-->

Cần tháo gỡ “quỹ đất” cho các trường công lập

(LĐTĐ) Ngoại trừ các gia đình có điều kiện cho con em theo học các trường ngoài công lập (trường quốc tế, trường tư), còn lại các con em gia đình công nhân, viên chức, lao động đều mong muốn con học trường công. Song vì “cung không đáp ứng đủ cầu” mà cơ hội vào trường công lập ngày càng khó.
Khi học sinh được giảm áp lực thi Hà Nội: Thí sinh diện F0 được xét tuyển vào lớp 10 trường công lập không chuyên

Năm nay, gần 107.000 học sinh Hà Nội sẽ bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2022-2023. Đây là kỳ thi được đánh giá là có tính cạnh tranh cao khi chỉ có khoảng 60% học sinh có cơ hội vào các trường công lập.

Cần tháo gỡ “quỹ đất” cho các trường công lập
Một trường tiểu học tại khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính. Ảnh: Phạm Hùng

Qua ghi nhận, trên địa bàn Thành phố, hiện có số lượng lớn công nhân lao động ngoại tỉnh đang làm việc, trong đó nhiều công nhân lao động có con trong độ tuổi đi học, phải xa quê, đi thuê trọ và đăng ký tạm trú. Theo chính sách chung, con công nhân lao động ngoại tỉnh được tham gia học tập tại hệ thống các trường công lập trên địa bàn Thành phố.

Tuy nhiên, đến bậc THPT, một trong các điều kiện để học sinh cuối cấp Trung học cơ sở (THCS) được thi vào hệ thống các trường công lập trên địa bàn phải đáp ứng tiêu chí là học sinh (hoặc cha/mẹ học sinh) có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, nếu không sẽ chỉ được vào các trường ngoài công lập hoặc trường đã tự chủ thu chi. Do vậy, công nhân lao động ngoại tỉnh luôn có nguyện vọng, mong muốn con mình được thi vào các trường THPT công lập trên địa bàn Thành phố.

Thông tin về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho biết, Thành phố rất quan tâm, đầu tư cho giáo dục, đặc biệt là xây dựng phòng học mới. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng học sinh tăng rất cao.

Chủ trương của Thành phố là thực hiện đúng Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, đảm bảo chính xác, công bằng, khách quan; đảm bảo 100% học sinh đã tốt nghiệp THCS có nguyện vọng tiếp tục đi học đều được tuyển vào các trường THPT, các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có tuyển học sinh tốt nghiệp THCS.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, cha mẹ học sinh và các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố, Sở GD&ĐT Hà Nội đã ban hành Hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT mỗi năm học. Trong hướng dẫn về tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên có quy định về điều kiện tuyển sinh, trong đó nêu rõ học sinh hoặc cha/mẹ của học sinh có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội.

Đối với học sinh không đủ điều kiện về hộ khẩu có thể tham gia dự thi để lấy kết quả xét tuyển vào các trường THPT công lập tự chủ, THPT ngoài công lập có sử dụng kết quả thi để xét tuyển hoặc có thể tham gia xét tuyển vào các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có liên kết đào tạo văn hóa.

Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học 2022-2023, toàn Thành phố có 9 trường THPT công lập tự chủ tài chính tuyển sinh 77 lớp 10 với 3.305 học sinh gồm các trường: THPT Phan Huy Chú - Đống Đa; THPT Lê Lợi - Hà Đông; THPT Hoàng Cầu - Đống Đa; Tiểu học, THCS&THPT Thực nghiệm Khoa học giáo dục; THCS&THPT Nguyễn Tất Thành; Phổ thông năng khiếu Thể dục thể thao; THCS&THPT Trần Quốc Tuấn; THPT Khoa học giáo dục; THPT Lâm nghiệp. 29 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thuộc 30 quận, huyện, thị xã tuyển sinh 213 lớp 10 với 9.585 học sinh. 100 trường THPT ngoài công lập tuyển sinh 606 lớp 10 với 27.270 học sinh. 51 cơ sở giáo dục nghề nghiệp có liên kết đào tạo văn hóa tuyển sinh 212 lớp 10 với 9.540 học viên.

