Cần thêm các giải pháp để đảm bảo an toàn
Chú trọng đảm bảo an toàn giao thông mùa mưa bão | |
Đề phòng cây xanh bị đổ gãy trong mùa mưa bão | |
Loại bỏ cây trồng có độc trong trường học |
Nguy hiểm vẫn rình rập
Trước những dự báo diễn biến phức tạp của thời tiết, nhằm đảm bảo an toàn giao thông, an toàn cho nhân dân, giảm thiệt hại do nguy cơ gãy đổ từ cây xanh trong mùa mưa bão năm 2019, các đơn vị chức năng của thành phố đã ra quân trong nhiều đợt nhằm chủ động xử lý các cây nguy hiểm, nặng tán để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.
Cây cổ thụ trên đường Trung Liệt bất ngờ đổ ra đường |
Kết quả cho thấy, 12 quận nội thành đã thực hiện cắt tỉa khoảng 12.491 cây/159 tuyến đường, phố, đạt tỷ lệ 44% kế hoạch; trong đó, số cây nặng tán khoảng 10.000 cây/159 tuyến phố; số cây xà cừ đã cắt tỉa hạ độ cao là 1.005/1.844 cây thuộc 47/65 tuyến phố.
Riêng địa bàn các huyện và thị xã Sơn Tây đã cắt tỉa khoảng 17.682 cây/53 tuyến, đạt tỷ lệ 45% kế hoạch, tập trung vào cắt tỉa đối với cây nặng tán là 12.431 cây/53 tuyến. Công ty TNHH Một thành viên Công viên cây xanh đã thực hiện chằng chống, gia cố 13.935 bộ cọc các loại; đồng thời cắt sửa cây theo đơn, thư, công văn 618 cây; chặt hạ cây chết, nghiêng, sâu mục, nguy hiểm 194 cây.
Mặc dù đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng như vậy, tuy nhiên vào trung tuần tháng 8, khi cơn bão số 3 đổ bộ vào Hà Nội, kèm với gió giật cấp 8-9, đã có nhiều cành, tán cây lớn bị gãy, đổ xuống mặt đường. Riêng trong sáng ngày 3/8, trên phố Văn Cao, từ Cung thể thao Quần ngựa đến ngã ba Văn Cao - Đào Tấn có ít nhất 10 cây trồng trên dải phân cách giữa bị gãy đổ.
Đường Lạc Long Quân hướng đi Âu Cơ cũng có cây đổ chắn ngang đường khiến các phương tiện phải quay đầu đi ngược chiều. Hay trên phố Nguyễn Chí Thanh cũng có 3 cây sấu to bị ngã đổ. Trên phố Tô Hiến Thành đoạn qua số nhà 69 có một cây cổ thụ đổ chắn cả 2 chiều đường, rất may không có ai bị thương.
Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, trong cơn bão số 3, trên địa bàn thành phố đã có khoảng hơn 50 cây xanh bị gẫy, đổ. Trung bình các cây đều có đường kính từ 15 đến 50 cm phần lớn mới được trồng từ vài năm, song cũng có cây đã vài chục năm. Tình trạng cây gãy, đổ đã gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân cũng như người tham gia giao thông, đặc biệt, tại phố Trích Sài (phường Bưởi, quận Tây Hồ) một cây xanh bất ngờ đổ xuống đường khiến hai người phụ nữ đi xe máy bị thương, tuy nhiên rất may vụ việc đã không gây thiệt hại về người.
Tuy nhiên, may mắn ấy cũng không kéo dài được lâu, vào rạng sáng ngày 9/8, sau một trận mưa dông nhỏ, một gốc cây lớn trên đường Trần Đăng Ninh (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) bất ngờ đổ ra giữa lòng đường, khiến một người điều khiển xe máy đâm phải và tử vong tại chỗ.
Cần sớm có giải pháp khắc phục
Hiện nay, phần lớn hệ thống cây xanh ở Thủ đô đã phát triển qua nhiều thời kỳ, với hệ thống cây bóng mát, cây cổ thụ có khi hàng trăm tuổi. Dù các đơn vị chức năng thường xuyên thực hiện các biện pháp tỉa nhánh, cắt ngọn nhưng tình trạng cây gãy đổ, gây tai họa bất ngờ cho người đi đường vẫn tiềm ẩn khá nhiều. Ngoài ra, còn phải kể tới những tuyến đường có các loại cây tuy nhỏ nhưng cũng tiềm ẩn nguy hiểm gãy đổ do đặc điểm thân cây giòn, rễ nông, không được rào chắn cẩn thận…
Anh Ngô Quang Thạch (ở Láng Hạ, quận Đống Đa) cho biết: “Do đặc thù công việc nên tôi thường xuyên phải di chuyển trên đường. Nhiều lúc chỉ cần gió mạnh một chút là các cành cây đã bắt đầu có dấu hiệu rung gãy và sẵn sàng rơi xuống bất cứ lúc nào. Vì vậy những khi mưa to, gió lớn, tôi đều phải dừng xe tìm nơi trú ẩn an toàn, hạn chế tối đa việc đứng dưới gốc cây”.
