 tiếng mỗi ngày với người 60 tuổi, người trên 60 thì phải ngủ được 5 tiếng mỗi ngày.

Đồng quan điểm trên, bác sĩ Minh Đức cho biết mọi người cần chú ý chăm sóc sức khỏe trong mùa lạnh. Theo đó, mọi người nên vận động nhẹ nhàng từ 3 - 5 phút trước khi xuống giường vào buổi sáng. Giữ nhiệt độ trong nhà cân bằng, không để xuống thấp dưới 25 độ và cân bằng với nhiệt độ ngoài trời. Trời lạnh, nên uống nước ấm, hạn chế ăn đồ lạnh. Không nên tắm trễ cũng như không tắm nước lạnh, sử dụng nước ấm khoảng 37 độ C là phù hợp nhất.

“Việc giữ ấm cơ thể, nhất là vùng đầu và cổ trong mùa lạnh rất quan trọng. Cần lưu ý việc thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể gây sốc nhiệt. Khi tham gia hoạt động thể chất, nên mặc nhiều lớp áo, khi cơ thể ấm lên sau vận động thì có thể cởi bỏ bớt và mặc vừa đủ giữ ấm cơ thể. Nếu đang hoạt động ngoài trời lạnh và thấy mình đổ mồ hôi, như vậy cơ thể đang bị quá nóng và không ổn; nhất là đối với người có bệnh tim mạch thì tốt nhất nên nghỉ ngơi, cởi bớt áo khoác và vào ngay trong nhà”- bác sĩ Minh Đức nhấn mạnh.

Ngoài ra, vị chuyên gia này cũng lưu ý thêm, mọi người nên tránh uống rượu trước khi ra ngoài trời vì rượu làm giãn nở các mạch máu trên da, khiến cơ thể cảm thấy ấm hơn trong khi thực sự lấy đi nguồn nhiệt ra khỏi các cơ quan quan trọng, làm cho bản thân người uống rượu không biết được cơ thể bị mất nhiệt rất nguy hiểm.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia y tế, cần lưu ý không chích máu ngón tay người bệnh đột quỵ; không cử động, lắc người bệnh; không cho người bệnh ăn hay uống để tránh sặc,… Người nhà cũng không nên cạo gió, nặn chanh vào miệng. Đây là những quan niệm sai lầm, không hỗ trợ gì cho người bị đột quỵ.

Mọi người có thể dựa theo nguyên tắc FAST để nhận biết đột quỵ, bao gồm: F (Face - mặt): Khuôn mặt lệch, tê hoặc yếu một bên; A (Arms - tay): Yếu hoặc không nâng được một bên tay; S (Speech - lời nói): Nói khó, nói lắp hoặc không hiểu lời nói; T (Time - thời gian): Cấp cứu ngay lập tức, vì thời gian vàng trong 6 giờ đầu quyết định hiệu quả điều trị. Ngoài ra, cũng cần chú ý đến các triệu chứng khác như đau đầu dữ dội, chóng mặt, mất thị lực hoặc mất thăng bằng đột ngột,…

Mọi người có thể dựa theo nguyên tắc FAST để nhận biết đột quỵ, bao gồm: F (Face - mặt): Khuôn mặt lệch, tê hoặc yếu một bên; A (Arms - tay): Yếu hoặc không nâng được một bên tay; S (Speech - lời nói): Nói khó, nói lắp hoặc không hiểu lời nói; T (Time - thời gian): Cấp cứu ngay lập tức, vì thời gian vàng trong 6 giờ đầu quyết định hiệu quả điều trị. Ngoài ra, cũng cần chú ý đến các triệu chứng khác như đau đầu dữ dội, chóng mặt, mất thị lực hoặc mất thăng bằng đột ngột,…

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mở cửa di sản - thắp sáng kinh tế văn hoá Thủ đô

Mở cửa di sản - thắp sáng kinh tế văn hoá Thủ đô

Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa vừa được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua tại kỳ họp thứ 25 không chỉ mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp, mà còn là bước đi cụ thể hoá Luật Thủ đô trong việc khai thác giá trị di sản gắn với phát triển kinh tế. Câu chuyện bảo tồn không còn là để thưởng lãm mà đang dần trở thành nền tảng tạo sinh kế, gia tăng giá trị bản địa và lan tỏa bản sắc văn hóa đến cộng đồng.
Nhạc sĩ Lê Bá Thường ra mắt hai ca khúc tri ân người lính nhân ngày 27/7

Nhạc sĩ Lê Bá Thường ra mắt hai ca khúc tri ân người lính nhân ngày 27/7

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 năm nay, nhạc sĩ Lê Bá Thường tiếp tục trình làng hai ca khúc mới như những lời tri ân sâu sắc gửi đến các anh hùng đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 2,8 triệu lượt trong tháng 7/2025

Khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 2,8 triệu lượt trong tháng 7/2025

Tháng 7/2025, tổng số lượng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 2,8 triệu lượt khách, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Dấu hiệu tích cực nào để chứng khoán Việt “chạm đích” nâng hạng