Nhìn lại những “thông số” về tỷ lệ chọi vào lớp 10 trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua, nhìn “quy trình” học, luyện vào lớp 10 của các em học sinh, nhìn cảnh phụ huynh “chực chờ” nộp hồ sơ tuyển sinh vào các trường công lập một số chuyên gia cho rằng: Yếu tố khách quan, dân số cơ học tăng quá nhanh, áp lực lên trường công là có. Tuy nhiên, dưới góc độ chủ quan, lỗi một phần cũng bởi vấn đề tầm nhìn quy hoạch và quản lý quy hoạch.

Thứ nhất, lẽ ra trong công tác quy hoạch, các quận, huyện, thị xã và Sở Quy hoạch Kiến trúc Thành phố phải thể hiện tầm nhìn liên quan đến vấn đề quy hoạch. Cụ thể phải tính toán đến việc dân số sẽ gia tăng, phải dành quỹ đất cho việc xây trường học theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, đối với những nơi đã có quy hoạch hoặc chủ trương dành quỹ đất cho việc xây trường thì trong công tác quản lý Nhà nước phải thật nghiêm. Kiên quyết không thể chuyển đổi đất xây trường thành các dự án khác. Nếu chính quyền làm được những điều trên chắc chắn không để xảy ra việc thiếu quỹ đất xây trường công cho các cháu. Cái giá của trục đường Lê Văn Lương, xung quanh khu vực Trung Hòa - Nhân Chính là ví dụ sinh động.

Nói là thế, nhưng cũng có một số lập luận, nếu có đất rồi, lấy đâu ra tài chính và nguồn nhân lực để xây trường mới và giáo viên dạy trường mới? Một số chuyên gia xây dựng tính toán, với một thành phố có số thu ngân sách lớn lại có “trong tay” Luật Thủ đô và một số quy định đặc thù thì với đơn giá khoảng 100 tỷ đến trên 200 tỷ đồng/trường với Hà Nội là không thành vấn đề. Tương tự việc xin tăng biên chế và lo nguồn tiền chi lương cho giáo viên cũng vậy.

Để học sinh được học trường công, đặc biệt là con em công nhân, viên chức, lao động, nhiều người đề nghị đã đến lúc chính quyền các cấp và các sở liên quan phải tiến hành rà soát, tham mưu cho Thành phố kiên quyết thu hồi và không cấp mới những dự án trong nội đô để dành quỹ đất xây trường. Nếu chúng ta kiên quyết và làm tốt công tác quy hoạch, rà soát quy hoạch, thu hồi các dự án treo, chắc chắn trong thời gian ngắn sẽ có nhiều ngôi trường công được mọc lên, góp phần giải bài toán áp lực vào trường công như hiện tại./.

T. Phạm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng tiền từ thị trường.
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2): Tỷ giá USD tiếp tục duy trì đà tăng khi thị trường phản ứng trước dữ liệu lạm phát Mỹ và chính sách thuế mới từ Tổng thống Donald Trump. Chỉ số USD Index giữ vững trên ngưỡng 108, cho thấy đồng bạc xanh vẫn đang hưởng lợi từ các yếu tố vĩ mô.
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Trong tuần qua, giá dầu Brent giảm 2,1%, còn giá dầu WTI giảm 2,9%, kéo dài đà giảm từ tuần trước. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 73,81 USD/thùng, giảm 0,27%, giá dầu Brent ở mốc 76,5 USD/thùng, giảm 0,29%. Trong nước, giá xăng dầu vẫn ổn định sau kỳ điều chỉnh đầu tiên của tháng 2.
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu

Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Chelsea vs West Ham sẽ diễn ra vào lúc 03h00 ngày 4/2 ở vòng 24 Premier League 2024/25.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