Thực ra cây gãy, đổ trong mưa, bão là nguyên nhân bất khả kháng. Bởi, những cơn bão đổ bộ vào Hà Nội trong thời gian qua có cường độ gió giật quá mạnh, kèm theo mưa lớn là một trong những nguyên nhân hút gió, làm tăng tốc độ cho gió quật ngã các cây xanh trong nội đô. Không những thế, việc cải tạo, chỉnh trang hè, vỉa hè Hà Nội trong những năm trước đây đã xâm hại hệ thống rễ của cây xanh đường phố; các rễ phát triển ngang của cây thường bị chặt đứt trong quá trình cải tạo, chinh trang hè, vỉa.
Ngoài ra, Hà Nội có nhiều nhà cao tầng nên không gian sống của cây xanh đường phố bị thu hẹp, cây thường có xu hướng nghiêng ra phía mặt đường để lấy ánh sáng. Đây là yếu tố gây ra những hiện tượng cây bị nghiêng, làm mất cân bằng giữa tán cây và hệ rễ cây và là một trong các nguyên nhân làm cây đổ khi có gió bão.
Hàng năm, Sở Xây dựng Hà Nội đều có chỉ đạo về việc xử lý hiểm họa cây xanh có nguy cơ bật gốc, gãy đổ. Đây là việc làm kịp thời nhằm bảo đảm an toàn cho người dân Thủ đô trong mùa mưa bão. Dẫu vậy, thực tế vẫn còn những hiện tượng cây đổ, cành gãy, có trường hợp làm thiệt hại đến người và tài sản.
Vì vậy, để ngăn chặn tiến tới đẩy lùi nguy cơ mất an toàn do cây xanh gãy đổ trong mùa mưa bão, theo GS.TS Ngô Quang Đệ - Hội sinh vật cảnh Việt Nam, cho rằng: Thành phố cần tiếp tục có những giải pháp đồng bộ, phát triển trồng mới các loại cây đô thị, bảo đảm an toàn, bên cạnh những biện pháp tình thế như: Cắt ngọn, tỉa cành, thay thế cây rỗng, mục… nhằm hạn chế cây đổ bất ngờ. Đồng thời thành phố cần thành lập một đơn vị chuyên môn độc lập về công tác bảo trì, bảo dưỡng cây xanh và xây dựng bộ tiêu chí đầy đủ.
Cũng theo các chuyên gia về đô thị, về lâu dài cần có kế hoạch thay thế dần các loại cây cổ thụ quá già tuổi, phân loại nhóm tuổi tồn tại, sinh trưởng cho phép của từng loại cổ thụ để có những biện pháp thích hợp bảo vệ, thay thế… Đó cũng là cơ sở để các cơ quan quản lý nghiên cứu và đưa ra những can thiệp kịp thời đối với hệ thống cây xanh, kể cả những công trình xây dựng hạ tầng làm ảnh hưởng sinh trưởng và phát triển của cây xanh, bảo đảm an toàn cho con người và cảnh quan đô thị.
Hiện nay, những tai nạn liên quan cây đổ bất ngờ vẫn được coi là “họa vô đơn chí” và khó có giải pháp đền bù hay bồi thường. Vì vậy, để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản của bản thân, trong thời điểm trời mưa, bão người dân không nên di chuyển trên đường trong điều kiện thời tiết xấu, mưa bão. Nếu như buộc phải di chuyển thì hãy cẩn trọng, quan sát kỹ hơn, kiểm soát tốc độ và giữ khoảng cách an toàn.
Lê Thắm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 16:21
Thanh Xuân: Trao 150 suất quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 09:21
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu 75 tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 20:24
Huyện Thường Tín phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 14:07
Tại sao năm nay phố Hàng Mã ít đồ cúng ông Công ông Táo?
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 22:28
Cụm thi đua số 1: Các phong trào thi đua đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 22:08
Sắm Tết với 40 gian hàng đặc sản vùng miền
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 08:55
Đồng chí Bùi Huyền Mai thăm, chúc Tết các đơn vị ứng trực, phục vụ Tết
Nhịp sống Thủ đô 20/01/2025 20:21
Lễ hội Chùa Hương 2025: Mỗi lái đò có mã QR code tiếp nhận thông tin phản ánh của du khách
Nhịp sống Thủ đô 20/01/2025 16:17
Đảng bộ phường Phương Liệt tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Nhịp sống Thủ đô 19/01/2025 11:57