--> -->

Cần phân định rõ hành vi chậm, trốn đóng BHXH

Thảo luận về các nội dung trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), nhiều cán bộ Công đoàn cho rằng luật chưa quy định tách biệt định nghĩa rõ ràng về hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng biện pháp xử lý đối với từng mức độ của mỗi hành vi theo chế tài hành chính hay hình phạt hình sự, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người lao động.
Xử lý nghiêm doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng BHXH Chặn trốn đóng BHXH bằng cách nào? Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Cần quy định các mức xử phạt

Bàn về nội dung trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và biện pháp xử lý, ông Võ Mạnh Sơn - Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa đề nghị: Cần có các mức nộp số tiền khác nhau về hành vi chậm đóng bảo hiểm, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà không thể giống nhau như dự thảo đang quy định đều là 0,03%/ngày. Đồng thời, cần xác định và làm rõ việc nộp số tiền này có đồng nghĩa với việc nộp phạt hành vi vi phạm hay không? Nếu vi phạm thì có đồng nghĩa với việc đây là một biện pháp xử lý vi phạm hành chính hay không để tránh trùng lặp với các biện pháp xử lý hành chính theo quy định tại Khoản 2 trong cùng điều luật.

Cần phân định rõ hành vi chậm, trốn đóng BHXH
Việc phân định rõ hành vi chậm đóng và trốn đóng BHXH là cơ sở pháp lý để kịp thời xử lý các hành vi vi phạm. Ảnh minh họa.

“Chúng ta cần phân hóa các mức xử lý vi phạm hành chính khác nhau giữa chậm đóng, trốn đóng, do tính chất, mức độ vi phạm giữa chậm và trốn đóng là khác nhau. Nếu cần phải quy định cụ thể, để đảm bảo tính khả thi thì vấn đề này nên quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội hay quy định trong pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với việc áp dụng các biện pháp tạm hoãn xuất cảnh theo pháp luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam”, ông Võ Mạnh Sơn đề nghị.

Tuy nhiên, theo ông Sơn, tại Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam không quy định việc tạm hoãn xuất cảnh đối với các trường hợp nêu trên. Vì vậy, đề nghị xem xét vấn đề này để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, tính hiệu lực của các biện pháp, chế tài đã quy định. Đối với các biện pháp không xem xét, trao tặng các danh hiệu thi đua, khen thưởng cũng cần xem xét và có đánh giá cụ thể.

Cùng bàn về nội dung này, bà Nguyễn Thị Như Ý - Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Nai cho rằng: Vấn đề chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc và biện pháp xử lý được quy định tại Điều 37, 38, 39 và 40. Việc luật hiện hành chưa quy định tách biệt định nghĩa rõ ràng về hành vi chậm đóng, trốn đóng dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng biện pháp xử lý đối với từng mức độ của mỗi hành vi theo chế tài hành chính, hình phạt hình sự mặc dù Bộ luật Hình sự đã quy định về tội gian lận, tội trốn đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động quy định tại Điều 214, 215 và 216, Hội đồng Thẩm phán cũng đã có Nghị quyết số 05 hướng dẫn áp dụng 3 điều luật này.

Tuy nhiên, trên thực tế, do còn nhiều cách hiểu khác nhau, khó khăn trong việc xác định hành vi, xác định yếu tố lỗi và các yếu tố khác cấu thành tội phạm giữa các văn bản nên mặc dù tình hình chậm đóng, trốn đóng BHXH vẫn diễn ra phức tạp nhưng số vụ được khởi tố còn ít, hầu như chưa có vụ việc nào được đưa ra xét xử.

Bà Như Ý cho biết: Theo thống kê của tỉnh Đồng Nai cho thấy, cơ quan BHXH tỉnh gửi đến cơ quan điều tra 39 hồ sơ nhưng chỉ có 3 hồ sơ được khởi tố theo Điều 214 Bộ luật Hình sự, đó là tội gian lận BHXH, bảo hiểm thất nghiệp. Để khắc phục tình trạng này, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Nai cho rằng, dự thảo luật cần chỉnh lý theo hướng làm rõ và tách biệt các quy định về chậm đóng, trốn đóng và xử lý chậm đóng, trốn đóng là phù hợp và cần thiết. Nếu dự thảo luật thông qua thì các điều kiện để đảm bảo thực hiện trong thực tiễn sẽ được thực hiện.

