-->

Cần tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt

(LĐTĐ) Đó là ý kiến của đại biểu Nguyễn Anh Trí - Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội về dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) trong chương trình Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV diễn ra ngày 24/10/2020.
Nâng cấp đường, hệ thống chiếu sáng khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn Vẫn còn khó khăn trong thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt Hà Nội: Sửa đổi giá dịch vụ thu gom, xử lý chất thải rắn công nghiệp

Quản lý chất thải rắn cần tạo sự cạnh tranh lành mạnh

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ mười, Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, sáng ngày 24/10, Quốc hội đã thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).

Một trong những nội dung nhận được nhiều ý kiến thảo luận của đại biểu tại phiên họp là vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Nhiều đại biểu đề nghị, cần quy định chặt chẽ việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; rà soát các quy định về kinh phí chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải và quy định cụ thể lộ trình bắt buộc thực hiện tính chi phí phải trả dựa trên khối lượng, chủng loại phát sinh để bảo đảm tính khả thi...

Cần tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí - Đoàn Hà Nội

Về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho biết, tiếp thu ý kiến của các đại biểu, dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đã chỉnh lý quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt thành 3 loại cơ bản và căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương. Theo đó, tại Điều 76, chất thải rắn được phân chia thành 3 loại: Loại có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt khác. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết định việc phân loại cụ thể chất thải rắn sinh hoạt khác.

Cũng theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, dự thảo Luật đã chỉnh lý quy định về giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; mức chi trả của hộ gia đình, cá nhân cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt sẽ dựa trên lượng, loại chất thải phát sinh. Còn lộ trình thực hiện chậm nhất trước ngày 31/12/2024 như tại khoản 9 Điều 80 dự thảo Luật.

Liên quan đến vấn đề thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí - Đoàn Hà Nội cho biết, tại Điều 80 dự thảo Luật quy định, giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo nguyên tắc sau: Phù hợp với nguyên tắc định giá của Nhà nước theo quy định của pháp luật về giá; dựa trên lượng chất thải đã được phân loại; chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại theo quy định không phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý.

“Tôi nghĩ giá này cần dựa vào công nghệ thu gom, cách tổ chức dịch vụ thu gom phương tiện, thời gian thu gom và nên là sự thỏa thuận giữa người cung cấp và người sử dụng dịch vụ, để cho thị trường và cho người sử dụng dịch vụ quyết định giá. Vì thế, nên sửa lại Điều 80 sao cho đúng, hợp lý và tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh và thật hiệu quả trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt”, đại biểu Nguyễn Anh Trí nêu ý kiến.

Cần thiết quy định kiểm toán môi trường

Tán thành nội dung bổ sung trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước trong thực hiện kiểm toán môi trường theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và các pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, đại biểu Quốc hội Đặng Thế Vinh - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang đề nghị, cần cân nhắc nội dung tại khoản 3, Điều 52 quy định việc hướng dẫn kiểm toán môi trường đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. Vì trong Luật Kiểm toán nhà nước (sửa đổi) thì các vấn đề liên quan đến chuẩn mực kiểm toán, tiêu chuẩn kiểm toán viên hay là quy trình tiến hành cuộc kiểm toán… đã được Luật quy định. Vì vậy, để tránh chồng chéo, đại biểu Đặng Thế Vinh cho rằng Bộ tài nguyên và Môi trường cần tập trung những việc hợp lý hơn như: ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình hoặc là đơn giá, định mức thiết kế kỹ thuật để bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó để việc kiểm toán được phù hợp hơn.…

Trước đó, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) với nhiều nội dung đáng chú ý. Chẳng hạn như để chủ động kiểm soát và giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ các dự án đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững, dự thảo Luật đã bổ sung 2 nội dung chính sách về sàng lọc dự án đầu tư dựa trên các tiêu chí về môi trường; lồng ghép và thúc đẩy các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế các-bon thấp trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án như tại khoản 10 và khoản 11 Điều 5.

Để thực hiện các biện pháp ứng phó với tình trạng ô nhiễm tại các đô thị lớn, dự thảo Luật đã có quy định để bảo đảm tính đồng bộ, liên kết giữa kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt, chất lượng môi trường không khí với quy hoạch bảo vệ môi trường. Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của UBND cấp tỉnh xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí; đánh giá, theo dõi chất lượng môi trường không khí và công khai thông tin; cảnh báo cho cộng đồng và triển khai các biện pháp xử lý trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm; tổ chức thực hiện biện pháp khi chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng như tại Điều 9, Điều 13 và Điều 14.

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, phiên thảo luận diễn ra sôi nổi, thẳng thắn, tâm huyết, trách nhiệm với 20 ý kiến phát biểu, 4 ý kiến tranh luận. Nhìn chung, các đại biểu Quốc hội nhất trí với nhiều nội dung, đồng thời đề xuất một số vấn đề để hoàn thiện dự thảo Luật. Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan soạn thảo, thẩm tra tiếp tục nghiên cứu hoàn chỉnh dự thảo Luật trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/1, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/1: Trời nhiều mây, không mưa, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/1: Trời nhiều mây, không mưa, đêm và sáng trời rét

(LĐTĐ) Dự báo ngày 22/1, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/1: Sáng và đêm trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/1: Sáng và đêm trời rét

(LĐTĐ) Dự báo ngày 21/1, khu vực Hà Nội có mây, không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ.
Diễn biến thời tiết 10 ngày cuối tháng 1/2025

Diễn biến thời tiết 10 ngày cuối tháng 1/2025

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin dự báo thời tiết Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước từ 21/1 đến 29/1/2025.
Thời tiết Hà Nội ngày 20/1/2025: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng

Thời tiết Hà Nội ngày 20/1/2025: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 20/1/2025, khu vực Hà Nội trời có mây, không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ. Trời rét. Nhiệt độ từ 13 - 22 độ C.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/1: Gió nhẹ, trưa giảm mây, trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/1: Gió nhẹ, trưa giảm mây, trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 19/1, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Quyết liệt, kiên trì giữ gìn vệ sinh môi trường chung

Quyết liệt, kiên trì giữ gìn vệ sinh môi trường chung

(LĐTĐ) Là địa bàn có mật độ dân cư đông đúc với nhiều ngõ nhỏ, phố nhỏ đan xen, phường Đội Cấn cũng như nhiều phường khác trên địa bàn Hà Nội gặp áp lực rất lớn khi triển khai Luật Bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, bằng cách huy động sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, sự linh hoạt trong các phương án nâng cao chất lượng công tác vệ sinh môi trường, đến nay hoạt động thu gom, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn bước đầu đã có nhiều kết quả tích cực.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/1: Sáng sớm có sương mù, trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/1: Sáng sớm có sương mù, trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 18/1, khu vực Hà Nội trời có mây, không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý phương pháp làm "sống" lại sông Tô Lịch

Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý phương pháp làm "sống" lại sông Tô Lịch

(LĐTĐ) Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản tham gia ý kiến về chủ trương đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch, theo kiến nghị của UBND thành phố Hà Nội.
Tết Nguyên đán Ất Tỵ, miền Bắc có rét không?

Tết Nguyên đán Ất Tỵ, miền Bắc có rét không?

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán 2025 dự báo thời tiết lạnh với khả năng xảy ra các đợt rét đậm, rét hại ngắn ngày ở miền Bắc, đặc biệt tại vùng núi. Trời tạnh ráo, ít mưa phùn, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động lễ hội và du Xuân.
Xem thêm
Phiên bản di động