Dấu hiệu tích cực nào để chứng khoán Việt “chạm đích” nâng hạng

Với kỳ vọng sẽ được nâng hạng lên thị trường mới nổi ngay trong tháng 9 tới, thị trường chứng khoán Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của giới đầu tư trong và ngoài nước.
Dự kiến đội hình mạnh nhất U23 Việt Nam đấu U23 Philippines: Văn Khang đá cao nhất, Thái Sơn trở lại

Dự kiến đội hình mạnh nhất U23 Việt Nam đấu U23 Philippines: Văn Khang đá cao nhất, Thái Sơn trở lại

Trước trận bán kết U23 Đông Nam Á 2025 gặp U23 Philippines, đội tuyển U23 Việt Nam nhiều khả năng sẽ ra sân với đội hình tối ưu nhằm hướng tới chiến thắng, giành quyền vào chung kết. Với những gì đã thể hiện ở vòng bảng, HLV Kim Sang Sik được kỳ vọng sẽ tiếp tục giữ sự ổn định ở hàng thủ, đồng thời điều chỉnh nhân sự trên hàng công để gia tăng sức tấn công.
TP.HCM: Sắp khởi công dự án quy mô gần 900 căn nhà ở xã hội

TP.HCM: Sắp khởi công dự án quy mô gần 900 căn nhà ở xã hội

Dự kiến vào ngày 8/8 tới, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tổ chức lễ khởi công dự án nhà ở xã hội tại số 4 Phan Chu Trinh, phường Bình Thạnh, TP.HCM.
Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ và Bệnh viện Quân y 175 ký kết hợp tác nghiên cứu khoa học

Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ và Bệnh viện Quân y 175 ký kết hợp tác nghiên cứu khoa học

Ngày 22/7, Bệnh viện Quân y 175 và Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ và chính thức ký kết Bản ghi nhớ hợp tác về chuyên môn, đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Tin khác

Phường Bồ Đề khám sức khỏe, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Phường Bồ Đề khám sức khỏe, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Ủy ban nhân dân (UBND) phường Bồ Đề đã chỉ đạo Trạm Y tế phường tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho đối tượng chính sách.
Hà Nội: 126 xã, phường cần lập danh sách, bản đồ các khu vực nguy cơ sốt xuất huyết

Hà Nội: 126 xã, phường cần lập danh sách, bản đồ các khu vực nguy cơ sốt xuất huyết

Sáng 24/7, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà - Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người trên địa bàn Thành phố đã chủ trì họp giao ban công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, yêu cầu làm rõ quy trình, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch, không để bùng phát dịch sốt xuất huyết trên địa bàn.
Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản

Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản

Các bác sĩ Trung tâm Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp viêm não Nhật Bản nặng ở nam sinh 17 tuổi, với tổn thương sâu trong mô não và di chứng thần kinh nghiêm trọng, dù đã trải qua hơn một tháng điều trị tích cực.
Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân

Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân

Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, trong đó đáng chú ý là việc bãi bỏ rào cản địa giới hành chính trong khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT. Chính sách này không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho người dân mà còn góp phần thúc đẩy các cơ sở y tế nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tạo động lực để toàn ngành Y tế phát triển đồng bộ, công bằng và hiệu quả hơn.
Cẩn trọng với dịch bệnh tiềm ẩn sau mưa bão

Cẩn trọng với dịch bệnh tiềm ẩn sau mưa bão

Mưa bão, ngập lụt không chỉ gây thiệt hại về người và tài sản mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Môi trường ô nhiễm sau mưa bão là điều kiện thuận lợi để các loại dịch bệnh bùng phát, đe dọa đời sống người dân. Nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng, tránh các bệnh thường gặp trong mùa mưa bão, phóng viên (PV) đã có cuộc trao đổi với bác sĩ chuyên khoa II Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội.
Đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong mọi tình huống

Đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong mọi tình huống

Để chủ động ứng phó ảnh hưởng của bão số 3, các đơn vị y tế trên địa bàn Hà Nội đã chủ động xây dựng các phương án, điều kiện tốt nhất đảm bảo công tác cấp cứu, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân trong mọi tình huống.
Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3

Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3

Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc triển khai công tác phòng chống, ứng phó cơn bão số 3, bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh.
Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản hỏa tốc số 338/SYT-NVY gửi giám đốc các đơn vị y tế trên địa bàn Thành phố, trạm y tế các phường/xã về việc khẩn trương triển khai đáp ứng công tác phòng, chống, ứng phó bão số 3 (Wipha).
Hà Nội ghi nhận thêm 26 ca sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 26 ca sốt xuất huyết

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 11/7 đến ngày 17/7), thành phố Hà Nội ghi nhận 26 ca mắc sốt xuất huyết tại 19/126 phường, xã; 0 ca tử vong; giảm 8 ca so với tuần trước.
Bộ Y tế yêu cầu sẵn sàng nhân lực, thuốc, vật tư nhằm ứng phó với bão số 3

Bộ Y tế yêu cầu sẵn sàng nhân lực, thuốc, vật tư nhằm ứng phó với bão số 3

Bộ Y tế vừa ban hành Công điện 981/CĐ-BYT về việc chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3.
Xem thêm
Phiên bản di động