Đến làm rõ các hành vi

Thảo luận tại Quốc hội về dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), nhấn mạnh việc phân định rõ hành vi chậm đóng và trốn đóng là cơ sở pháp lý rất quan trọng, giúp khắc phục các vướng mắc trước đây và bảo đảm cho việc xử lý các hành vi vi phạm, ông Nguyễn Thành Nam (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ) cho rằng: Biện pháp xử lý vi phạm về chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 39, Điều 40. Dự thảo luật thiết kế 2 điều quy định về biện pháp xử lý vi phạm về chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc, cụ thể Điều 39 quy định xử lý vi phạm về chậm đóng, Điều 40 xử lý vi phạm về trốn đóng. Tuy nhiên, nội dung, biện pháp xử lý của 2 điều này cơ bản giống nhau, riêng trốn đóng BHXH có thể bị áp dụng thêm biện pháp hình sự.

Vì vậy, ông Nam đề nghị chỉnh lý Điều 40 theo hướng rút gọn thành 2 khoản, khoản 1 là các biện pháp xử lý quy định tại Điều 39 của luật này, khoản 2 quy định truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH đã được giải thích, phân định rõ ràng tại Điều 37 và Điều 38 của dự thảo luật, trong đó có sự phân định theo thời gian, trong khoảng thời gian sau thời hạn phải đóng được quy định tại Khoản 6 Điều 33 đến hết 60 ngày chưa đóng thì được xác định là chậm đóng, sau 60 ngày tiếp theo vẫn tiếp tục chưa đóng thì xác định là trốn đóng.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Thành Nam nhấn mạnh thêm, hành vi trốn đóng cần phải được đồng bộ hóa với pháp luật hình sự, đảm bảo sự nhất quán, khớp nối giữa 2 hệ thống pháp luật, đặc biệt là với Điều 216 Bộ luật Hình sự quy định về tội trốn đóng BHXH để đảm bảo việc xử lý đối với những người không cần gian dối hoặc không cần sử dụng thủ đoạn khác mà công nhiên không đóng, không đóng đầy đủ BHXH bắt buộc cho nhiều người lao động trong thời gian dài, giá trị trốn đóng lớn.

Hiện nay, theo Điều 216 Bộ luật Hình sự, một trong những dấu hiệu, hành vi khách quan cấu thành tội phạm này là gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc trốn đóng đầy đủ BHXH, như vậy sẽ rất khó khăn trong việc xử lý và xác định, xử lý những người không cần gian dối, không cần sử dụng thủ đoạn mà công khai, công nhiên không đóng BHXH bắt buộc.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thúc đẩy các giải pháp thiết thực, khả thi để phát triển giáo dục toàn diện

Thúc đẩy các giải pháp thiết thực, khả thi để phát triển giáo dục toàn diện

Trong khuôn khổ Hội nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) năm 2025, diễn ra trong hai ngày 28 và 29/7 tại Quảng Ninh, Bộ GD&ĐT đã tổ chức phiên làm việc đầu tiên với sự tham dự của Thứ trưởng Thường trực Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ, lãnh đạo 34 Sở GD&ĐT cùng các cơ sở đào tạo ngành sư phạm và các đơn vị liên quan.
Cán bộ Mặt trận tích cực góp ý Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng các cấp

Cán bộ Mặt trận tích cực góp ý Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng các cấp

Nội dung góp ý tập trung vào các vấn đề trọng tâm như: nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong bối cảnh mới; đẩy mạnh chuyển đổi số trong hệ thống chính trị; xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận “gần dân, sát dân, vì dân”.
Cả nước có trên 7,6 triệu nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2025

Cả nước có trên 7,6 triệu nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2025

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), tính đến 17h ngày 28/7, hệ thống hỗ trợ tuyển sinh của Bộ GD&ĐT ghi nhận 849.544 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học và cao đẳng, với hơn 7,6 triệu nguyện vọng.
Aeneas: Trí tuệ nhân tạo tái sinh ký ức La Mã cổ đại

Aeneas: Trí tuệ nhân tạo tái sinh ký ức La Mã cổ đại

Đối với các nhà sử học và khảo cổ học, mỗi dòng chữ tưởng chừng đơn giản lại là một mảnh ghép vô cùng quý giá trong bức tranh lịch sử La Mã rộng lớn, nhưng đồng thời cũng là một câu đố cực kỳ hóc búa, đòi hỏi sự kiên nhẫn và chuyên môn sâu sắc. Giờ đây, một công cụ trí tuệ nhân tạo mang tên Aeneas, do Google DeepMind phát triển, đang mở ra một hướng tiếp cận hoàn toàn mới để giải mã những thông điệp cổ đại bị thất lạc, hứa hẹn tái kết nối những mảnh rời rạc của lịch sử văn minh La Mã từng tưởng đã đứt đoạn.
Phường Khương Đình: Tiếp tục phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân

Phường Khương Đình: Tiếp tục phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân

Ngày 28/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) phường Khương Đình khoá I (nhiệm kỳ 2021 - 2026) đã tổ chức Kỳ họp thứ 3 (kỳ họp chuyên đề) nhằm kịp thời xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Khai mạc giải thể thao Khu kinh tế Đông Nam và các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An

