Cần sự vào cuộc của các “nhạc công”
Học sinh lớp 8 chế tạo thiết bị chống gian lận trong thi cử | |
Khi giáo viên nơm nớp lo thanh tra đến |
Cần sự sẻ chia
"Giải mã" vấn đề hiệu trưởng cần làm gì để thành công trong lãnh đạo giáo viên dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong giai đoạn hiện nay, một số chuyên gia giáo dục cho rằng, ngoài việc là thủ lĩnh dẫn dắt hội đồng sư phạm mỗi nhà trường, hiệu trưởng cũng phải biết truyền lửa, cùng lăn lộn và động viên, khích lệ đội ngũ nhà giáo tự giác làm việc. Hiệu trưởng cũng phải hiểu được học trò, có sáng kiến tác động học sinh thay đổi nhân cách, nhận thức, hành động.
Xây dựng tốt văn hóa học đường là con đường làm thương hiệu hiệu quả cho các cơ sở giáo dục. Ảnh minh họa. |
Bà Phan Hà Thủy – Hiệu trưởng hệ thống trường liên cấp Vinschool - kể về một câu chuyện mình đã từng trải qua, trước đây, bà đã từng làm hiệu trưởng của một trường quốc tế Mỹ, giáo viên người Mỹ. Những ngày đầu thành lập trường, cơ sở vật chất thiếu, chưa ổn định...khiến nhiều phụ huynh bức xúc và cho rằng đã gửi gắm con mình vào một môi trường học tập không an toàn. Đỉnh điểm của phản ứng đó, phụ huynh kéo lên phòng và yêu cầu bà Thủy từ chức. Sau khi nghe giải thích nguyên nhân về việc chưa ổn định cơ sở vật chất là do xây dựng bị chậm tiến độ, do thiếu kinh phí... các phụ huynh đều thông cảm và cho rằng, một mình hiệu trưởng không thể làm được nếu không có sự chia sẻ với giáo viên, học sinh, phụ huynh. Từ đó, bà rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân trong công tác quản lý, chia sẻ là việc vô cùng quan trọng đối với một lãnh đạo nhà trường. “Một người lãnh đạo thành công là người quan tâm đến đời sống của giáo viên, hiểu được tâm tư nguyện vọng của giáo viên, học sinh và phụ huynh. Kế hoạch, định hướng công việc được xây dựng trên nền tảng chia sẻ cảm thông lẫn nhau bao giờ cũng mang lại hiệu quả cao...” – bà Phan Hà Thủy nói.
Cùng chung quan điểm nói trên, bà Nguyễn Thị Phương Lan – hiệu trưởng Trường Tiểu học Dịch Vọng A (quận Cầu Giấy – Hà Nội) cho biết, năm học này, mỗi khối có trung bình từ 10 – 13 giáo viên ở nhiều độ tuổi, nên khó tránh những bất đồng trong quan điểm nên bà luôn cố gắng dung hòa để mọi người thông cảm và tìm được tiếng nói chung. “Sau buổi họp triển khai chuyên môn và các công tác quản lý, tôi luôn chủ động, tâm sự hỏi han về gia đình, chồng con. Vừa rồi, chúng tôi có đám hiếu của một giáo viên trong trường. Nhà khá neo người, anh chị em ở xa, mọi công việc hầu như chỉ một mình cô ấy lo toan, nên mọi người trong trường ai cũng cảm thông và tận tâm giúp đỡ. Chúng tôi phân công nhau đến giúp gia đình tiếp nước, tiếp khách, mua sắm lễ… Dành cho nhau những tình cảm chân thành như người thân trong gia đình khiến mọi người cảm thấy ấm áp và có động lực khi làm việc hơn” – Hiệu trưởng Phương Lan chia sẻ.
Xây dựng văn hóa học đường
Vừa qua, TS Nguyễn Tùng Lâm đã có những đề xuất Bộ GDĐT làm rõ vai trò, điều kiện để thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể đã nhận được sự đồng tình của dư luận, khi cho rằng, hiệu trưởng phải được tự chủ và được trả lương cao như giám đốc. “Hiệu trưởng phải được tự chủ về nhân sự, tài chính và xây dựng các chương trình phù hợp với học trò của mình. Nếu muốn Chương trình GDPT tổng thể thành công, trước tiên có vai trò của hiệu trưởng rồi mới đến giáo viên, bởi hiệu trưởng tạo ra sự thay đổi và cũng là người hỗ trợ giáo viên thực hiện” - ông Lâm phân tích. |
Bên cạnh việc sẻ chia giữa lãnh đạo, giáo viên và học trò, việc xây dựng văn hóa học đường cũng là nội dung quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tạo thương hiệu của nhà trường.
Bà Phạm Lan Hương – Hiệu trưởng Trường THCS Thành Công (quận Ba Đình - Hà Nội) cho biết, hiện nay, nhà trường đang tập trung vào thiết kế một giáo án đặc biệt mang tên “Bài học về lối sống”. Bà cho rằng, hằng ngày đến trường, thấy đồng nghiệp của mình trong những bộ trang phục công sở thanh lịch, bước chân đầy tự tin, thấy rất hãnh diện. “Không những thế, giáo viên cũng cần chú ý giáo dục học sinh qua những hành vi hằng ngày của mình: Một bước dừng chân khi nghe thấy Quốc ca đột ngột vang lên; một lời xin lỗi khi điện thoại của cô đổ chuông trong giờ học; cử chỉ tắt hết cầu dao điện khi cô và trò rời lớp; hành động cúi xuống nhặt một tờ giấy vụn rơi trên lối đi... Tất cả những bài học về ý thức tôn trọng kỷ luật, tinh thần tiết kiệm điện, ý thức bảo vệ môi trường hay thái độ lịch sự... đều thấm vào từng học sinh một cách giản dị như thế... Khi hiệu trưởng là “nhạc trưởng” thì tất nhiên cần sự vào cuộc của các “nhạc công” của dàn nhạc. Nếu không nhạc trưởng sẽ vô hiệu” – bà Hương khẳng định.
Từ kinh nghiệm 26 năm làm Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội - cũng đề cao giáo dục học đường bằng việc lựa chọn những hình thức và phương pháp thực hiện sinh động để bài học đi vào nhận thức, tình cảm của học sinh một cách thuyết phục nhất. “Chẳng hạn, trong tiết học, chúng tôi chọn hình thức nêu vấn đề để học sinh cùng phát biểu, thảo luận. Như khi tìm hiểu về văn hóa ứng xử trong tiết học về Luật An toàn giao thông, chúng tôi đã cho học sinh xây dựng tiểu phẩm từ những tình huống thực tế mà học sinh dễ bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày. Trong giờ học khác, chúng tôi lại tổ chức một cuộc thi trả lời câu hỏi ứng xử về những tình huống mà các em có thể gặp trong cuộc sống: về cách xử lý trong các mối quan hệ với bạn bè, cha mẹ, thầy, cô giáo...” – ông Lâm cho biết thêm.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Tin khác
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54
Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh
Giáo dục 21/01/2025 06:05
Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/01/2025 22:05
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025
Giáo dục 20/01/2025 17:29
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Giáo dục 18/01/2025 16:56
Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 18/01/2025 15:54
Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
Giáo dục 17/01/2025 13:32
Gặp mặt, tặng quà vợ, con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Giáo dục 16/01/2025 16:08
Sân chơi lành mạnh cho học sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc
Giáo dục 16/01/2025 06:08