(LĐTĐ) Dự báo ngày 3/2, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, đêm và sáng có mưa, mưa rào rải rác. Gió chuyển hướng Đông Bắc cấp 3.
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

(LĐTĐ) Dự báo ngày 3/2, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, đêm và sáng có mưa, mưa rào rải rác. Gió chuyển hướng Đông Bắc cấp 3.
Hà Nội không xảy ra ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ

Hà Nội không xảy ra ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Chiều 2/2, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ kéo dài 9 ngày, người dân ở các tỉnh quay trở lại Hà Nội học tập và làm việc. Tuy nhiên, tình hình giao thông trong nội đô và các cửa ngõ Thủ đô không xảy ra tắc nghẽn nghiêm trọng như các năm trước.
9 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ, toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông, 209 người tử vong

9 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ, toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông, 209 người tử vong

(LĐTĐ) Chiều 2/2, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) thông tin về tình hình, kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ 25/1 - 2/2/2025).
Đợt không khí lạnh đầu xuân sắp tràn về miền Bắc

Đợt không khí lạnh đầu xuân sắp tràn về miền Bắc

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia đã phát đi bản tin dự báo thời tiết 10 ngày tới và nhận định về đợt không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc.
Hà Nội: Tết Ất Tỵ, tai nạn giao thông giảm sâu so với cùng kỳ

Hà Nội: Tết Ất Tỵ, tai nạn giao thông giảm sâu so với cùng kỳ

(LĐTĐ) Sáng 2/2, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cho biết, từ ngày 25/1 đến ngày 1/2 (từ 26 tháng Chạp đến mùng 4 Tết Ất Tỵ), toàn Thành phố xảy ra 17 vụ tai nạn giao thông, làm 10 người tử vong, 13 người bị thương. So sánh với 9 ngày nghỉ Tết Giáp Thìn 2024, giảm 21 vụ, giảm 6 người tử vong, giảm 31 người bị thương. So sánh 9 ngày liền kề giảm 13 vụ, giảm 10 người tử vong, giảm 7 bị thương...
Tăng cường kiểm soát hoạt động vận tải hành khách ngay từ đầu năm

Tăng cường kiểm soát hoạt động vận tải hành khách ngay từ đầu năm

(LĐTĐ) Lực lượng chức năng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là tình trạng dừng, đỗ sai quy định, đón trả khách không đúng nơi quy định, tình trạng nhồi nhét khách...
Hà Nội: Năm 2025, phấn đấu vận tải công cộng đáp ứng 20% nhu cầu

Hà Nội: Năm 2025, phấn đấu vận tải công cộng đáp ứng 20% nhu cầu

(LĐTĐ) Năm 2025, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, sẽ thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được Bộ GTVT, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố giao hằng năm. Đặc biệt, vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) đáp ứng đạt tỷ lệ đảm nhiệm 20% nhu cầu đi lại của người dân.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/2: Đêm và sáng mưa phùn, trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/2: Đêm và sáng mưa phùn, trời rét

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng thuỷ văn quốc gia, dự báo khu vực Hà Nội ngày 2/2, trời nhiều mây, đêm và sáng có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác; trưa chiều giảm mây hửng nắng.
Mùng 4 Tết Ất Tỵ: Toàn quốc xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người

Mùng 4 Tết Ất Tỵ: Toàn quốc xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người

(LĐTĐ) Chiều 1/2 (mùng 4 Tết Ất Tỵ) Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an cho biết, toàn quốc xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người, bị thương 45 người. So với ngày mùng 4 Tết Giáp Thìn năm 2024, giảm 21 vụ, giảm 6 người chết, giảm 20 người bị thương.
Cách di chuyển qua nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển mới nhất

Cách di chuyển qua nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển mới nhất

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa thông tin phương án di chuyển mới nhất tại nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển. Theo đó, đây là nút giao thông nhiều tầng nhất Hà Nội hiện nay với lưu lượng phương tiện giao thông rất cao, thường xuyên xảy ra ùn tắc.
Xem thêm
Phiên bản di động