Khai mạc giải thể thao Khu kinh tế Đông Nam và các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An

Chiều 28/7, Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Giải thể thao Khu kinh tế Đông Nam và các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An năm 2025
Phim mới “Có anh, nơi ấy bình yên” nối sóng “Dịu dàng màu nắng”: Chính luận đậm chất đời thường, kịch tính nhưng xúc động

Phim mới “Có anh, nơi ấy bình yên” nối sóng “Dịu dàng màu nắng”: Chính luận đậm chất đời thường, kịch tính nhưng xúc động

Sau khi “Dịu dàng màu nắng” khép lại hành trình 40 tập đầy cảm xúc, khung giờ vàng 21h trên kênh VTV1 sẽ chính thức được tiếp nối bởi bộ phim mới “Có anh, nơi ấy bình yên” tác phẩm chính luận, tâm lý xã hội mang hơi thở thời sự, được kỳ vọng sẽ chạm tới trái tim người xem bằng sự gai góc, chân thực nhưng cũng đầy nhân văn.

Tin khác

Lưu ý về ủy quyền nhận lương hưu từ tháng 7/2025

Lưu ý về ủy quyền nhận lương hưu từ tháng 7/2025

Sau ngày 1/7/2025, người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) phải xác lập lại việc ủy quyền hoặc làm thủ tục chứng thực theo quy định kịp thời để không bị gián đoạn trong việc nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng.
Đề xuất chế độ đặc biệt cho tổng công trình sư và kiến trúc sư trưởng quốc gia

Đề xuất chế độ đặc biệt cho tổng công trình sư và kiến trúc sư trưởng quốc gia

Bộ Nội vụ đang xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về tuyển chọn, sử dụng tổng công trình sư và kiến trúc sư trưởng trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước cụ thể hóa yêu cầu của Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị và các kế hoạch hành động chiến lược của Ban Chỉ đạo Trung ương, nhằm thu hút, sử dụng hiệu quả nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Tăng lương tối thiểu nhưng không cắt giảm các chế độ hiện hành của người lao động

Tăng lương tối thiểu nhưng không cắt giảm các chế độ hiện hành của người lao động

Bộ Nội vụ yêu cầu không xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác khi tăng lương tối thiểu vùng.
Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Ngày 21/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã chỉ đạo toàn hệ thống khẩn trương triển khai ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha), trên tinh thần sẵn sàng hỗ trợ người dân, tổ chức, giao dịch, làm việc với cơ quan BHXH, không để gián đoạn trong việc chi trả quyền lợi của người tham gia.
Từ 1/1/2026: Thay đổi điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Từ 1/1/2026: Thay đổi điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Luật Việc làm 2025 có hiệu lực từ ngày 1/1/2026 đã có những thay đổi về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động. Cụ thể, Luật Việc làm 2025 đã quy định 4 điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Hà Nội: Tạm thời kéo dài việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách cấp xã

Hà Nội: Tạm thời kéo dài việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách cấp xã

Nếu Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã, phường có nhu cầu sử dụng và người hoạt động không chuyên trách có nguyện vọng, thì sắp xếp tạm thời kéo dài việc sử dụng đến trước ngày 31/5/2026…
Trường hợp được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế?

Trường hợp được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế?

Từ 1/7/2025, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ từ 30%-100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với một số đối tượng.
Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/1/2026: Tăng bình quân 7,2%

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/1/2026: Tăng bình quân 7,2%

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, dự kiến sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2026. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng tháng và theo giờ sẽ được điều chỉnh tăng trung bình 7,2%, tương đương khoảng 300.000 đồng/tháng so với năm 2025.
Hơn 400 người cao tuổi xã Thượng Phúc làm hồ sơ hưởng trợ cấp hưu trí xã hội theo chính sách mới

Hơn 400 người cao tuổi xã Thượng Phúc làm hồ sơ hưởng trợ cấp hưu trí xã hội theo chính sách mới

Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) xã Thượng Phúc đã tổ chức triển khai tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội cho người cao tuổi chưa có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng theo Luật Bảo hiểm xã 2024 mới trên địa bàn xã.
Đã giải quyết cho gần 586 nghìn người hưởng trợ cấp BHXH một lần

Đã giải quyết cho gần 586 nghìn người hưởng trợ cấp BHXH một lần

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, 6 tháng đầu năm, toàn hệ thống đã đã giải quyết cho 61.673 người hưởng các chế độ BHXH hằng tháng (tăng 58,21% so với cùng kỳ); 585.504 người hưởng chế độ trợ cấp BHXH một lần.
Xem thêm
Phiên bản di động